Đáng hổ thẹn thay, Đại học Duy Tân

Nguyễn Vi Yên

10-8-2021

Trong khi ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục vừa tuyên bố thế này: “hệ thống quản lý giáo dục từ trên xuống dưới cần quan tâm gia tăng vai trò, tiếng nói phản biện của đội ngũ với cả các vấn đề xã hội nói chung và chính sách đang thực thi trong giáo dục nói riêng”;

Thì trường Đại học Duy Tân hành xử thế này: THỐNG NHẤT SA THẢI một giảng viên mà họ cho là “có phát ngôn phiến diện, sai lệch về công tác chống dịch”.

Lối hành xử đáng hổ thẹn đến mức không xứng với hai chữ Đại học. Lại càng không xứng với cái tên Duy Tân mà họ dám mạo xưng.

Trong Tạp chí Đại học, ngay số đầu tiên, Giáo sư Nguyễn Văn Trung viết những lời rất đáng tâm đắc, rằng: “Đại học có một đời sống biệt lập, là nơi suy tưởng và khảo cứu vô vị lợi. Đồng thời Đại học phải gắn liền với đoàn thể dân tộc, gây dựng và duy trì những tiếp xúc, trao đổi thường xuyên với mọi nhóm xã hội và với mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Do đó, Đại học không thể là một tháp ngà, một nơi khép kín đối với thế giới bên ngoài, trong đó những người có phận sự chỉ việc trao cho sinh viên những kiến thức chuyên môn không dính líu gì đến cuộc đời chung quanh.”

Chính vậy. Một khi ta công nhận rằng đại học là ngôi đền của tri thức, đồng nghĩa với việc đại học phải có cả thẩm quyền, lẫn nghĩa vụ, bảo vệ một cách toàn vẹn tinh thần tự do học thuật, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng – những điều kiện thiết yếu nhất để tri thức không bị mục rữa, biến dạng, bốc mùi.

Và một khi ta đồng ý rằng đại học không thể chỉ là tháp ngà học thuật, đồng nghĩa với việc nó phải cởi mở trước những luồng quan điểm, ý kiến, tư tưởng đa chiều về các vấn đề đời sống thực tiễn, bất kể quan điểm đó, ý kiến đó, tư tưởng đó có chối tai đến đâu. Cởi mở, tức là không chỉ không ngăn cấm, không bác bỏ, không tránh né, mà còn là tạo điều kiện, khuyến khích, xiển dương những thảo luận nằm ngoài khuôn khổ kiến thức chuyên môn.

Đó mới là lối hành xử đúng đắn cần có của đại học. Và chỉ có như thế, đại học mới có thể đào tạo nên những con người biết bàn chuyện duy tân.

Thêm nữa, giảng viên hay sinh viên của đại học, nếu như có một lúc nào đó, bị đàn áp bởi những lực lượng đầy quyền lực, thì đó chính là lúc mà đại học phải đứng ra thể hiện nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ tinh thần tự do của mình.

Chứ không phải, vừa thấy giảng viên của mình phát ngôn dường như trái ý quan trên, bèn sa thải ngay lập tức.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Thi Sĩ Bùi Chí Vịnh

    Đất nước cần những cô giáo Thơ như vậy
    Những cô giáo không “rút ống thở” mọi người như “facebook bác sĩ Khoa”
    Cô giáo tên Thơ nhưng không ngủ vùi trong… thơ mộng
    Mà biết mở mắt xót xa trước nỗi nhục sơn hà

    Thực ra cô giáo có quyền “phớt tỉnh Ăng-lê” hoặc “kiếm chuyện làm quà”
    Giống vô số đồng nghiệp “gù lưng” vì miếng cơm manh áo
    Cô có quyền đứng trên đèo Hải Vân “vô cảm” hái hoa
    Ngắm dòng người chạy dịch như bầy cừu lơ láo

    Tại sao các quốc gia trên thế giới đều đề cao lòng nhân đạo
    Tại sao ở đất nước cô, súc vật sướng hơn người
    Tại sao Nguyễn Trãi nói: “Lấy chí nhân mà thay cường bạo”
    Nhưng cuối cùng ba họ bị… đầu rơi ?

    Trích nguồn mạng

  2. “Em này ko nên học đại học mà nên học chuyên ngành… công an, hay báo chí quốc doanh”

    Các bác không mừng nền giáo dục của “Ta” đã đào tạo ra những con người luôn có tinh thần cảnh giác cao độ ? Có nghĩa về riêng chuyện này, nền giáo dục hiện giờ đã tiếp nối truyền thống cách mạng đáng quý của nền giáo dục do các đại trí thức như gs Tạ Quang Bửu & gs Hoàng Tụy đặt nền móng .

    Tuy em í không học ngành công an hay báo chí quốc doanh, nhưng tinh thần cảnh giáo cao độ của em này ở ngành mình học cũng là 1 điều (rât) tốt . Mở ngoặc ở đây, ngành “báo chí quốc doanh” đã sản xuất ra không ít những nhà báo quốc doanh như Đoàn Bảo Châu, Phạm Đoan Trang, Mai Quốc Ấn vv … Những người, theo Đỗ Duy Ngọc, làm báo không trung thực như “ngày xưa”. Nhưng ta vẫn tự hào về họ nevertheless.

    “đồng nghĩa với việc nó phải cởi mở trước những luồng quan điểm, ý kiến, tư tưởng đa chiều về các vấn đề đời sống thực tiễn, bất kể quan điểm đó, ý kiến đó, tư tưởng đó có chối tai đến đâu”

    Good luck tìm ra 1 giáo sư ở đại học Mỹ cổ động cho chủ nghĩa xã hội dân tộc hay những tư tưởng cánh hữu . Giáo sư đại học của Mỹ vẫn bị sa thải đều đều vì học trò bắt gặp đang truyền bá những tư tưởng kiểu đó . Tức là mang tiếng là “cởi mở”, đại học của Mỹ chỉ tiếp nhận những tư tưởng mang hơi hướng “cởi mở” aka hippies, thổ tả, chứ không phải những tiếng nói bảo thủ hay cánh hữu cực đoan . One man’s steak is a vegan’s nitemare. Mỗi hệ thống giáo dục đều loại ra những giáo sư vi phạm những điều nó cấm . Ở VN it happen that những gì cô giáo đó giảng được xem là sai trái .

    “Lại càng không xứng với cái tên Duy Tân mà họ dám mạo xưng”

    Chuyện mạo xưng ở VN cũng là điều xảy ra hàng ngày ở xứ Đông Lào . Nói chung là no star where, no fo go thui

  3. Đại học, hay bất cứ đại gì đi chăng nữa thì cũng phải nằm trong cái lồng của đại tuyên giáo.

    Cái xứ Đông Lào ta nó thế.

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây