Thành phố cần một cuộc đại phẫu

Nguyễn Đắc Kiên

10-7-2021

TS Vũ Thành Tự Anh. Ảnh: HMC

1. Hôm trước trả lời phỏng vấn tờ Zingnews, TS Vũ Thành Tự Anh có nói ý rằng: “TP.HCM đã không còn là cảm hứng cho quốc gia về cải cách” (1). TS Anh cho rằng suốt 10 năm qua, các tỉnh không còn đến TP.HCM để học hỏi kinh nghiệm cải cách nữa.

Câu nói của TS Anh làm tôi nhớ lại thời gian hơn 10 năm trước, năm 2008, lần đầu tiên tôi vào TP.HCM làm báo. Khi đó tôi đã hết sức ấn tượng với cách làm việc chuyên nghiệp và cởi mở của chính quyền thành phố (những nơi tôi tiếp xúc (2)), nhất là khi so sánh với đội ngũ cán bộ ở Hà Nội thời bấy giờ.

Nhưng nay, sau khi chuyển vào sinh sống tại thành phố hơn 5 năm, thì tôi lại thấy một bộ mặt khác. Nhiều vị cán bộ thành phố tôi có dịp tiếp xúc thời gian gần đây làm tôi nhớ đến bộ mặt của các “ông quan cách mạng” thủ cựu, hách dịch của miền Bắc những năm 99, 2000.Thành phố đã không chỉ thụt lùi so với chính mình mà có lẽ còn bị tụt lại phía sau nhiều địa phương khác. Đó không chỉ là lời cảnh báo, mà có vẻ nó đã thành sự thật rành rành với cuộc khủng hoảng Covid-19 đang diễn ra gần 2 tháng qua.

Với đợt dịch Covid-19 này, có lẽ chính quyền TP.HCM đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong suốt nhiều năm (thậm chí hàng thập kỷ qua). Và với những gì đã và đang diễn ra, có thể nói cuộc khủng hoảng cũng đã phơi bày bộ mặt năng lực quản trị yếu kém của thành phố hơn bao giờ hết.Theo thông tin của tờ Zingnews, ngày 26/6/2021, phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu ký kế hoạch lấy 5 triệu mẫu xét nghiệm trong 10 ngày (26/6 đến 5/7) để truy tìm F0.

Tuy nhiên, báo cáo của Sở Y tế ngày 6/7 cho thấy từ 26/5 đến hết ngày 5/7 thành phố mới lấy được gần 1,7 triệu mẫu xét nghiệm PCR. Mục tiêu lấy hàng triệu mẫu xét nghiệm của tầm soát diện rộng của TP.HCM đã không đạt được (3).

Chỉ một sự kiện này thôi đã cho thấy rất nhiều vấn đề. Hoặc là lãnh đạo thành phố đã duy ý chí trong việc ra quyết định; hoặc là đội ngũ chuyên viên, tham mưu giúp việc của lãnh đạo thành phố rất kém; hoặc là đội ngũ tổ chức thực hiện thiếu năng lực.

Và một vấn đề đáng nói hơn nữa là sau thất bại này và các “thất bại” khác như sự kiện hỗn loạn tiêm chủng ở nhà thi đấu Phú Thọ hay lấy kết quả xét nghiệm ở chợ Bình Điền… cuối cùng thì không có một ai phải gánh chịu trách nhiệm? Phải đến ngày 9/7 báo chí mới loan tin về việc điều chuyển công tác giám đốc HCDC như một hình thức kỷ luật. Tuy nhiên, kể cả động thái này cũng có vấn đề.

Sự rành mạch trong diễn ngôn kỷ luật cũng là một yếu tố quan trọng cho thấy sự chuyên nghiệp của hệ thống quản trị. Ngay trong ngày 10/7, báo chí cũng loan tin Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê bình lãnh đạo 3 lãnh đạo địa phương ở Bắc Giang bị phê bình vì lơ là chống dịch. Trước đó, Bắc Giang cũng phê bình, thậm chí đình chỉ chức vụ một loạt lãnh đạo địa phương vì để dịch bệnh lây lan.

Dù có đau đớn hay đáng hổ thẹn thì bộ mặt năng lực quản trị yếu kém của thành phố hiện nay vẫn là sự thật mà thành phố phải đối mặt và cũng là thách thức mà thành phố phải giải quyết rốt ráo khi cuộc khủng hoảng Covid-19 này qua đi.

Cái khối u trì trệ yếu kém lan khắp từ dưới lên trên ở thành phố hiện nay có lẽ là hệ quả của 2- 3 nhiệm kỳ tệ hại vừa rồi, và để giải quyết nó ắt cũng không thể một sớm một chiều, nhưng điều quan trọng là ngay từ bây giờ lãnh đạo thành phố phải nhận thức rõ vấn đề và quyết tâm thay đổi.

Vừa rồi, một vị lãnh đạo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn có nói rằng Bộ này phải sửa đổi, không chỉ trình độ mà còn phải cả thái độ, và thậm chí thái độ mới là cái “gốc” của một nền hành chính công vụ sau đó mới đến trình độ. Theo tôi, đây cũng chính là hai thứ mà chính quyền thành phố cần nhìn nhận sửa đổi, và đầu tiên chắc chắn phải bắt đầu từ các cấp lãnh đạo cao nhất của thành phố.

Tất nhiên, không phải không có những tín hiệu tích cực, như vừa rồi, Sở Thông tin Truyền thông đã cung cấp dữ liệu Covid-19 cho 2 nhóm nghiên cứu Đại học Fulbright và nhóm nghiên cứu Tech4Covid phân tích, đánh giá, dự báo và giải pháp đối với dịch Covid-19 tại thành phố. Hay ngay trong sáng nay, 10/7, Bí thư thành Ủy TP.HCM cũng gặp gỡ các chuyên gia, nhà khoa học cùng bàn cách chống dịch Covid-19. Đó là chẳng phải là tín hiệu của việc biết lắng nghe và muốn thay đổi hay sao?

2. Một cuộc đại phẫu cho TP.HCM chắc chắn phải bắt đầu từ lãnh đạo, chính quyền và người dân thành phố, nhưng cũng như việc chống lại khủng hoảng Covid-19 hiện nay, việc này không thể thành công thiếu đi sự hỗ trợ, đặc biêt là sự hỗ trợ chính sách từ phía trung ương.

Một bài phỏng vấn khác của Zingnews với TS Vũ Thành Tự Anh đã nói kỹ việc này. Theo TS Anh, điều quan trọng thành phố cần không chỉ là thành phố được giữ lại ngân sách bao nhiêu, mà quan trọng hơn là cơ chế để tự tạo vốn phát triển. Đó là thực hiện một cách nhất quán chủ trương cho phép TP.HCM trở thành một “thí điểm cải cách thể chế” theo mô hình sandbox về đổi mới thể chế (4).

Một bản tin mới đây trên báo Thanh Niên đưa ra một chi tiết đáng chú ý đó là “hộ gia đình sở hữu xe hơi ở TP.HCM thấp hơn vùng nông thôn Vĩnh Phúc”. Thống kê rộng ra thì khu vực Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ hộ gia đình sở hữu xe hơi lên cao nhất là 7,9% và thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 2,5%. Trong nhóm các địa phương có số hộ sở hữu xe hơi đứng đầu có Hà Nội, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc…

Có nhiều yếu tố dẫn đến kết quả này, tuy nhiên, có một yếu tố chắc chắn không thể đến là hệ thống đường xá, hạ tầng giao thông rất phát triển ở các địa phương này. Hạ tầng giao thông ở TP.HCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung chắc chắn đang là một nút thắt mà ai cũng thấy rõ, và là bài toán mà các lãnh đạo cấp trung ương phải giải.

Cách đây 2 năm, cũng trên FB này tôi đã nhận định rằng, “quản trị sẽ là vấn đề lớn nhất của Việt Nam trong vòng 10 năm tới”. Cơn khủng hoảng Covid-19 đã khiến cho vấn đề này sớm bộc lộ hơn, nhưng cũng là cơ hội để chính quyền các cấp sớm nhận diện và có sách lược đối phó.

Và cuối cùng, tôi đồng ý với TS Vũ Thành Tự Anh trong bài đã dẫn ở trên, “TP.HCM phải được Trung ương coi như đây là một điểm đột phá. Đây là một điểm thử nghiệm các cải cách mới, đây là một điểm đưa Việt Nam đi đến vị trí tiên phong và cạnh tranh một cách ngang hàng bình đẳng với các đô thị khác trên thế giới.”

Cá nhân tôi cho rằng, nếu dù có ở hoàn cảnh nào thì TP.HCM có lẽ vẫn là nơi là duy nhất hội tụ đầy đủ mọi yếu tố để làm một “điểm đột phá”, một “đầu tàu đích thực” thúc đẩy đổi mới sáng tạo và mở ra những vận hội mới cho cả nền kinh tế.

_____

(1) https://zingnews.vn/tphcm-khong-con-la-cam-hung-cho-quoc-gia-ve-cai-cach-post1211791.html

(2) Nếu tôi nhớ không nhầm thì đây là bài đầu tiên tôi viết khi vừa chân ướt chân ráo vào TP.HCM năm 2008, khi đó tôi làm cho tờ VnExpress: https://vnexpress.net/hang-nghin-container-hang-hoa-bi-tac-tai-cang-sai-gon-2692574.html

(3) https://zingnews.vn/2-ngay-3-cuoc-hop-va-thay-doi-trong-chien-luoc-chong-dich-cua-tphcm-post1235528.html

(4) https://zingnews.vn/can-thi-diem-cai-cach-the-che-o-tphcm-post1220158.html

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Nếu tớ hổng lầm, hình như Võ Văn Kiệt, Nguyễn Minh Triết, Phan Văn Khải, Võ Trần Chí đều là Cộng Sản

    • Ranh ma quỉ quyệt như montaukmosquito mà còn nói mớ ngớ ngẩn vậy kìa!
      Toàn là những big bosses tổng bí thư, thủ tướng, bí thư thành uỷ mà không cộng sản thì là tư bản đỏ à.
      Chứng tỏ tên nầy sinh sau đẻ muộn, từ mới bên tàu nị vác đòn gánh qua làm ăn bên đây mới vài ba năm, nên ngớ ngẩn tò te về các bậc tiền bối cs kia ha.
      Họ là cs, ok, nhưng là cs gốc miền Nam, tương đối có tư cách, là dân kháng chiến chân chính nên yêu miền Nam, lo vun quén cho đất Saigon xưa, vì nó là cứu tinh kinh tế của cả nước xưa nay rồi.
      Hôm nay thêm một bài học về xứ người. Ráng lo cư xử cho đàng hoàng, đừng khạc nhổ bậy, ăn búp phê thì đừng chụp giựt giữa đám đông, đừng lấy thêm bỏ giỏ xách mang về, và học ăn nói thật thà như người miền Nam nhé!

  2. Thời của Võ Văn Kiệt, Nguyễn Minh Triết, Phan Văn Khải, Võ Trần Chí – những người con của Miền Nam còn tha thiết với mảnh đất nầy, đã vĩnh viễn qua…
    Sau đó là thời của những kẻ ưu tiên biết ní nuận, bắt tay cùng bọn ăn của dân không chừa thứ gì; thời đau khổ mang tên Thủ Thiêm, vườn rau Lộc Hưng, bê bối Vũ Nhôm…kéo dài đến nay, là hậu quả của con bò bị vắt kiệt, ngã quị sau mỗi nhiệm kỳ ní nuận, rằng mầy không thể ngon hơn đàn anh. Mầy văn minh Tây Mỹ thì mầy phải quị, phải xin xỏ thêm, >18%, để còn ngoai ngóp!

    Tại sao?
    Dễ hiểu mà.

  3. Gần 20 năm về trước,một số bạn bè tôi hay phiền trách nhiều chính SÁCH chế độ- nhất là thái độ của cán bộ đối với công vụ, với NHÂN dân…Tôi nói : chưa là gì đâu,càng về sau các anh sẽ thấy nhiều TỆ HẠI HƠN NỮA! Vì chính SÁCH GIÁO DỤC và sử dụng cán bộ của chế độ nó sẽ PHẢI NHƯ THẾ! …

  4. Cho phép tớ nhắc lại 1 ý theo tớ là rất chính xác từ cái tư duy của ls Đặng Đình Mạnh . Ông í mong muốn nước ta “Đổi Đúng” thay vì “Đổi Mới”, tớ rất đồng ý với đề xuất của ls Đặng Đình Mạnh .

    “năm 2008, lần đầu tiên tôi vào TP.HCM … tôi đã hết sức ấn tượng với cách làm việc chuyên nghiệp và cởi mở của chính quyền thành phố …, nhất là khi so sánh với đội ngũ cán bộ ở Hà Nội thời bấy giờ”

    Đây là 1 cách “Đổi Đúng” như ý của ls Đặng Đình Mạnh, theo tớ . Cứ nhìn vụ đường Hồ Chí Minh trên không bị quân dân miền Nam đánh bạo thảm hại thì thấy rõ “cách làm việc chuyên nghiệp và cởi mở của chính quyền thành phố” đã gây ra sự khác biệt trong tư duy chính trị & xã hội của cư dân thành phố mang tên Bác . Vô hình chung làm khơi dậy niềm tự hào “chiến thắng huy hoàng” giải phóng miền Nam ngày xưa & những hệ lụy của nọc độc văn hóa Mỹ-Ngụy còn rơi rớt lại, và người ta chợt thấy “cách làm việc chuyên nghiệp và cởi mở của chính quyền thành phố” đã làm cho nọc độc văn hóa Mỹ-Ngụy rũ bùn đứng dậy sáng lòa . Giải phóng trở thành công cốc, vui sao nước mắt lại trào trở thành cười ra nước mắt . Thành phố mang tên Bác chỉ còn được cái xác, phần hồn đã dâng hết cho Mỹ-Ngụy rồi .

    “sau khi chuyển vào sinh sống tại thành phố hơn 5 năm, thì tôi lại thấy một bộ mặt khác … làm tôi nhớ đến bộ mặt của các “ông quan cách mạng” thủ cựu, hách dịch của miền Bắc những năm 99, 2000”

    Và Đảng đã “Đổi Đúng”, hy vọng không “2 little, 2 late”. Để tái tạo hòa hợp hòa giải dân tộc không còn cách nào khác là phải “Đổi Đúng” thay vì “Đổi Mới”. Vì như thế mới có thể tạo được đồng thuận dân tộc, toàn dân đồng hành với Đảng trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội , ngăn chặn những âm miu chia rẽ dân tộc away from Đảng & lý tưởng chủ nghĩa xã hội mà Đảng đã phản bội . Trên dưới 1 lòng mới có thể làm nên chuyện lớn như Trung Quốc được . Và cũng ngăn cản những thế lực đen tối đánh đồng toàn dân với Cộng Sản, muốn 1 công đôi ba chuyện .

    “Và với những gì đã và đang diễn ra, có thể nói cuộc khủng hoảng cũng đã phơi bày bộ mặt năng lực quản trị yếu kém của thành phố hơn bao giờ hết”

    Có thể tớ sì lô bép pờ nhưng nhận định này, theo tớ, khá chủ quan . “đã” có tính sự thành công & tự hào của người dân trong 3 đợt chống dịch trước hông ? “đang” thì có những dữ liệu nào để support cái claim này hông ? Its day 3, có đủ để nói thánh nói tướng hay nói vống lên kiểu này hông ?

    “các “thất bại” khác như sự kiện hỗn loạn tiêm chủng ở nhà thi đấu Phú Thọ hay lấy kết quả xét nghiệm ở chợ Bình Điền…”

    Mỹ đã không hoàn thành chỉ tiêu tiêm chủng (65% by July 4) vì số anti-vaxxers cao hơn dự đoán của chánh phủ, có nên xem đây là “thất bại” như các bác sĩ BS CC vẫn rêu rao hay không ?

    “Sở Thông tin Truyền thông đã cung cấp dữ liệu Covid-19 cho 2 nhóm nghiên cứu Đại học Fulbright và nhóm nghiên cứu Tech4Covid phân tích, đánh giá, dự báo và giải pháp đối với dịch Covid-19 tại thành phố”

    Holy Phúc! Nghe lời mí ông bà này chết không kịp ngáp . Đảng nghe lời của các trí thức Lê Hồng Hiệp, Hà Hoàng Hợp & các trí thức trong nước, cứ từ từ & tà tà, răng như ỳ, Đảng các bác got an ear-full báo nước ngoài kêu Đảng ỷ y, ngủ quên trên chiến thắng . Xử dụng lại cái tư duy & tools đã tự đào cái lỗ cho mình mong muốn 1 kết quả khác … Đỉnh cao chí tệ nhà các bác đôi khi người ta cũng phải tặc lưỡi . Bây giờ khi mọi sự đã cười ra nước mắt hay vui sao nước mắt lại trào i cant Phúc kđinh tell, Hoàng Tuấn Công dude, you gotta help me out on this one.

    “TS Vũ Thành Tự Anh trong bài đã dẫn ở trên, “TP.HCM phải được Trung ương coi như đây là một điểm đột phá”

    Rất đúng . Đảng nên xem thành phố mang tên Bác như chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh . If it aint broke, dont fix it. Chỉ nói thế này, thấy vụ “đường Hồ Chí Minh trên không” chưa ? Làm sao để có đồng thuận dân tộc trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thì làm . Không lẽ trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Thành phố mang tên Bác cũng cam chịu số phận “Cũng đành xin làm người đến sau”?

  5. “Đất nước cũng cần một cuộc đại phẫu”! “Hiểu” được thì sống. Mống thì chết!

  6. Ngô Minh Trâu..báo nước ngoài có đăng tin và họ trợn mắt lè lưỡi với cái kiểu nổ banh chành chả đám thánh nổ việt cộng. Cái éo gì cũng thiếu mà nổ là xét nghiệm 5 triệu người trong vòng 10 ngày. Bả Chó phơi chim trong lăng cũng phải bỏ lăng chạy lấy người. Đm nó láo và dốt nát đần độn

Leave a Reply to SaKim Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây