Vì sao cuộc “giải cứu” từ Hải Dương gây khó chịu ở Sài Gòn?

Tuấn Khanh

3-7-2021

Các sinh viên từ Hải Dương hô khẩu hiệu trên máy bay, vào Sài gòn. Ảnh: afamily.vn

Có một điều chắc chắn là 300 em từ Hải Dương đến Sài Gòn để “giải cứu”, không phải em nào cũng có thái độ đáng ghét, và cũng không phải em nào cũng bị tẩy não đến mức đến Sài Gòn, coi như là vào cuộc “giải phóng” lần hai.

Chắc chắn có những em từ Hải Dương nhiệt thành đến thành phố tinh thần tự do này, để vừa được tìm hiểu, vừa được cống hiến sức trẻ của mình – mà nghe đâu là theo vận động của các ông to nào đó, có thể y tế, có thể doanh nghiệp.

Thật ra các câu chuyện gây khó chịu đang râm ran trên mạng xã hội, không lớn, và không đáng cho người dân Sài Gòn phải bàn tới – bởi tính dân Sài Gòn vốn dễ dãi và bao dung. Nhưng điều tạo ra sự chán ngán – mà chắc ngay những nhà lãnh đạo cũng không biết – là cái kiểu đi giúp người lại đánh trống thổi kèn, hoàn toàn không là cách để đoàn kết dân Sài gòn với các em sinh viên ấy, mà rõ là chỉ để làm rạng mặt một số quan chức có bệnh mê đắm hình thức.

Nên, câu chuyện này cần nhìn về phía khác, phía những người có trách nhiệm, đã làm gì để phá hỏng 300 tâm hồn nhiệt huyết của thanh niên Hải Dương đến Sài Gòn một cách đáng thương đến vậy. Hơn nữa, đằng sau chuyến đi này, có “xã hội hóa” theo tài trợ của doanh nghiệp nào đó không, mà lại làm rộ lên các lời phản đối đạo đức giả từ các dư luận viên cấp cao để bảo vệ chủ máng ăn của mình, khiến dân Sài Gòn – không cái gì là không biết – càng bực thêm.

Nơi sinh hoạt và nghỉ ngơi của các bác sĩ, y tá, sinh viên y, làm việc thầm lặng ở Sài Gòn. Ảnh trên mạng

Ai đã vận động, ai đã ra lệnh để đưa các em từ Hải Dương vào Sài Gòn trong lúc dịch bệnh rối ren, mà mục đích tuyên truyền lớn hơn cả thực chất? Trên báo Tuổi trẻ ngày 1-7, có bản tin “Hơn 300 giảng viên, sinh viên y Hải Dương bay vào TP.HCM chống dịch”, khẳng định rằng “Thông tin từ Vietnam Airlines cho biết chiều 30-6, hãng này nhận được thông tin khẩn từ Bộ Y tế về việc đưa đoàn y tế từ Hải Dương vào TP.HCM”.

Bộ Y Tế dựa trên tình hình nào để đưa người “khẩn” vào Sài Gòn?

Trên các trang facebook, người ta nhìn thấy Sài Gòn còn rất nhiều nơi liên quan về đào tạo y tế, người tình nguyện… vẫn mong được tham gia chống dịch, nhưng không đến lượt mình. Nhìn câu chuyện tuyên truyền rầm rộ cho 300 sinh viên từ Hải Dương vào, ở khách sạn cao cấp, và lại rộ lên những thông tin tiêu cực khác, ắt cũng khiến 1000 sinh viên Đại Học Y Dược Sài Gòn tình nguyện vẫn đang miệt mài làm công việc không khỏi chạnh lòng cho những giọt mồ hôi, thậm chí tính mạng, rất thầm lặng của họ.

Bạn đang chuẩn bị nói rằng tôi phân biệt vùng miền sao? Nên nhớ 1000 sinh viên đại học Y Dược Sài Gòn hay hàng chục ngàn người khác đang lã người hàng ngày dưới cái nóng 35-40 độ, đều có đủ những sinh viên theo học, đến từ Hải Dương, Hà Nội, Bình Dương, Bắc Ninh… và cả Sài Gòn nữa.

Đã từng có những chuyến tiếp sức như vậy, từ Đà Nẵng, Sài Gòn, Bình Dương… để đi đến Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội… trong các đợt dịch từ năm 2020 đến nay. Nhưng không ai làm chuyện khó coi, đẩy các bạn trẻ thành món tuyên truyền quen tay, đến lố bịch như hiện nay. Người miền Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào Mũi Cà Mau, vốn có thói quen rất khó chịu với các loại tuyên truyền – đặc biệt mượn đến “tình đồng bào”.

Ảnh trên mạng

Nhìn bức ảnh đang lan truyền trên mạng, các sinh viên Hải Dương phải giơ tay hô khẩu hiệu, nhưng các bạn ngồi gần camera thì ngại ngùng cúi mặt. Thương các bạn, thương tuổi trẻ Việt Nam cứ bị đẩy vào những trò lố lăng. Chúng tôi: những người dân miền Nam, những người dân Sài Gòn cũng đang ngại ngùng như chính các bạn vậy.

Các anh chị Sài Gòn, các ông bố, bà mẹ Sài Gòn… có lẽ nên thôi bực mình mấy em nhỏ. Lỗi do người lớn, lỗi do kẻ có quyền cứ quen trò hô hào tuyên truyền như chiến tranh “chống dịch như chống giặc”. Sài Gòn không có giặc, chỉ có mệt mỏi và lo lắng, tự chia sẻ với nhau – và trở nên tức giận với những trò “làm giặc” được ai đó tổ chức quy mô, khó coi đến vậy.

Bình Luận từ Facebook

13 BÌNH LUẬN

  1. Cảm ơn bạn Lu đã chỉ ra chỗ bị lỗi và bạn đọc Sa kim đã đề nghị thêm chữ ” từ “trước “Hải Dương ” ( hoặc “của” để tránh điệp ngữ ” từ” ở trước ). Thành thực xin lỗi quý độc giả .

  2. Trò diễn cũ rích của lủ khỉ trong “Gánh Xiếc Trường Sơn”. 300 sinh viên theo bác “Hổ Quản” đi “từ Bắc vô Nam” để giúp chống dịch Cúm Tàu cho gần 9 triệu người dân ở Sài Gòn ? Sài Gòn có bao nhiêu chục ngàn sinh viên không làm được sao ngoài chích thuốc cần phải được huấn luyện như cựu Y tá Nguyển tấn Dũng !

    Vết thương hơn 46 năm của hàng chục triệu người dân Miền Nam đã bị “giải phóng” trở thành “mất nước, mất Tự Do” khó ngừng rĩ máu vì các trò khỉ của đám Cộng nô Ba Đình !

  3. Chúng tôi không có chuyên môn về báo chí , cũng không có điều kiện nắm bắt tin tức một cách ” đa chiều ” cho thật rõ ngọn ngành sự việc . Do đó , ” bất đắc dĩ ” mới phải nêu ở đây suy nghĩ của bản thân , chỉ vì thành ý .
    Nhìn ” tựa ” rồi đọc toàn bài .. Với nội dung ấy, nên chăng , tựa đề dưới dạng đại loại như ” thấy gì từ cuộc giải cứu Hải Dương ? ” chẳng hạn . Như thế , vẫn vừa toát thông điệp mà tác giả nhắm tới vừa giải được ” cú sốc ” của vấn đề nhạy cảm (mà có lẽ ông Tập Cận Bình rất mong nghe) là sự chia rẽ , kỳ thị vùng miền ở ta . Tuy nhiên , có một thực tế , là qua câu chữ , chúng ta có thể nghĩ tác giả không nhằm vào mục đích đó .
    Như đã nói , do là kẻ ” ngoại đạo ” nên không rõ kỹ thuật , nghệ thuật đặt” tit” của báo chi . Chỉ hiểu theo kiểu bình dân, ” tít ” vừa là sự cô đọng , toát thực chất và nhất là gây tò mò . Bây giờ chúng tôi lại hiểu thêm , ” tit” nên tránh va chạm những vấn đề ” nhạy cảm” , chí ít ở hai lĩnh vực tôn giáo , chính trị . ” Tít ” giật gân , scandal , nếu có , chỉ nên ở loại tin ” lá cải ” ! Xin cảm ơn

  4. Chỉ thấy trong lòng hằn lên những vết đau, những xót thương cho Sài Gòn và người dân Sài Gòn của tôi. Thành phố đứng đầu về thu ngân sách của cả nước, nhưng người dân Sài Gòn lại phải thắt lưng buộc bụng để góp 82% số thu vào ngân sách nhà nước nhằm san sẻ với các tỉnh bạn… Chỉ với 18% số thu được giữ lại, Sài Gòn lại luôn là đầu tàu của cả nước trong mọi lãnh vực và là miền đất lành để cư dân mọi miền, mọi ngành nghề rủ nhau “ Nam tiến”. Sài Gòn là một thành phố trẻ, rất trẻ – chỉ mới hơn 300 năm bắt nguồn từ việc lập phủ Gia Định vào năm 1698 của Tướng quân Nguyễn Hữu Cảnh. Sài Gòn không có những biệt phủ xa hoa, không đình thự dát vàng, không cổ kính tranh nghiêm , u Hoài , trầm mặc… Sài Gòn sôi động trong từng con phố, từng mờ sáng tinh sương đến khuya lắc khuya lơ. Và tính tình người Sài Gòn thẳng thắn, bộc trực nhưng hào phóng, thân thiện. Họ sẵn lòng giúp đỡ cho cả những người không quen biết, không hề phân biệt vùng miền . Người Sài Gòn luôn chung tay đỡ đần cho hết thảy từ bão miền Trung, đến lũ lụt miền Tây, chống rét Tây Bắc… Nơi đâu cần là Sài Gòn lên tiếng và âm thầm đi hỗ trợ cho các tỉnh bạn mà không cần đánh trống, khua kèn. Thấy đau lắm chứ, Bắc Giang, Bắc Ninh bị dịch bệnh, đoàn y bác sĩ Sài Gòn xốc ba lô lên đường trên những chuyến xe đò. Thành phố bùng phát dịch bệnh, đội ngủ nhân viên y tế giúp người dân chống dịch không chút kêu tha. Có ai lên tiếng ? có ai hỗ trợ ? hay có những tỉnh đã ban hành các văn bản cấm người Sài Gòn đi vào địa phận tỉnh họ vì sợ dịch bệnh lây Lan…Chợt nhớ đến câu nói trong “ Giai thoại Trạng Quỳnh “ “ Trạng chết Chúa cũng băng haf “. Sài Gòn mà “ chết “ liệu các tỉnh có được bình yên? Người Sài Gòn tự đùm bọc, chia sẻ cho nhau từng gói mì, ký gạo… Để giờ đây Sài Gòn đâu có yêu cầu chi viện, lãnh đạo một tập đoàn nào đó lại tài trợ, thúc đẩy bộ y tế ra thông báo “ khẩn” đưa các em sinh viên trường kỹ thuật y Hải Dương vào “ giải phóng “ Sài Gòn lần thứ hai… mà lại dài bằng chuyên cơ, ơi khách sạn 5, 6 sao và điều lạ lùng nhất là đi hỗ trợ chống dịch, nhìn các em lại giống như những người đi du lịch và càng phản cảm hơn là mặc áo blouse ra ngoài đường, lên máy bay…. Có ai học trường y mà lại không hiểu về việc áo blouse chỉ được mặc khi làm việc tại bệnh viện hay phòng thí nghiệm… Các em lớn tiếng đòi hỏi phải khẩu trang thế này, đồ bảo hộ y tế thế kia …tự dưng làm tôi giật mình đặt ra câu hỏi “ chẳng lẽ ngoài kia ( miền Bắc ) xài các dụng cụ tốt hơn, chuẩn mực hơn và như vậy hàng nào kém chất lượng, không đúng tiêu chuẩn… Sài Gòn nhận hết??? Ôi Sài Gòn , thật đáng thương và tội nghiệp vô cùng…
    Sài Gòn rất hoan nghênh và luôn dành những tình cảm tốt đẹp đến cho tất cả các bạn… Những ai dù đã sống hay chưa sống ơi thành phố này nhưng đã yêu thương Sài Gòn chân thật. Hãy đến và cùng chúng tôi chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Chúng tôi không cần bắt cứ một sự chi viện nào phải ồn áo, hình thức dưới những ý đồ nhằm mục đích cá nhân. Và người dân Sài Gòn tự đùm bọc lẫn nhau, xin đừng đem thái độ “ ban ơn “ vào thành phố này, các bạn nhé. Chúng tôi hiền nhưng chắc chắn không ngu…

  5. Hà Nội cũng đang có dịch VC. Vậy đưa sv,dù óc cả bác sỹ ,vào SG giải cứu thì giải cứu cái gì hay chỉ làm dân SG ,những người đang mướt mồ hôi ,chống dịch ,thêm bực mình vì một chút sỉ diện ,một tự ái của một nước bị xâm chiếm ,bị thua trận ,bị đô hộ “giặc tf miền Bắc vô đây ,bàn tay nhuốm máu hận thù?’ Mặc dàu đả “thống nhất trên 45 năm ,gần 1/2 thế kỷ ,ngươi miền Bắc vẫn tự cho ình là “mẫu quốc ” đén thế sao? Cai kiểu này khác gì vn cứu teowj Lào ,Campuchia vì tự nghỉ mình đàn anh ,nước lớn (gióng TC và Mỹ tặng vaccine cho VN). Đây là một kiểu “ta đây” không làm đàn anh ,không giúp được ai (óc không mang nổi mình óc lại mang coc cho rêu’….
    Trên 45 năm thống nhất nhưng não trạng của bọn miền Bắc vẫn chưa “thống nhất” sao??/

  6. Từ Bắc vô Nam tay cầm bó rau, tay kia cầm khẩu AK và tay ôm hình Bác Hồ . Ngô Anh Tuấn sẽ trở thành “đám 75”, & sẽ lại xuất hiện 1 mớ “đảng viên hoạt động nội thành” nữa cho xem, i mean those vẫn kêu gọi hòa hợp hòa giải. Còn những người “hoạt động công khai” thì ai cũng “hầu như” biết tỏng . “hầu như” thôi .

  7. Họ luôn luôn biết cách tạo ra bò đỏ. Nếu có vài con bò vàng biến thể thì cũng chỉ biết lí loạn ồn ào mà cứ ngỡ mình là ” nhân sĩ, trí thức, hiền tài nguyên khí quốc gia”. Đây mới là nỗi nhục to lớn triền miên. Nhục mà không biết mình Nhục.

  8. Cũng chẳng mấy ai quan tâm trách móc những tâm hồn non nớt ăn chưa nên đọi nói chưa nên lời. Tội lỗi ở nơi người lớn muốn bày trò.
    Trái tim tự ti luôn mang bộ mặt tự tôn.

Leave a Reply to ba lú Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây