Sài Gòn và tiền lệ

Huy Đức

22-7-2021

Hy vọng đây không chỉ là nguồn nhân lực chỉ cần khi chống dịch mà là quan điểm mới của chính quyền TP HCM. Trong những nỗ lực hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động thiện nguyện, không ai chuyên nghiệp hơn các tu sĩ đến từ các tôn giáo khác nhau. Bàn tay của xã hội dân sự, trong đó có lực lượng này, đã chạm đến rất nhiều bàn tay của những người dân gặp khó khăn không phải chỉ từ khi có dịch.

Giá như chính quyền không quá bị chi phối bởi cách nhìn bị chính trị hóa đối với xã hội dân sự, các quỹ từ thiện ra đời dễ dàng hơn, thì sự hậu thuẫn của lực lượng này với chính quyền nhằm giúp đỡ người dân trong đại dịch đã rất hiệu quả thay vì, như ta thấy, vẫn còn nhiều lúng túng.

Nếu thực sự có “thế lực thù địch” thì việc chính quyền chống lại “thế lực ấy” phải căn cứ vào những hành vi được minh định trong Bộ Luật Hình sự chứ không phải là ngăn chặn việc xây những cột trụ cho một quốc gia muốn phát triển theo hướng văn minh: Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự.

“Thế lực thù địch” chống phá chính quyền nhiều nhất thường nằm ngay trong chính quyền chứ không phải trong dân. Chúng đục khoét. Chúng cửa quyền. Chúng phát biểu coi thường dân chúng.

Đặc biệt, chúng chửi bới trên mạng xã hội, chia rẽ đoàn kết dân tộc bằng vốn hiểu biết gồm những gì mà cha anh chúng đã nhận ra đấy là những sai lầm, nhiều thế hệ trong Đảng đã phải tự thay đổi, tự sửa chữa để giữ gìn chế độ.

Cho dù, quyết định này rất khó trở thành tiền lệ, không chỉ cho Sài Gòn, mà còn cho các địa phương. Nhưng vẫn hy vọng là nó sẽ giúp cải thiện dần cách nhìn của chính quyền đối với các tôn giáo, nói riêng, và xã hội dân sự, nói chung.

Một chính quyền tự tin thì sẽ thấy sức mạnh của mình ở trong dân. Một chính quyền sợ hãi và xa dân thì sẽ nhìn đâu cũng [thấy] “địch”.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Nói cho Huy Đức, nhà báo kếch mệnh thế hệ hocho mèo
    1. Tôn giáo không tham gia vào chính trĩ. Họ phụng sự xã hội theo những điều răn của tôn giáo mà họ tín theo bất chấp thể chế
    2. Xã hội dân sự là những người phản đối thể chế theo mục đích cá nhân là nhiều( có yếu tố chính trị), theo cộng đồng chỉ là gây áp lực lên thể chế
    3. Vì vậy không được đánh đồng tôn giáo và xã hội nhân sự nhất là ở nước đảng.
    Why say so, vì bọn mang danh xh dân sự nước đảng, chúng tôn thờ người này, chúng xỉ vả kẻ khác. Ví dụ bọn nhân sĩ trí thức thế hệ hochiminh chúng phỉ báng bọn trí thức thế hệ Duẩn, Mạnh, Trọng, nhưng chúng ca ngợi Kiệt, Khải. Ô là la là la thế tất cả chúng nó không phải là cái lò hcm mà ra à. Đỗ ten hochomeo sinh ra toàn lũ mèo mả chó đồng chạy giông tơ tít ngoài đường, ngoài ruộng.
    Cho thằng tớ hỏi Huy Đức là loại nào!!!! Chắc chắn Huy Đức là hậu duệ thế hệ Hochomeo.

  2. ““Thế lực thù địch” chống phá chính quyền nhiều nhất thường nằm ngay trong chính quyền chứ không phải trong dân.”
    -Báo điện tử Thanh niên đăng bài “Sở Y tế TP.HCM đề xuất chỉ định thầu trong mua sắm trang thiết bị y tế chống dịch Covid-19 (https://thanhnien.vn/thoi-su/so-y-te-tphcm-de-xuat-chi-dinh-thau-trong-mua-sam-trang-thiet-bi-y-te-chong-dich-covid-19-1417060.html) nói rõ về “Quy trình tổ chức mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19” có 5 bước và bao gồm 08 thành phần tham dự trong việc quyết, phê duyệt công tác này là: 1. Bộ phận tổ chức mua sắm của Sở Y tế, 2. Các chuyên gia, 3. Tổ công tác liên ngành hỗ trợ Sở Y tế, 4. Giám đốc Sở Y tế, 5.Thường trực UBND TP, 6. Trung tâm mua sắm trang thiết bị y tế tạm thời, 7. Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19, 8. Ban Thường vụ Thành ủy. Nhận thấy rằng, số ca nhiễm hàng ngày hiện đang tăng theo cấp số nhân; cán bộ làm theo đúng qui trình thì an tâm nhưng thời gian kéo dài, ảnh hưởng nặng nề đến công tác chặn đứng dịch; cán bộ làm không theo đúng qui trình có khả năng đi tù khi dịch đã ổn; vậy “Thế lực thù địch” lớn nhất có lẽ chính là thể chế xơ cứng này. (Các bệnh viện thiếu vật tư y tế, lãnh đạo kêu gọi công đồng mạng chung tay hổ trợ thì ngành y tế lại cấm với lý do còn giữ uy tín ngành y. Thật hết biết luôn. Số bệnh nhân chết ngày càng giảm đó mới chính là uy tín ngành y)

  3. “hướng văn minh”

    Là hướng nào, chủ nghĩa xã hội hay tư bản ? Nếu “hướng văn minh” là trực chỉ tư bản, Why the Phúc giải phóng miền Nam ?

    Rấr đúng câu này nếu chỉ cần đổi vài chữ, “Thế lực thù địch” chống phá (chính quyền) chủ nghĩa xã hội nhiều nhất thường nằm ngay trong chính quyền chứ không phải trong dân”

    Đúng nhưng không đủ . Nội công ngoại kích thì đúng hơn .

  4. “Một chính quyền tự tin thì sẽ thấy sức mạnh của mình ở trong dân”, voilà một ch́inh quyền hiểu và xác định rõ rệt vị trí, trách nhiệm của mình với người dân, xây dựng xã hội trong quan hệ dân sự dưới sự bảo vệ của pháp chế quốc gia. Bình đẳng và minh bạch mọi đường lối chính sách của quốc gia, rành mạch trong các ưu đãi cho các đối tượng được do mức đóng góp cho xã hội, và cần được để tồn tại. Đó mới chỉ là khởi đầu cho việc tạo lại niềm tin của người dân với chính quyền, đường dài còn cần cơ chế mở rộng công khai tự do ngôn luận, tự do chọn lựa hướng đi phát triển xã hội của người dân nữa.

Leave a Reply to Tony Phen Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây