Luật về Hội

Ngô Ngọc Trai

9-8-2021

Tình hình dịch bệnh hiện nay làm xuất hiện nhiều hoàn cảnh cần được giúp đỡ và trong bối cảnh như vậy nhiều người chợt nhận ra mình có thiên hướng tính cách hoạt động xã hội muốn tham gia giúp đỡ cho người.

Trong quá trình thực hiện nhiều người tìm thấy niềm vui hạnh phúc trong hoạt động thiện nguyện, họ vui khi được giúp đỡ người khác, càng được làm việc giúp đỡ lại càng thấy khỏe mạnh yêu đời hạnh phúc hơn.

Giống như khi cứu trợ đồng bào bị thiên tai, nhiều người có thể chỉ đơn giản là thực hiện vài hành động quyên góp rồi trao tặng quà rồi thôi. Nhưng bên cạnh đó nhiều người tìm thấy giá trị cuộc sống của mình ở những hoạt động thiện nguyện như vậy, họ sẽ không từ bỏ và xác định sẽ gắn cuộc đời còn lại của mình với những hoạt động từ thiện.

Khi đó phát sinh vấn đề là những người đó không thể mãi với tư cách cá nhân đơn lẻ để làm việc, họ cũng không muốn tham gia vào một tổ chức thiện nguyện có sẵn khiến cho những ý tưởng kế hoạch của bản thân có thể không được thực hiện như mong muốn.

Khi đó mọi người cần có luật về hội để tạo lập hành lang pháp lý giúp đỡ cho hoạt động, khi được quyền lập hội những người cùng có thiên tư tích cách xã hội và có niềm yêu mến đối với các hoạt động thiện nguyện có thể tìm đến hợp lại với nhau.

Khi đó sẽ tạo ra tính chất khoa học chuyên nghiệp trong công tác tổ chức thiện nguyện, ra tăng hiệu quả trong hoạt động cứu giúp tha nhân đồng bào.

Thực tế hiện nay nhiều hoạt động thiện nguyện do những nhóm bạn bè người thân quy tụ lại với nhau cùng làm để ủng hộ nhau, ví như vợ chồng Thủy Tiên – Công Vinh, hoặc hoạt động xoay quanh một cá nhân là doanh nhân giám đốc một doanh nghiệp chẳng hạn như chỗ công ty sách First news Trí Việt sử dụng bộ máy tổ chức của doanh nghiệp giúp cho hoạt động thiện nguyện.

Những trường hợp đó cho thấy tính cách tổ chức là yếu tố cần phải có trong hoạt động từ thiện.

Luật về hội sẽ là cơ chế giúp cho những người không có sẵn bộ máy doanh nghiệp giúp việc cho hoạt động thiện nguyện, và kể cả là có thì nhu cầu về tính hiệu quả chuyên nghiệp cũng đòi hỏi bộ máy riêng cho hoạt động hội.

Hội về bản chất là một định chế giúp gia tăng hiệu lực hiệu quả cho nguồn vốn và nguồn lực xã hội vốn giới hạn. Luật về hội không làm tiêu hao đi điều gì của nhà nước và xã hội mà chỉ tạo cơ chế kích thích nhân lên những giá trị xã hội và nhân lên nguồn lực xã hội.

Cũng nên nhớ hoạt động hội không chỉ bó hẹp trong việc thiện nguyện mà còn là cơ chế cần thiết trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội khác. Hội giúp gia tăng môi trường hoạt động xã hội, tìm kiếm vun đắp và trui rèn năng lực hoạt động xã hội cho công dân, một phẩm chất công dân đáng quý.

Trong bối cảnh dịch covid hiện nay làm nổi bật lên tính cần thiết của hoạt động hội, với số đông những người cần giúp đỡ mà nhà nước khó thể một mình kham nổi mà cần để người dân hỗ trợ lẫn nhau. Số đông những người đang thực hiện công việc thiện nguyện một cách đơn lẻ mà tính hiệu quả sẽ gia tăng nếu được tổ chức bài bản qua hoạt động hội.

Dịch covid chưa biết khi nào kết thúc và kể cả sau đó thì đời sống sẽ vẫn còn nhiều người cần giúp đỡ, luật về hội chưa khi nào cần thiết thích hợp như lúc này.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Thưa luật sư, bản chất vấn đề không phải là thiếu luật (kể cả cho quyền tự do biểu tình …), mà ở chỗ Nhà nước không muốn cho dân hưởng những quyền cơ bản của 1 nhà nước dân chủ, nên đã có thủ thuật làm không ít người (kể cả các chuyên gia luật!) nhầm tưởng Hiến pháp Việt Nam là Luật gốc, mà qua việc này thấy không phải như vậy, mà chỉ là dạng 1 thông báo cho dân có thể được hưởng quyền đó thông qua Luật – điều không thể chấp nhận ở 1 Hiến pháp chuẩn.

    • Hiến pháp chuẩn, tử tế là khi nó hiến định quyền nào, thì mặc nhiên quyền đó phải được thực hiện ngay – nếu ai hiểu rằng chỉ có như thế thì mới coi nó là LUẬT MẸ, hay LUẬT GỐC! Còn luật chỉ có thể giúp cho Hiến pháp quản lý các quyền đó tốt hơn, kỹ càng hơn – và do đó luật bình thường là nhu cầu của Nhà nước (nếu nhà nước không ban hành luật thì dân biểu tình lập hội thoải mái!), chứ không phải của nhân dân như ở Việt Nam. Câu trong hiến pháp Việt (không có trong HP 1946, 1959, 1980) „Dân có quyền nào đó“, nhưng lại theo QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT chính là thủ thuật chơi chữ của Hiến pháp VN thời mới (từ HP 1992) khiến nhiều chuyên gia luật cũng mắc bẫy, không biết đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện quyền này thông qua 1 Hiến pháp chuẩn thông thường, mà cứ chạy theo Quốc hội đòi ban luật.

  2. CS chỉ công nhận những Hội do chúng thành lập (Hội tay sai) thôi
    CS ở đâu cũng vậy
    CS thời xưa và thời nay (4 thế hệ) cũng di truyền như vậy.

Leave a Reply to 1 sự thật Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây