Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cần vượt qua nỗi lo sợ bất ổn

Washington Post

Tác giả: Fareed Zakaria

Vũ Ngọc Chi, dịch

9-7-2021

Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ chờ trực thăng vận chuyển ở Afghanistan vào ngày 2/7/2009 2009. Nguồn: Manpreet Romana / AFP / Getty Images

Câu hỏi: Khi nào và tại sao Anh chiếm đóng Sudan? Câu trả lời là, vào năm 1899, sau một thập niên rưỡi chiến đấu, các lực lượng của Anh đã chống lại các dân quân Sudan tập hợp lại dưới ngọn cờ của một nhà lãnh đạo Hồi giáo lôi cuốn, người tự phong cho mình là Mahdi, là người mà người Anh coi là một kẻ khủng bố cuồng tín.

Có một bài học lịch sử đáng học ở đây về việc một đế quốc với quá xa, khi Hoa Kỳ rời Afghanistan. Nhiều tiếng nói cảnh báo rằng, những gì tiếp theo sẽ là sự bất ổn và cuối cùng thì Taliban sẽ tiếp quản. Họ lập luận rằng, đất nước này một lần nữa sẽ trở thành căn cứ của chủ nghĩa khủng bố, và vì vậy chúng ta phải ở lại để giữ cho nó ổn định và nằm trong vòng tay các nước thân hữu.

Sự thật là, kể từ ngày 11/9, Washington và hầu hết các chính phủ cấp tiến đã phát triển năng lực mạnh mẽ để đánh chặn những kẻ khủng bố, truy tìm chúng và ngăn chặn chúng phát động các cuộc tấn công quy mô lớn. Các nhóm như al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo đang ở trong tình trạng tả tơi, bị săn đuổi khắp nơi và bị phân tán thành các lực lượng địa phương. Họ hoạt động ở nhiều quốc gia bất ổn khác nhau, chẳng hạn như Afghanistan, Mali và Yemen. Đây là một lập luận cho các nỗ lực chống khủng bố toàn cầu, không phải là sự chiếm đóng lâu dài của bất kỳ một địa điểm cụ thể nào.

Nhưng tâm lý thúc đẩy Hoa Kỳ chiếm đóng Afghanistan và Iraq là ác cảm của một đế quốc đối với bất kỳ sự bất ổn nào. Trong những năm cuối thế kỷ 19, Anh lo lắng rằng, sự bất ổn ở Sudan – đặc biệt là từ những kẻ khủng bố Hồi giáo – sẽ tràn qua và đe dọa quyền tiếp cận của Anh với Kênh đào Suez ở Ai Cập. Con kênh đó cung cấp huyết mạch cho các tuyến đường biển đến Ấn Độ, là viên ngọc quý trên vương miện của Đế chế Anh. Với tư cách là siêu cường của toàn cầu, Anh cũng có nỗi sợ hãi tương tự như ở nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, London đã gửi hàng chục ngàn quân tham gia chiến tranh ở Sudan và các nơi khác, thôn tính các lãnh thổ xa xôi ở châu Phi và châu Á (bao gồm cả Afghanistan!) – tất cả đều trở thành gánh nặng lớn cho nước Anh. Người Anh cho phép một phần nhỏ quyết định cho tình hình tổng thể.

Tất nhiên, sự so sánh này không hẳn chính xác, nhưng Hoa Kỳ hiện là siêu cường duy nhất trên thế giới. Sẽ thật không may nếu Taliban tái chiếm Afghanistan, Washington nên hỗ trợ chính phủ Kabul và làm việc với các quốc gia khác trong khu vực – Trung Quốc, Ấn Độ và trên hết là Pakistan – để tìm ra một thỏa thuận chia sẻ quyền lực bền vững ở Afghanistan. Nhưng Washington cũng cần lưu ý, như chính quyền Biden dường như đang làm, rằng các lực lượng Hoa Kỳ đã trải qua hai thập niên ở Afghanistan. Họ đã làm những gì có thể làm được, thành công trong việc hạ bệ al-Qaeda và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden. Cuối cùng, Afghanistan không phải là việc chính yếu đối với vị trí cường quốc toàn cầu của Hoa Kỳ.

Sai lầm lớn nhất của nước Anh trong các cuộc mạo hiểm đế quốc vào đầu thế kỷ 20 là không phân biệt được đâu là lợi ích quan trọng của mình và đâu là lợi ích ngoại vi. Ngược lại, chiến lược gia người Mỹ lỗi lạc nhất trong Chiến tranh Lạnh, George F. Kennan, luôn nói rằng, Chiến tranh Lạnh phụ thuộc vào một số lượng nhỏ các trung tâm quyền lực. Ông lập luận, vào cuối thập niên 1940, rằng chỉ có 5 nước – Hoa Kỳ, Anh, khu vực Tây Đức, Nhật Bản và Liên Xô. Miễn là Washington có thể duy trì tỷ lệ 4 chọi 1, chống lại Moscow, thì nước này sẽ chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh.

Kennan thúc giục sự tập trung kiên định vào những trung tâm quyền lực này. Ông nói: “Chúng ta phải quyết định những khu vực nào là khu vực then chốt, và những khu vực nào không, những khu vực nào chúng ta phải nắm giữ bằng tất cả sức mạnh của mình và chúng ta có thể mang lại thắng lợi về mặt chiến thuật“. Nhưng Washington đã can thiệp vào những nơi xa xôi trên khắp thế giới để ngăn cản những người cộng sản giành được quyền lực ở bất cứ đâu. Đây là một việc vặt vãnh của một kẻ ngu ngốc và nó chỉ tạo ra những vết thương do chính mình gây ra. Chiến lược phải dựa trên lợi ích, không phải đáp trả đối với bất kỳ mối đe dọa nào hay tất cả các mối đe dọa.

Henry Kissinger, một người theo chủ nghĩa thực tiễn như Kennan, từng là một học giả hoài nghi về Chiến tranh Việt Nam. Là một thành viên của chính quyền Nixon, ông ủng hộ mạnh mẽ việc theo đuổi chiến tranh trong khi đàm phán về việc rút quân của Mỹ. Nhưng trong các cuộc trò chuyện riêng tư với Richard Nixon, ông tiết lộ rằng, ông không tin vào logic trọng điểm đã dẫn tới sự can thiệp của Mỹ. Ông nói với Nixon sẽ không thật sự quan trọng nếu miền Nam Việt Nam thất thủ, và miễn là điều đó xảy ra “một hoặc hai năm” sau khi quân đội Hoa Kỳ rút về, công chúng Hoa Kỳ sẽ không “quan tâm tới”.

Miền Nam Việt Nam đã thất thủ và nó gây ra một thảm kịch nhân đạo, nhưng về lâu dài nó không làm Hoa Kỳ tê liệt. Chỉ có một số quân cờ domino nhỏ rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản ở châu Á, và 10 năm sau khi Sài Gòn sụp đổ, chính quyền Reagan đang đàm phán từ một thế mạnh với Liên Xô. Đến năm 1989, Bức tường Berlin sụp đổ.

Tất nhiên, một trong những lý do chính dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Moscow là sự can thiệp của nó vào Afghanistan, khiến Liên Xô đổ máu và hủy hoại ý chí của họ. Người Nga tham gia vì những lý do quen thuộc: một cuộc nổi dậy, chia rẽ nội bộ, lo sợ bất ổn. Lúc đó, Moscow lẽ ra phải chú ý đến lời khuyên khôn ngoan của George Kennan, như bây giờ chúng ta nên làm.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Dự luật “siêu bom tấn” của Mỹ đánh TQ trên mọi mặt trận, buông đòn trừng phạt không nương tay

    Cụ thể, các nghị sĩ Mỹ đã nhất trí đầu tư hơn 200 tỷ USD vào công nghệ, khoa học và nghiên cứu của Mỹ với số phiếu là 68 phiếu thuận – 32 phiếu chống vào ngày 8/6 vừa qua, sau khi Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật lưỡng đảng hiếm hoi nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Nhưng dự luật vẫn cần được Hạ viện Mỹ duyệt trước khi trình tới tổng thống Biden.

    Dự luật lớn

    Ngày 8/6 vừa qua, Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật lưỡng đảng hiếm hoi nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Cụ thể, các nghị sĩ đã nhất trí đầu tư hơn 200 tỷ USD vào công nghệ, khoa học và nghiên cứu của Mỹ với số phiếu là 68 phiếu thuận – 32 phiếu chống.

    “Thế giới hiện đang cạnh tranh hơn bất kỳ lúc nào kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc,” lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer, một đảng viên Đảng Dân chủ ở New York, nói tại Thượng viện ngay trước cuộc bỏ phiếu. “Nếu chúng ta không làm gì, những ngày Mỹ có tư cách là siêu cường thế giới có thể sẽ kết thúc”.

    Đạo luật này – được gọi là Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới của Mỹ – có mục tiêu đối đầu với ảnh hưởng của Trung Quốc trên nhiều mặt và “sẽ thúc đẩy sự đổi mới của Mỹ và duy trì lợi thế cạnh tranh của chúng ta cho các thế hệ sau”, ông Schumer nói.

    “Dự luật này có thể là bước ngoặt đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ trong thế kỷ 21, và vì lý do đó, đạo luật này sẽ trở thành một trong những thành tựu lưỡng đảng quan trọng nhất của Thượng viện Mỹ trong lịch sử hiện đại.”

    Dự luật, bao gồm khoản chi tiêu trị giá 250 tỷ USD, giải quyết gần như mọi khía cạnh của mối quan hệ phức tạp và ngày càng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

    Dự luật bao gồm hàng tỷ USD tăng cường sản xuất chất bán dẫn của Mỹ, một dấu hiệu cho thấy sự cấp bách ngày càng tăng ở Washington rằng Mỹ đã trở nên phụ thuộc “một cách nguy hiểm” vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Dự luật đề xuất cấm các quan chức Mỹ tham dự Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 vì những lo ngại về nhân quyền và tuyên bố các chính sách của Bắc Kinh ở vùng Tân Cương của Trung Quốc là “một tội ác diệt chủng”.

    Khoảng 2 tỷ USD sẽ được chi tiêu để “sản xuất chip điện tử nhằm thúc đẩy lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia, vì những con chip này rất cần thiết cho ngành công nghiệp ô tô, quân sự và các ngành công nghiệp quan trọng khác”.

    Luật cũng bao gồm một loạt các điều khoản nhằm tăng cường quan hệ của Mỹ với Đài Loan và các liên minh quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương, bao gồm nhóm Quad – hiệp ước ngày càng được thắt chặt giữa Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Ngoài ra, còn những điều khoản khác nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc ngay tại các trường học Mỹ và trong các tổ chức quốc tế.

    “Đây là cơ hội để cạnh tranh với Trung Quốc ở cấp độ nghiên cứu,” Thượng nghị sĩ Roger Wicker, một đảng viên Cộng hòa Tennessee, nói trước cuộc bỏ phiếu. “Dự luật này sẽ tăng cường sự đổi mới của đất nước chúng ta trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng của tương lai, các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, robot, điện toán lượng tử và truyền thông, và dự luật này cũng là một yếu tố làm thay đổi cuộc chơi”.

    Biện pháp trừng phạt

    Đạo luật cũng cho phép Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với các quan chức Trung Quốc vì một loạt cáo buộc, bao gồm tấn công mạng, trộm cắp tài sản trí tuệ và vấn đề Tân Cương. Mỹ cho rằng có tới 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác bị giam giữ trong “trại cải tạo” trong khi phụ nữ dân tộc thiểu số bị “cưỡng bức phá thai và triệt sản cưỡng bức”.

    Bắc Kinh đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và khẳng định rằng các trại này là cơ sở đào tạo nghề.

    Dự luật vẫn cần được Hạ viện Mỹ duyệt trước khi trình tới tổng thống Biden.

    Các nội dung khác của dự luật bao gồm đầu tư 10 tỷ USD trong 5 năm cho Bộ Thương mại Mỹ để tạo ra các chương trình kiến tạo trung tâm công nghệ, một phần ba trong số đó sẽ phải được đặt ở các khu vực nông thôn.

    Luật cũng yêu cầu sắt, thép, các sản phẩm chế tạo và vật liệu xây dựng được sử dụng trong các dự án cơ sở hạ tầng do liên bang tài trợ phải được sản xuất tại Mỹ.

    Các quan chức Nhà Trắng đã giám sát chặt chẽ và tham gia vào quá trình soạn thảo và sửa đổi dự luật mà họ đã kêu gọi các nhà lập pháp trình lên trước ông Biden.

    Dự luật sẽ giúp Nhà Trắng hoàn thiện nhiều mục tiêu, đặc biệt là tìm cách tăng cường năng lực kinh tế của Mỹ khi đối mặt với một Trung Quốc đang trỗi dậy và ngày càng cạnh tranh.

    Trong khi đó, Ủy ban Thương mại, Khoa học và Vận tải Thượng viện đã tranh luận và sửa đổi Đạo luật Biên giới Vô tận (Endless Frontier Act). Nhiều điều khoản mới đã được bổ sung, bao gồm một điều khoản đề cập đến việc cấm vận chuyển, bán hoặc mua vây cá mập. Ủy ban đã bổ sung Đạo luật ủy quyền của NASA vào luật, cùng với ủy quyền trị giá 10 tỷ USD cho chương trình tàu đổ bộ mặt trăng Artemis của NASA.

    https://doanhnghieptiepthi.vn/du-luat-sieu-bom-tan-cua-my-danh-trung-quoc-tren-moi-mat-tran-buong-don-trung-phat-khong-nuong-tay-161210906123507760.htm

    • Dự luật “chống TQ” nầy khó lòng sống sót khi qua phê duyệt tại hạ viện Mỹ, với đa số 32 phiếu thuộc đảng Dân chủ. TQ sẽ “vận động hành lang” bằng ¥ chuyển qua $ để cố đánh bạt phiếu Cộng hoà. Chưa kể tại chính đảng cộng hoà họ cũng có một số tay trong, những lá phiếu từng chống Trump.
      Đừng hòng TQ để yên cho đạo luật thù địch nầy lọt cửa tử tại một hạ viện vốn chịu ơn họ trong cuộc bầu bán vừa qua!
      Wait and see…

  2. Thản kịch của những nước nhược tiểu bị “big brothers”(đại ca)…bỏ của chạy lấy
    người hay chạy làng, mặc kệ đồng minh “sống chết mặc bay” !
    Thế nhưng,có người ngoác mồm ra ca tụng các “big brothers” đó là có “đức khiêm
    cung” cơ đấy ! Bọn chính trị gia gian manh nay được coi là các nhà tu hành đạo ?
    Có một thời ở trong nước, một vài quan chức… lý loạn để tuyên truyền rằng thì là
    mà…cần có ĐỨC TIN vào đảng, vào CNXH., thay vì đáng lẽ phải viết chính xác là
    cần có NIỀM TIN… thì không ai nói làm gì nhưng phóng lên thành…ĐỨC TIN nghe
    không lọt tai chút nào cả. Có lẽ vì nhận ra điều lố bịch này nên ít lâu sau không có
    quan nào dám “lên gân” như trên nữa ?

  3. Nói tóm lại, Mỹ nên mặc kệ các nước ở ĐÔNG và NAM Á rơi vào tay Trung cộng, quay về lo giữ nhà mình, cho yên!
    Là cái menu do Trung cộng làm đầu bếp
    Fareed Zakaria làm bồi bàn
    Vũ Ngọc Chi tiếp thị để lung lạc dư luận đấu tranh đòi Mỹ giữ biển Đông- sự khôn ngoan để Mỹ và phương Tây không phải xin phép Trung cộng khi hải hành từ Ấn độ dương qua eo Malacca vao Thái bình dương nuôi các nền kinh tế đồng minh và đối tác của Mỹ!

    Sao ranh ma mà ngu ngốc thế?
    Thế mới biết Tàu nó xài đồng ¥ hữu hiệu thế nào.
    Nó thuộc làu thơ Kiều để đi guốc trong bụng cả một bọn biết chữ khắp thế giới…”máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê.”

  4. Lo sợ bất ổn: khi bộ chính trị Liên xô họp,có người đề nghị cần can thiệp vào Afgganistan.Bộ trưởng Q.phòng nói : nếu đưa quân vào Af. sẽ bị dư luận QUỐC tế phản đối.Một ủy viên bộ chính tị nói : nhiệm vụ của đ/c là chỉ huy bộ đội,còn dư luận QUỐC tế có người lo.Nửa đêm hôm ấy có tin Quân đội Lxo đã vào thủ đô Af…và hậu quả…,

  5. Tiếp
    Thực tế nước Mỹ ” thắng Nga xô và Đông Âu” là dùng tiền mua chuộc, hứa hẹn làm ” thoái hóa” đám thích tiền mà nơi sở tại không đáp ứng được.
    Còn ngày nay thì chính Trung Quốc, Việt nam lại dùng tiền, dùng gái, dùng tiệc tùng xa xỉ… làm thoái hóa bọn ” tinh hoa nước Mỹ”. Thế mới đau. Nước Mỹ giàu có để làm gì, có hưởng thụ loài thú được tí nào đâu, sống rập khuôn ” trách nhiệm” trở thành nhàm chán, nặng nề. Thôi thì cũng là kiếp người phải hưởng thụ tính con thú hoang trong lốt áo người chứ. Chủ nghĩa thực dụng luôn luôn ” phù hợp” ở trần thế. Mấy ai được như ” nhân sĩ trí thức nước Đảng” cơm no rượu say, bay đi bay lại nhàm chán quá muốn thành ” thánh hiền” nên mới ” khai trí cành cạch” cho đám u mê nghĩ trời tỏa sáng, ngờ đâu địa ngục trần gian, tăm tối ngục tù, tăm tối địa ngục chết gục trong đau đớn.

  6. Nước Mỹ chỉ thích dùng cơ bắp nên hầu hết là thua trên các mặt trận về lâu dài. Thằng cha do thái Kissinger không thể thắng cái đầu của bọn Hán và bọn Việt. Nước Mỹ muôn đời không bao giờ hiểu đc tâm lý bọn Hán và bọn Việt. Do vậy sẽ luôn luôn thua trong cuộc chiến. 10 ngày thiếu ăn là lính Mỹ tự lăn ra mà chết. Cộng sản cả tháng đói ăn, họ vẫn kiên tâm đánh. Càng đói họ càng bền gan. Nhớ như thế.
    Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng.
    VNCH lính ” cháo gà” thì một bữa không có cháo gà là chân tay run lẩy bẩy. Đánh đấm cái con mẹ gì nữa. Chưa kể các bố VNCH chỉ thích Oai với dân. 10 đời tổng thống Mỹ có súm nhau lại cũng đéo bao giờ đánh sụp đc bọn csvn, chứ đừng nói đến đánh bọn Khựa.
    Hehe, em nói thế này mấy bác lại nhào vô tung hô em bò đỏ.

Leave a Reply to Lambanthesu Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây