Lễ kỷ niệm 100 năm có thể là sự kiện trọng thể cuối cùng của đảng Cộng Sản Trung Quốc

Project-Syndicate

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm 

11-6-2021

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chuẩn bị đánh dấu một trăm năm vào ngày 1 tháng 7, kỷ lục trường thọ còn khiêm nhường hơn trong các đảng độc tài khác trong thời hiện đại, sẽ khiến cho giới lãnh đạo của Đảng lo lắng. Nếu Đảng không đi đúng hướng với sự hồi sinh của tân chủ thuyết Mao, sự kiện trọng thể của Đảng có thể là cuối cùng.

Con người sống gần 100 năm thường nghĩ về cái chết. Nhưng các đảng chính trị kỷ niệm một trăm năm, như Đảng CSTQ vào ngày 1 tháng 7, họ bị ám ảnh bởi sự bất tử. Tinh thần lạc quan như vậy có vẻ kỳ lạ đối với các đảng cai trị độc tài, bởi vì kỷ lục trường thọ của Đảng không truyền cảm hứng cho sự tự tin. Thực tế là trong thời hiện đại, không có đảng nào như vậy tồn tại trong một thế kỷ, cho nên khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng và không phải là mừng lễ kỷ niệm.

Một lý do rõ ràng cho tuổi thọ tương đối ngắn của các đảng cộng sản hoặc độc tài là, không giống như các nền dân chủ, các chế độ độc tài thống trị hiện đại chỉ xuất hiện trong thế kỷ XX. Chế độ độc tài đầu tiên ở Liên Xô được thành lập vào năm 1922. Quốc Dân Đảng (QDĐ) ở Trung Quốc, một đảng gần như Leninist, đã giành được quyền kiểm soát đất nước trên danh nghĩa vào năm 1927. Đức Quốc xã đã không nắm quyền ở Đức trước năm 1933. Gần như tất cả các chế độ cộng sản trên thế giới được thành lập sau Đệ nhị Thế chiến.

Nhưng có một lời giải thích cơ bản hơn là sự trùng hợp lịch sử. Như những người theo thuyết của Hobbe nghĩ, môi trường chính trị mà các đảng độc tài hoạt động có ngụ ý về một sự tồn tại “khó chịu, tàn bạo và ngắn ngủi” nhiều hơn khi so với những người theo thuyết dân chủ nghĩ.

Một cách chắc chắn để các đảng độc tài chết là gây chiến và thua cuộc, một số phận đã xảy ra đối với Đức Quốc xã và Phát xít Ý. Nhưng hầu hết mọi việc từ bỏ quyền lực là trong một phong cách ít bi thương hoặc chấn thương hơn.

Trong các chế độ không cộng sản, các đảng cầm quyền lâu đời và hướng tới tương lai, chẳng hạn như Quốc Dân đảng ở Đài Loan và Đảng Cách mạng Thể chế Mexico (Institutional Revolutionary Party, PRI), đã nhìn thấy những lời lẽ viết ra trên tường và các cải cách dân chủ hóa được khởi xướng trước khi các đảng này mất tất cả tính hợp pháp. Rốt cuộc, mặc dù các đảng này đã mất phiếu bầu; nhưng về phương diện chính trị, họ còn tồn tại và sau đó trở lại nắm quyền bằng cách giành chiến thắng trong cuộc bầu cử có cạnh tranh (như tại Đài Loan năm 2008 và Mexico năm 2012).

Ngược lại, các chế độ Cộng sản đều đã sụp đổ, dù cố gắng xoa dịu dân chúng thông qua các cải cách dân chủ có hạn chế. Trong khối Xô Viết cũ, các biện pháp tự do hóa trong những năm 1980 nhanh chóng tạo ra các cuộc cách mạng đưa những người cộng sản – và chính Liên Xô – vào đống rác của lịch sử.

Đảng CSTQ không muốn bàn đến chuyện lịch sử đó trong buổi lễ kỷ niệm trăm năm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các đồng chí của ông rõ ràng muốn phóng chiếu hình ảnh của một tinh thần tự tin và lạc quan. Nhưng việc làm ra vẻ can đảm chính trị không thể thay thế cho một chiến lược sinh tồn, và một khi Đảng CSTQ loại trừ các cải cách xem ra là quá nguy hiểm, các lựa chọn có sẵn của Đảng là cực kỳ hạn chế.

Trước khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012, một số nhà lãnh đạo Trung Quốc đã hướng về mô hình của Singapore. Đảng Hành động Nhân dân (The People’s Action Party, PAP), đã cai trị một quốc gia thành phố liên tục từ năm 1959, dường như Đảng có tất cả: Gần như là hoàn toàn độc quyền, quản trị có thực lực, thành quả kinh tế vượt trội và sự hỗ trợ đáng tin cậy của dân chúng.

Nhưng khi Đảng CSTQ càng hướng về Singapore nhiều hơn – và Đảng đã phái hàng ngàn quan chức đến Singapore để nghiên cứu – Đảng càng ít muốn trở thành một phiên bản quy mô của PAP. Những người Cộng sản Trung Quốc chắc chắn là muốn cho PAP giữ quyền lực, nhưng họ không muốn áp dụng các phương pháp và thể chế tương tự đã giúp cho PAP duy trì quyền tối thượng.

Trong số tất cả các thành tố của thể chế đã làm cho sự cai trị của PAP trở nên đặc biệt, mà Đảng CSTQ ít thích thú là, các đảng đối lập được hợp pháp hóa của Singapore, các cuộc bầu cử tương đối có minh bạch và tinh thần trọng pháp. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng, các thể chế này là quan trọng sinh tử đối với sự thành công của PAP, nhưng nó sẽ là định mệnh an bài cho sự suy vi trong tình trạng độc quyền chính trị của Đảng CSTQ, nếu được du nhập vào Trung Quốc.

Đó có lẽ là lý do tại sao mô hình Singapore không thu hút trong thời đại của Tập, trong khi mô hình Bắc Triều Tiên – đàn áp toàn trị, sùng bái lãnh đạo tối cao, tự lực kinh tế – đã trở nên hấp dẫn hơn. Đúng như vậy, Trung Quốc vẫn chưa trở thành một Bắc Triều Tiên khổng lồ, nhưng trong tám năm qua, một số xu hướng đã đưa đất nước theo đường lối đó.

Về mặt chính trị, việc cai trị bằng sự sợ hãi đã trở lại, không chỉ đối với người dân bình thường, mà còn cho giới cao cấp của Đảng, vì ông Tập đã khôi phục các cuộc thanh trừng dưới vỏ bọc của một chiến dịch chống tham nhũng dài hạn. Kiểm duyệt cấp thượng tầng trong thời kỳ hậu Mao, và chế độ của ông Tập đã loại bỏ tất cả không gian cho các xã hội dân sự hoạt động, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ. Thậm chí chính quyền còn kiềm chế các doanh giới tư nhân Trung Quốc với các cuộc đàn áp theo luật, truy tố hình sự và tịch thu tài sản.

Và ông Tập đã nuôi dưỡng quyết liệt tinh thần sùng bái. Trong những ngày này, trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo tràn ngập các bài vở về các hoạt động và sắc lệnh cá nhân của ông Tập. Gần đây, để đánh dấu một trăm năm của đảng, tài liệu lịch sử giản lược của Đảng CSTQ được phát hành, dành một phần tư nội dung để nói về tám năm cầm quyền của ông Tập, trong khi chỉ dành một nửa chỗ cho bài viết về Đặng Tiểu Bình, vị cứu tinh thật sự của Đảng.

Về mặt kinh tế, Trung Quốc vẫn chưa đạt được tình trạng tự túc toàn diện. Nhưng Kế hoạch Ngũ niên của Đảng dự kiến một tầm nhìn để tự cung ứng trong công nghệ và an ninh kinh tế để tập trung cho mức tăng trưởng quốc nội. Mặc dù Đảng có một lời biện minh hợp lý là, chiến lược tách rời kinh tế và công nghệ của Mỹ khiến cho họ không có một lựa chọn nào khác; chỉ có một vài nền dân chủ phương Tây muốn duy trì việc kết hợp kinh tế và xem Bắc Triều Tiên là một mô hình chính trị trong tương lai.

Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nâng cốc chúc mừng cho buổi lễ trăm năm của ĐCSTQ, họ nên hỏi liệu Đảng có đi đúng hướng hay không. Nếu không, lễ mừng lần này của Đảng có thể là một sự kiện trọng thể cuối cùng.

______

Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei), Giáo sư Khoa Công quyền học tại Claremont McKenna College và Thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall của Đức của Hoa Kỳ.

Bài liên quan: Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ trước năm 2049*  — Trung Quốc sẽ không sụp đổHung đồ của Trung Quốc với lân bangXuất khẩu mô hình Trung Quốc.

*Người dịch đặt tựa đề cho bản dịch

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Đáng tiếc tác giả vẫn còn để vài nhầm lẫn trong nổ lực của mình. Xin góp ý sau:

    Human beings approaching 100 normally think about death. But political parties celebrating their centennial, as the Communist Party of China (CPC) will on July 1, are obsessed with immortality. Such optimism seems odd for parties that rule dictatorships, because their longevity record does not inspire confidence. The fact that no other such party in modern times has survived for a century should give China’s leaders cause for worry, not celebration.
    (Trích nguyên văn bài viết “The Party Is Not Forever” của MINXIN PEI, Jun 11, 2021)

    *Đoạn dịch của tác giả (chữ in hoa là của người bình luận sửa lại hoặc thêm)

    “Con người sống gần 100 năm thường nghĩ về cái chết. Nhưng các đảng chính trị kỷ niệm một trăm năm, như Đảng CSTQ vào ngày 1 tháng 7, họ bị ám ảnh bởi sự bất tử. Tinh thần lạc quan như vậy có vẻ kỳ lạ đối với các đảng cai trị độc tài, bởi vì kỷ lục trường thọ của Đảng không truyền cảm hứng cho sự tự tin. (Thực tế là) SỰ THỂ RẰNG trong thời hiện đại, không có đảng nào như vậy tồn tại trong một thế kỷ, (cho nên) HẲN LÀ SẼ khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng (và) CHỨ không phải là mừng lễ kỷ niệm.”
    *”the fact that” là lối dẫn nhập một noun clause làm subject cho một verb phía sau;

    *fact ở đây không hề có nghĩa là ‘thực tế, sự kiện”, thậm chí có thể bỏ khỏi câu.
    (Ví dụ: The fact that you lied makes me doubt your promise = That you lied makes me doubt your promise)

    ~~~~~

    Dịch sai nghĩa và sai ngữ pháp:
    *Đối chiếu với đoạn dưới đây:
    Economically, China has yet to embrace juche fully. But the CPC’s new Five-Year Plan projects a vision of technological self-sufficiency and economic security centered on domestic growth. Although the party has a reasonable excuse – America’s strategy of economic and technological decoupling leaves it no alternative – few Western democracies will want to remain economically coupled with a country that sees North Korea as its future political model.
    (Trích nguyên văn bài viết “The Party Is Not Forever” của MINXIN PEI, Jun 11, 2021)

    Đoạn dịch của tác giả (chữ in hoa là của người bình luận sửa lại hoặc thêm):

    “Về mặt kinh tế, Trung Quốc vẫn chưa (đạt được tình trạng tự túc toàn diện) ĐI THEO ĐƯỜNG LỐI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRIỀU TIÊN [JUCHE]*. Nhưng Kế hoạch Ngủ niên MỚI của Đảng dự kiến một tầm nhìn để tự cung ứng trong công nghệ và an ninh kinh tế để tập trung cho mức tăng trưởng quốc nội. Mặc dù Đảng có một lời biện minh hợp lý là, chiến lược tách rời kinh tế và công nghệ của Mỹ khiến cho họ không có một lựa chọn nào khác; chỉ có một vài nền dân chủ phương Tây muốn duy trì việc kết hợp kinh tế (và xem) VỚI MỘT NƯỚC XEM Bắc Triều Tiên (là) NHƯ (một) mô hình chính trị trong tương lai CỦA MÌNH.”

    [*Juche , hay chủ nghĩa xã hội Triều Tiên, là một hệ tư tưởng chính trị do Kim Il-sung (1912–1994), người sáng lập ra Triều Tiên hiện đại,hình thành lần đầu tiên. Từ Juche là sự kết hợp của hai chữ Hán, Ju và Che, Ju có nghĩa là chủ, chủ thể, và bản thân là diễn viên; Che nghĩa là vật, sự vật, chất liệu.
    Triết học và Chính trị
    Juche bắt đầu như một tuyên bố đơn giản của Kim về sự tự lực; đặc biệt, Triều Tiên sẽ không còn tìm đến Trung Quốc , Liên Xô hoặc bất kỳ đối tác nước ngoài nào khác để được viện trợ. Trong những năm 1950, 60 và 70, hệ tư tưởng đã phát triển thành một bộ nguyên tắc phức tạp mà một số người gọi là tôn giáo chính trị. Bản thân Kim đã gọi nó như một loại hình Nho giáo cải cách .
    Juche như một triết học bao gồm ba yếu tố cơ bản: Tự nhiên, Xã hội và Con người. Con người biến đổi Tự nhiên và là chủ của Xã hội và vận mệnh của chính mình. Trái tim năng động của Juche là người lãnh đạo, người được coi là trung tâm của xã hội và là yếu tố định hướng của nó. Do đó, Juche là ý tưởng chỉ đạo cho các hoạt động của người dân và sự phát triển của đất nước.] (www.greelane.com)

    Bình luận trên không gì khác ngoài mong mỏi btd sẽ gồm toàn những statuses hoàn hảo và chất lượng
    Có gì xin các bạn góp ý.

  2. “ông Tập đã khôi phục các cuộc thanh trừng dưới vỏ bọc của một chiến dịch chống tham nhũng dài hạn”

    Tinh thần Khải Silk vẫn sống mãi

    “Về mặt chính trị, việc cai trị bằng sự sợ hãi đã trở lại”

    Dân mình cũng nêu 1 trong những vấn đề làm “đấu tranh” giảm là do đàn áp . Trần Thị Bích thì đổ lỗi vì Mỹ đã không giúp Việt Nam chống tham nhũng . Cộng lại, tại Mỹ cả .

    “Thậm chí chính quyền còn kiềm chế các doanh giới tư nhân Trung Quốc với các cuộc đàn áp theo luật, truy tố hình sự và tịch thu tài sản”

    Tất cả những vấn nạn VN đã, đang & sẽ gặp, Trung Quốc đều có lời giải

    “Gần đây, để đánh dấu một trăm năm của đảng, tài liệu lịch sử giản lược của ĐCSTQ được phát hành, dành một phần tư nội dung để nói về tám năm cầm quyền của ông Tập, trong khi chỉ dành một nửa chổ cho bài viết về Đặng Tiểu Bình, vị cứu tinh thực sự của Đảng”

    Điều này thì Đảng của các bác đã khắc phục được . Cũng như trí thức nhà mềnh như Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Đình Cống … bác Tổng luôn trích tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài viết chính luận của mình . Gotta admit, các bác trí thức nhà mềnh khi “phản biện” lại bài của bác Tổng, gặp câu trích của Bác Hồ là ngã bổ chửng mặt lý luận . Nhìn vui không thể tả!

    “họ nên hỏi liệu là Đảng có đi đúng hướng hay không. Nếu không, lễ mừng lần này của Đảng có thể là một sự kiện trọng thể cuối cùng”

    Cái warning này có dành cho Đảng các bác được không ? Về chuyện đúng hướng, tư duy xuyên quyền thế đâu cần phân biệt đúng sai . Chương mới về tư bản đỏ kể về đồng chí tiến sĩ Nguyễn Quang A vừa buôn lậu hưởng chênh lệch giá vừa tham gia IDS, lập ra những luật lệ giúp tập đoàn tư bản đỏ của ổng thoát khỏi luật thuế trong đường tơ kẽ tóc . Và Đảng các bác vẫn sống nhăn răng tới giờ này . No Star Where. Sự thật là Đảng các bác vẫn tồn tại cùng đất nước & dân tộc trong khi mọi thứ còn tanh bành hơn cả Trung Quốc, chỉ ra bài này chỉ thuộc dạng tào lao . Có 1 dạo báo chống Cộng hải ngoại, cái loại “coi Mỹ là đồng minh, là một đất nước tiến bộ … coi việc đi Mỹ du học là một thành tựu lớn trong đời … nhìn lính Mỹ … như những người bảo vệ họ trước miền Bắc”, cứ năm hết tết đến lại có 1 dự đoán năm nay là năm cuối cùng của Đảng các bác . Cái khác là khứa này viết bằng tiếng u trên báo thổ tả phản động nước ngoài là tờ Project-Syndicate.

    Đúng, Đảng các bác cần kiên quyết tiêu diệt nọc độc văn hóa Mỹ-Ngụy sớm chừng nào tốt chừng này. Nhưng bảo là nó sẽ làm cho Đảng tiêu tán thòn ngay tắp lự thì hơi lạc quan tếu . Dân số VN hiện giờ có tới 85% dính dáng tới truyền thống văn hóa cách mạng hào hùng của Đỗ Kim Thêm. Không tin, đọc còm họ kể về mình thì biết . Bắt tụi này chống cái tư duy đã làm nên những thứ cả họ nhà chúng nó tự hào, và đại diện là Đảng Cộng Sản ? Nucking Futs! Tiêu diệt nọc độc văn hóa Mỹ-Ngụy dễ hơn (rất) nhiều .

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây