Nhã Duy
11-9-2021
Những người từng ghé thăm cụm bảo tàng tưởng niệm nạn nhân 9/11 tại New York chắc thế nào cũng thấy hay từng chụp dăm tấm ảnh những phiến đá đen khắc tên các nạn nhân, mà lác đác đó đây cắm những đóa hồng trắng.
Người ta gọi đó là những “nụ hồng ngày sinh”, Birthday Rose.
Mỗi ngày các nhân viên hay thiện nguyện viên của bảo tàng sẽ xem danh sách nạn nhân và cắm một nụ hồng trắng ngay tên người có sinh nhật trong ngày. Có khi là vài nụ hồng đỏ từ du khách hay thân nhân, bất kể ngày nào. Hầu như ngày nào cũng có nhiều hơn một đóa hồng tươi bởi tổng cộng đến gần ba ngàn nạn nhân đã tử nạn trong vụ khủng bố. Có lẽ hôm nay cũng vậy, một ai đó đã bất ngờ trở về với cát bụi trùng với ngày mình chào đời.
20 năm trôi qua, chẳng ai nghĩ thời gian có thể trôi nhanh như vậy. Nước Mỹ đã thay đổi hoàn toàn sau vụ khủng bố 9/11 năm 2001. Nó lại thay đổi một lần nữa từ vài năm qua, khi người dân Mỹ nhận ra rằng, khủng bố và lòng thù hận không chỉ đến từ ngoại bang. Nó ở ngay trong lòng nước Mỹ, trong lòng của những người ngỡ là anh em, là đồng bào của mình. Đại dịch Covid là cú cảnh tỉnh nhưng dường như lắm người đã đắm vào cơn mộng du, không tỉnh lại được.
Rồi đây nước Mỹ cũng có thể sẽ xây một đài tưởng niệm nạn nhân Covid, những người mà cái chết lẽ ra đã được ngăn ngừa. Để những thế hệ sau còn nhớ hay biết đến một thời khổ nạn của thế hệ trước. Để học được rằng, muốn chống lại kẻ thù thật sự, họ không thể là kẻ thù của nhau.
Mỗi ngày, vẫn có những gia đình, du khách, cô giáo đưa con cái, học trò đến viếng đài tưởng niệm những nạn nhân vụ khủng bố. Những nụ hồng cắm quanh năm ngay đài tưởng niệm là điều đơn giản nhưng mang một ý nghĩa lớn lao, thâm trầm. Chúng là sự hiện diện cảm động và tiếp diễn để nhắc nhở họ rằng, những mất mát riêng tư của mỗi cá nhân, mỗi gia đình là mất mát của cộng đồng, của cả nước Mỹ. Nước Mỹ không quên những nạn nhân của chiến tranh, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh…
Ngày hôm nay rực một màu cờ trên những phiến đá đen tại đài tưởng niệm. Và chen lẫn là dăm nụ hồng trắng. Để nhớ về, để tưởng niệm và để bày tỏ lòng yêu thương. Bởi như nhà thơ Pablo Neruda đã từng viết, “Nếu chẳng có gì cứu chúng ta khỏi sự chết, thì chí ít tình yêu cũng cứu chuộc chúng ta khỏi cuộc đời này”.
Tôi gọi những nụ hồng ngày sinh này là những nụ hồng yêu thương. Cho dù lòng thù hận có trỗi dậy như thế nào, chúng ta cũng tin rằng lòng bác ái và hy vọng vẫn luôn là một điều bất biến trong xã hội này.
Chàng trai gốc Việt mất cha trong vụ khủng bố 11/9:
Khi những đứa trẻ khác có cha ở bên giải đáp thắc mắc, tôi phải tự mình hiểu cách thế giới này vận hành
Linh Chi | 13/09/2021
https://www.witf.org/2021/09/05/they-dont-remember-their-parents-dying-on-9-11-but-theyll-never-forget/
BẤM VÀO TRÊN XEM bài báo chính TIẾNG MỸ
Chàng trai gốc Việt mất cha trong vụ khủng bố 11/9: Khi những đứa trẻ khác có cha ở bên giải đáp thắc mắc, tôi phải tự mình hiểu cách thế giới này vận hành
https://media.npr.org/assets/img/2021/09/03/andiptych_custom-dbac648994cf5085b4cd4e66194924f37bee757d-s1100-c50.jpg
BẤM VÀO TRÊN XEM HÌNH Anh năm 4 tuổi đứng trước khu tưởng niệm Cha mình tại NGŨ GIÁC ĐÀI Bộ Quốc phòng HOA KỲ
Chỉ 2 ngày sau sinh nhật 4 tuổi, An gánh chịu nỗi đau mất cha khi những kẻ khủng bố lao một trong 4 chiếc máy bay bị không tặc vào Lầu Năm Góc, đánh sập một phần tòa nhà.
Lật xem lại album ảnh cũ của gia đình, Nguyen Ho Ngoc An mỉm cười. Trong một bức ảnh, cậu bé An 1 tuổi đang được bố ôm vào lòng. Sang một tấm khác, một đứa trẻ 3 tuổi được bố cho ngồi trên vai tại căn nhà của họ ở thành phố Fairfax, bang Virginia, Mỹ. Nhưng tại bức ảnh tiếp theo, khi An vừa tròn 4 tuổi, cậu đeo chiếc băng tang trắng truyền thống của Việt Nam đang khóc bên quan tài của cha mình.
Bố của An, ông Nguyen Ngoc Khang là một kĩ sư điện tử. Ông đảm trách vai trò quản trị hệ thống của Trung tâm Chỉ huy Hải quân. Ông Khang sinh ra tại Việt Nam và di cư sang Mỹ vào năm 1981. Tại đây, ông gặp gỡ và kết hôn với mẹ của An, bà Ho Nguyen Anh Tu.
Có “thế lực vô hình” giúp hàng trăm người thoát chết kì diệu trong ngày kinh hoàng 11/9?
Sau đó không lâu, cuộc hôn nhân của họ đã đơm hoa kết trái với đứa con đầu lòng là An, cũng là đứa con duy nhất của họ. Bố cậu bé thiệt mạng khi Chuyến bay 77 của American Airlines đâm vào Lầu Năm Góc, nơi ông đang làm việc. Lúc đó, ông 41 tuổi và cậu bé An mới qua sinh nhật 4 tuổi được 2 ngày.
Kỷ niệm của An về cha rất ít: “Ông ấy thích hát, đôi khi hát rất lớn tiếng. Ông hay hát các bài cổ truyền bằng tiếng Việt”.
Trong một cuốn sách ảnh mà An tự tay làm ở trường tiểu học mang tựa đề “Cha tôi quan trọng đến nhường nào”, An đã viết: “Cha mất, tôi dường như đã quên tất cả mọi thứ về ông. Tôi rất buồn khi ông qua đời, nhưng tôi vẫn yêu ông ấy rất nhiều”. Để minh họa, An đã phác thảo một chiếc máy bay phản lực sắp lao vào Lầu Năm Góc, còn anh co người núp ở một bên, nước mắt rơi lã chã trên khuôn mặt.
Lớn lên với ký ức ít ỏi về người cha đã mất, An đã phải tự mình suy nghĩ về những thắc mắc mà các chàng trai khác thường xin lời khuyên từ cha mình. “Về khía cạnh nào đó, tôi chỉ có một mình. Tôi đang cố gắng hiểu cách thế giới này vận hành và quan trọng hơn là tìm cách để hiểu chính bản thân mình”.
Chàng trai gốc Việt mất cha trong vụ khủng bố 11/9: Khi những đứa trẻ khác có cha ở bên giải đáp thắc mắc, tôi phải tự mình hiểu cách thế giới này vận hành
https://media.npr.org/assets/img/2021/09/03/morton_nguyen_210815_13_custom-ae3844fb715a121473e7e0df45b069d0204220b0-s1100-c50.jpg
BẤM VÀO TRÊN XEM HÌNH An chụp hình cùng mẹ tại Đại học George Mason.
An đã bước sang tuổi 24 vào ngày 9/9. Anh là một kỹ sư phần mềm và sắp lấy bằng thạc sĩ tại Đại học George Mason. Đây có thể coi như con đường mà cha đã định hướng cho An trong cuộc sống ngắn ngủi của ông.
Trong suốt 20 năm qua, An coi thành tích học tập của mình như một món quà dành cho cha. “Thành tựu của tôi là hiện thân của di sản mà cha để lại. Tôi biết ông sẽ rất tự hào về con đường tôi chọn và sự kiên trì của tôi theo bước chân ông”.
Mỗi năm, cứ tới ngày 11/9 và sinh nhật ông Khang ngày 19/12, bà Tú và An đều đến nghĩa trang Arlington, nơi chôn cất ông và đài tưởng niệm bên Lầu Năm Góc. Ở nhà, trên bàn thờ gia tiên, họ bày ra những món ăn yêu thích của ông như phở cuốn Việt Nam, một số loại trái cây nhiệt đới và chè, bánh pía. Hai mẹ con sẽ thắp hương và cầu nguyện cho ông, cũng đồng thời để vơi bớt nỗi nhớ trong lòng.
Hy vọng Thế giới Mới khai nhụy từ Dâu bể thương tang – Siêu đô thị New York vẫn vươn trên Cát bụi Tro tàn
***********************
Kỷ niệm 20 Năm ngày 11 tháng 9 năm 2001
https://www.youtube.com/watch?v=3IuOMOP5x6s
9/11: Coming Together, 20th Anniversary | The Tabernacle Choir
Siêu đô thị New York vẫn vươn trên Tro tàn
Hy vọng Thế giới Mới khai nhụy từ Thương tang
Vừa hình thành Thập kỷ sau chợt tắt
Nhân loại giữa Bể dâu cuồng nộ ầm vang
Nữ thần Tự do giương Đuốc Lửa thiêng đứng tấn
Âm thầm cháy ngầm vào Bình minh Manhattan
Siêu đô thị Nữu Uớc vẫn vươn trên Tro bụi khói lửa
Thế giới Mới khai nở từ Dâu bể thương tang
Trên đống đổ nát khủng khiếp Nhà chọc trời Tháp Đôi đổ
Giờ số 0 vừa điểm Vận hội bắt đầu sang trang
Bao vấn nạn Thế giới Hiện đại cố sắp xếp lại
Đột ngột Rạng đông trời xanh lửa chết tro tàn
Ba Tư từng hô hào bạo động “Chết đi nước Mỹ !”
Đang nhường cho Buổi Nguyện cầu dưới ánh nến vàng
Ngay cả tên độc tài cuồng điên Gadhafi khét tiếng
Cũng bàn về ‘nghĩa vụ con Người trước tóc tang !’
https://www.youtube.com/watch?v=3j7S2zlN1DI
9/11: Coming Together, 20th Anniversary | Music & the Spoken Word
Lương tâm Nhân loại Loài người nhất định thức tỉnh
Trước thảm kịch khủng bố khủng khiếp kinh hoàng
Thế sử quá hiếm Thời khắc chia sẻ chung cùng hiện hữu
Phượng hoàng huyền diệu lộng lẫy bay lên từ đống tro tàn
Giờ 0 từng điểm trên địa ngục Trần gian dìm nước Đức
Thế chiến thứ Hai cơ hội Tây Đức – Đông Đức bắt đầu bước sang
Như Mỹ vào Giờ 0 ngày 11 tháng 9 năm 2001 định hình lại
Vị trí Hoa Kỳ trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh âm vang
Nước Mỹ đầy thiện chí vinh quang bước vào Thiên kỷ Mới
Tròn Thập kỷ sau Liên Xô sụp đổ Xã nghĩa thất vọng bẽ bàng
Mỹ có Tất cả Quyền lực Đạo đức cùng Sức mạnh tài chính quân sự
Chắc chắn là siêu cường duy nhất trên Trái đất Địa đàng
Tiếc thay lao vào bao chiến dịch bão táp sa mạc xa xăm hoang mạc
Trung C..uốc lợi dụng Mỹ sa lầy trỗi dậy múa gậy vườn hoang
Hai mươi năm mất Người tốn của vào hai viễn chinh vô tận
Hai mươi năm sau Nhân loại Tiến bộ bao Vận hội dở dang lỡ làng !
Vừa thoát khỏi Đại dịch siêu vi Vũ Hán tàn phá khủng khiếp
Siêu đô thị New York vẫn vươn tựa cánh Đại bàng trên Tro tàn
Tàu thâm độc ‘bất chiến tự nhiên thành’ phá toang không phát súng
Hy vọng Thế giới Mới khai hoa từ Dâu bể trầm luân thương tang
Nhân loại bất diệt Dân tộc Mỹ vẫn vút cao cánh Phượng hoàng !
Kỷ niệm 20 Năm ngày 11 tháng 9 năm 2001
TỶ LƯƠNG DÂN
Paris, ngày 11 tháng 9 năm 2021