Nghĩ tới Nguyễn Vân Nam

Tâm Chánh

8-9-2021

GS.TS. Luật sư Nguyễn Vân Nam trong lần ra mắt sách tại NXB Trẻ – Ảnh: L.ĐIỀN/TT

Vậy là không có dịp gặp lại anh nữa rồi. Xin tiễn biệt anh, tiến sĩ Nguyễn Vân Nam, người luôn đau đáu “giáo dục là quá trình hình thành bản sắc cá nhân của con người tự do”.

Là một chuyên gia về luật và kinh tế, học tập và sinh sống ở nước ngoài, vì hoàn cảnh riêng, Nguyễn Vân Nam trở về Việt Nam, sống trong những biến động ở một xã hội đang trong quá trình toàn cầu hoá.

Toàn cầu hoá, với ông không chỉ là sự thích ứng, mà là tọa độ “con người tự do có phẩm giá”.

Con người dù là một nhân tố của thị trường hay là một thành viên của quốc gia, dân tộc, tư cách bình đẳng chính là phẩm giá phải được bảo đảm, phải đấu tranh để bảo vệ. Làm người, với Nguyễn Vân Nam, là làm con người cá nhân. Nguyễn Vân Nam kiên quyết bác bỏ mọi đánh đổi phát triển bằng cách hy sinh môi trường, bởi môi trường là “tài sản của tôi”.

Nguyễn Vân Nam nhìn thấy trong các vụ cướp môi trường từ Vedan, Formosa… sự bất bình đẳng trong tư cách làm người giữa “tôi” với doanh nghiệp, thậm chí là thể chế, để kiên trì thúc đẩy người dân đi kiện. Không kiện được bằng luật Việt Nam thì kiện bằng luật Đài Loan. Đại sự tranh chấp chủ quyền quốc gia trên biển Đông cũng được ông kiến giải bằng cách làm người tự do có phẩm giá đó, khởi xướng ngư dân kiện chính quyền Trung Quốc.

Học thuật của ông cũng là hệ thống tiến bộ xã hội được đúc kết thành lý luận để bảo đảm cho quyền bình đẳng ở cấp độ cá nhân ấy của con người.

Nhà nước pháp quyền hay mô hình kinh tế thị trường xã hội mà ông xiển dương không ngoài mục đích thực hiện tương quan bình đẳng giữa cá nhân và các nhân tố cạnh tranh làm nên thị trường tự do. Tôn trọng quyền của cá nhân người tiêu dùng được coi là một nghĩa vụ bảo đảm cho cạnh tranh bình đẳng.

Cuốn sách là một trải nghiệm thực sự phong phú diễn biến con đường hội nhập toàn cầu với chủ thể trung tâm là con người Việt Nam. Ở đó, lòng dũng cảm dân sự được ông chọn lựa như một phẩm chất xã hội nhất thiết để hình thành con người tự do. Lòng dũng cảm dân sự ấy cũng là phương thức đấu tranh giành lấy tư cách làm người trên con đường san lấp những hố sâu bất bình đẳng xã hội, những khấp khểnh của thị trường tự do cạnh tranh.

Học để làm gì, trong một bài viết, tiến sĩ Nguyễn Vân Nam không ngại bác bỏ kinh nghĩa lâu nay để xác định mục đích của việc học là cho bản thân. Giáo dục là quá trình hình thành bản sắc cá nhân của con người tự do chính là luận điểm trung tâm của Nguyễn Vân Nam khi luận bàn về giáo dục. Cải cách giáo dục theo Nguyễn Vân Nam trước hết phải là thay đổi những quan niệm căn bản về giáo dục.

Thật lạ lùng, trong bối cảnh “đổi mới”, hoàn thiện thể chế thị trường, Nguyễn Vân Nam phản đối gay gắt thương mại hóa giáo dục dù là núp bóng tinh vi dưới chiêu bài xã hội hoá. Ông coi giáo dục là một nghĩa vụ chính yếu của nhà nước, lý do để nhà nước tồn tại. Bởi giáo dục là phải cung cấp cơ hội bình đẳng về tri thức, kĩ năng để con người vào đời, để làm việc, để sống chung trong một xã hội đa dạng và thay đổi.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Trong lúc NHÂN dân rất cần NHỮNG CON NGƯỜI CÓ TÂM ,CÓ TẦM để khai sáng Dân trí thì nhưng người như vậy lại ra đi ! NGUYỄN VÂN NAM là một trong NHỮNG người con ưu tú đó của DÂN TỘC VN! Chân thành thương tiếc Anh và chia buồn sâu sắc với gia dình !


  2. Cánh Đại bàng trên Vùng trời Sài Gòn đột gãy cánh – Quê Hương bỗng mất Tấm lòng như Mây Nam!
    *************************************

    Vừa về Tây vực Mây phương Nam
    Đường về Cố quận nhiều Tháp cổ Chàm
    Chẳng trải triệu đóa Hồng lối hội nhập
    Bá Linh Đông – Bá Linh Tây chắc từng trở trăn
    Sài Gòn vẫn Bến Hải + Sông Gianh xa Hà Nội
    Paris chợt hung tin thương tiếc bàng hoàng
    Kẻ sĩ dấn thân hiến dâng Tâm trí cho Đất Nước
    Mong Dân Việt cùng Thế giới bước song hàng
    Giới học thuật mỏng manh mất Cánh Phượng
    Hoàng trên Vùng trời gãy cánh ôi Vân Nam!
    Quê Hương mất Tấm lòng thương Dân yêu Nước…
    Nhìn xa thấy rộng có Tâm lẫn Trí tầm
    Cạnh tranh Tàu-Toàn cầu hóa * dã man man rợ
    Không thương chẳng tiếc tàn khốc phá toang
    Sài Gòn thương ơi… trên đỉnh cao Đại dịch
    Siêu vi trun..g c..uốc như Đại Hồng thủy kinh hoàng
    Đại bàng trên Khung trời Sài Gòn đột gãy cánh
    Quê Hương bỗng mất Tấm lòng Son như Mây Nam!

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  3. Đọc báo thấy “Luật sư Nguyễn Vân Nam qua đời vì COVID-19”, tớ chỉ muốn đính chính là có thể ổng qua đời vì dịch, nhưng hoàn toàn không phải vì virus Covid, vì theo tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, ta chống dịch nhưng sống chung với virus Covid. Và nếu ổng bị nhiễm đi chăng nữa, theo “chuyên gia” (kỳ thị) vaccines Nguyễn Văn Tuấn, có thể vì ổng đã có sẵn bệnh nền, và covid chỉ là nguyên nhân phụ, a straw that break the camel’s back, 1 giọt nước làm tràn ly, chứ ổng hổng phải qua đời vì covid. Báo ghi như thế là bi thảm hóa vấn đề, hổng có lợi cho tư duy chung là sống chung với giặc đang sắp trở thành hiện thực . Hay nói đúng hơn, ta hổng nên làm lớn chuyện việc ls Nguyễn Vân Nam qua đời vì bệnh cúm . Có thể việc ổng về với Bác Hồ là 1 mất mát có thể để gió đưa vào lãng quên được -i give it 3 months, top- thế cũng là quá tốt rùi . Nhưng i can các du là đừng có liên hệ cái chết của ổng cho covid, vì hổng có lợi cho đại cuộc . Vì nói cho cùng, đóng góp của ổng, so với những vị trí thức đáng kính khác, chưa là gì cả .

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây