Cần có nghị quyết của Chính phủ và Quốc hội tạm đình chỉ tất cả các dự án tượng đài

Lưu Trọng Văn

29-6-2021

Hầu hết các tượng đài mang tính cổ động chính trị chưa cấp thiết và quá ít tác dụng thực tiễn cùng giá trị nghệ thuật kém cỏi, lạc hậu, gây bất bình lớn trong nhân dân.

Các công trình này đều tốn kém hàng trăm tỷ thậm chí cả ngàn tỷ đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân trong lúc dân cần các trường học, bệnh viện, giao thông, đầu tư xoá nghèo, gây phẫn nộ rất chính đáng trong d.

Mới đây tỉnh Thanh Hoá đã phê duyệt dự án tượng đài kỉ niệm các chuyến tàu đưa cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc với tổng mức đầu tư 255 tỷ đồng, tại TP Sầm Sơn.

Trước phản ứng của dư luận ông Mai Xuân Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định: “tại thời điểm này, lãnh đạo tỉnh không có chủ trương huy động vốn để triển khai dự án bởi còn tập trung, ưu tiên tối đa cho công tác phòng chống dịch”, ông Liêm nói và cho hay việc lựa chọn thời gian triển khai dự án sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng.

Ở đây không có chuyện cân nhắc nữa mà phải dẹp bỏ ngay dự án này vì ý nghĩa của nó cũng như giá trị nghệ thuật kém cỏi của nó.

Hãy nghe phát biểu của bà Trần Tố Nga, một cán bộ miền Nam tập kết trên biển Sầm Sơn này:

“Chúng tôi, những người miền Nam tập kết luôn mang trong lòng một tượng đài, tượng đài của lòng biết ơn nhân dân miền Bắc, của món nợ ân tình. Nhưng nhân danh chúng tôi mà lấy tiền, lấy đất của dân để làm một tượng đài như dự định thì chúng tôi không cam lòng.

Một tượng đài gần 300 tỷ cần cho ai? Những người miền Nam tập kết có đồng tình với việc làm này không? Xin thưa là KHÔNG. Đề nghị dừng ngay việc này”.

Theo bà Nga nếu cần ghi nhận sự kiện lịch sử trên chỉ cần một tấm bia tưởng niệm là đủ. Bà nói: “chúng tôi sẽ xin được đóng góp để dựng một bia đá đẹp trên bến Sầm Sơn, cùng với những bia được dựng trên các bến Nghệ An, Thái Bình, những tấm bia thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của của người miền Nam tập kết đối với đồng bào miền Bắc.

Đất nước chúng ta chắc chắn không bao giờ có thể tri ân được hết đối với những hy sinh lớn lao của các thế hệ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc, trong đó có hàng triệu người con miền Bắc trên đất miền Nam. Cũng không thể nào ghi nhớ hết những đau khổ, mất mát, chia ly… mà người mất và người còn đều gánh chịu.

Cách tri ân và tưởng niệm tốt nhất là những người đang sống làm tất cả để những hy sinh đó không trở nên vô ích.

Đó là điều chúng tôi luôn canh cánh bên lòng và cũng vì thế, chúng tôi không thể đồng tình với mọi công trình tưởng nhớ kiểu này.”

Khi ở địa phương nào đó có các dự án tượng đài cùng mô hình tượng đài không thích hợp, dư luận có quyền quy kết trách nhiệm cho lãnh đạo cao nhất của địa phương từ đó có quyền đánh giá trình độ, đẳng cấp văn hoá cao hay thấp và tư duy chính trị cũ hay mới của các lãnh đạo này.

Đây là chân dung hai lãnh đạo cao nhất hiện nay của Thanh Hoá: Đỗ Trọng Hưng, uỷ viên trung ương đảng, bí thư tỉnh uỷ, 50 tuổi, tiến sĩ triết học. Và Đỗ Minh Tuấn, chủ tịch UBND tỉnh, 49 tuổi, tiến sỹ kinh tế.

Gã không khỏi ngạc nhiên với trình độ tiến sỹ triết học và tiến sỹ kinh tế tại sao hai vị này có thể chấp nhận một lối tư duy tượng đài kém cỏi và thô kệch như trên?

Tình trạng xây tượng đài tràn lan và thiếu tầm văn hoá, kém cỏi tư duy chính trị tạo thành dịch khắp đất nước gây bất bình và phẫn nộ của Nhân Dân có trách nhiệm của chính phủ và quốc hội.

Trong tình cảnh kinh tế khó khăn hiện nay đã đến lúc chính phủ và quốc hội phải ra nghị quyết tạm dừng tất cả các dự án tượng đài cho đến khi kinh tế đất nước phát triển và trình độ văn hoá của lãnh đạo đáp ứng được các giá trị đích thực của các tượng đài.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Tác giả thử nghĩ xem, liệu chúng ta có thật sự cần “cán bộ” kiểu như thế này không? Chiểu theo những gì tôi chứng kiến thì câu trả lời sẽ là “KHÔNG”! Công dân phải tự giải quyết hầu hết những bất cập trong xã hội. Các em học sinh ở vùng cao phải đu dây đến trường học hoặc phải trông chờ vào “những mạnh thường quân” mới mong có được cây cầu; những hoàn cảnh khốn khó, khi mắc bệnh hiểm nghèo cũng phải trông chờ vào “mạnh thường quân”; Những thiên tai, dịch bệnh cũng phải dựa vào “mạnh thường quân”; ….đa số các thương, bệnh binh phải lo từng bữa ăn, sống dưới những căn nhà lụp xụp; không có chỗ cho công dân vui chơi giải trí …..môi trường sống ngày một tồi tệ; có những nơi, dân phải sống gần những đống rác hôi thối cũng không thấy động tĩnh gì từ “cán bộ”; dân tình sống trong sự bất an; đã thế, dân còn phải ‘nộp tô’ để nuôi cán bộ, nhưng lại không được quyền giám sát những người tự cho nhau quyền quản lí tài sản của đất nước. Cơ chế kiểu như thế, đã sinh ra những “cán bộ” được quyền vô tư dùng tiền của dân chi cho tượng đài, sân golf, chi cho hội hè, quà cáp … chi cả những khoản tiền dùng để “canh gác tư tưởng dân”, chi cho những “dự án ma”, (bắt tay dưới gầm bàn với đám xã hội đen) đua nhau vơ vét tài sản của đất nước thay cho việc đầu tư vào những vấn đề cốt lõi phục vụ dân hay những vấn đề liên quan tới việc bảo vệ chủ quyền của đất nước …. đầu tư bừa bãi, dẫn đến nợ nần thì dân è cổ để trả (bất kể tuổi tác); thế chưa đủ, ‘cán bộ’ làm ngơ trước vận mệnh của dân tộc, Người dân nào dám phản đối hành vi côn đồ của tầu cộng trên lãnh thổ Vn thì bị tra tấn, nhốt giam! DÂN KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN ĐỀ CỬ VÀ CHỌN NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHO HỌ! DÂN KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN ĐỀ CỬ /CHỌN NGƯỜI QUẢN LÍ TÀI SẢN CỦA ĐẤT NƯỚC …. Đấy là vài trong nhiều lí do tại sao Người “VN KHÔNG CẦN CÁN BỘ”! Những suy nghĩ mang tính cá nhân của tôi, có thể không cùng với cách nhìn của tác giả âu cũng là điều hết sức bình thường; miễn sao, chúng ta tôn trọng nhau là đủ. Trân trọng và Chúc sức khỏe!

  2. Để bảo đảm tính đa chiều, khách quan, tớ xin phản biện đồng chí nhà báo Lưu Trọng Văn con cháu các cụ cả

    “Một tượng đài gần 300 tỷ cần cho ai? Những người miền Nam tập kết có đồng tình với việc làm này không? Xin thưa là KHÔNG”

    Có thể những người miền Nam tập kết khiêm tốn, 1 bài học nữa cần tạc tượng, nhưng không có nghĩa bức tượng đó không cần . Có thể thế hệ trước thấy nhục nhã, nhưng những thế hệ trẻ hơn rất cần những công trình có thể đứng vững qua thời gian, serve as a reminder về những hy sinh to vãi mà các thế hệ trước phải trải qua . Và với giới trẻ đang chán Đảng, nhạt đoàn, say mê thờ phụng sao Hàn thay vì Bác Hồ … Cần ngay & luôn!

    “Gã không khỏi ngạc nhiên với trình độ tiến sỹ triết học và tiến sỹ kinh tế tại sao hai vị này có thể chấp nhận một lối tư duy tượng đài kém cỏi và thô kệch như trên?”

    Tớ cũng không khỏi ngạc nhiên với 1 nhận định khá là … “người dân” của Dương Quốc Chính nên bao gồm ông này . Đây là cách tư bản làm nhá . Lãnh đạo chỉ xì tiền ra, chuyện chọn mẫu mã này nọ đều có 1 hội đồng thẩm định gồm những trí thức có tên tuổi trong ngành . Tổng thống Mỹ cũng không có quyền quyết định tác phẩm nào hết . Lấy ví dụ đài tưởng niệm binh sĩ tử trận tại VN, nó trừu tượng tới không thể trừu tượng hơn, tức là không dính dáng gì tới 1 tẹo nào gọi là “thực tế” cả . Cựu chiến binh phải biểu tình mãi mới nhét được bức tượng tạc hình người lính, và phải để ở mé, vì sợ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật đó .

    Riêng về tính mỹ thuật của 1 tác phẩm, chuyện này chín người 12 ý, và yeah, tính mỹ thuật của tác phẩm có thể improved. Nhưng its beyond the point. Ở đây là tính mỹ thuật của tác phẩm có xứng với những ý nghĩa mà bà Trần Tố Nga đã đưa ra không ? Dĩ hòa vi quý, tớ kiến nghị tác phẩm này sẽ là 1st installation của series cùng 1 chủ đề . Tác phẩm này có thể coi như 1 tổng diễn tập, 1 prototype, 1 1st taste of things to come. Nếu có thể xét như vậy, tác phẩm này hoàn toàn xứng đáng chỗ đứng của mình trong lòng dân tộc cách mạng thời nay . you got my vote.

    “Tình trạng xây tượng đài tràn lan và thiếu tầm văn hoá, kém cỏi tư duy chính trị tạo thành dịch khắp đất nước gây bất bình và phẫn nộ của Nhân Dân có trách nhiệm của chính phủ và quốc hội”

    Rất đúng . Một số tượng cần phải làm lại hoặc loại bỏ vì thiếu tính thẩm mỹ hoặc có xuất sứ từ Ngụy, đã bị lịch sử nước ta đào thải .

    “Trong tình cảnh kinh tế khó khăn hiện nay”

    Ơ, nhưng mà … VN vẫn phát triển dương, các trí thức đang hồ hởi phấn khởi vì Đảng kiểm soát dịch tài đến nỗi tư bản cũng phải khâm phục, Đổi Mới đã tạo nên những kỳ công về dựng lại chủ nghĩa tư bản vv … vv … Nước mình sắp thành rồng thành hổ, ngoại giao cũng chó sói tới nơi rồi muh!

    Thôi thì 1 lần nữa, coi như phục vụ cho mục đích hòa giải hòa hợp giữa Lưu Trọng Văn & Đảng, nhận định của riêng tớ là since mình còn lâu mới bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, in the mean time mọi việc đều chuyên môn hóa . Ai chống dịch thì cứ sống chung với giặc, ai xây tượng thì cứ xây tượng . Chuyện nào rõ ràng ra chuyện đó, thế là xong .

Leave a Reply to Trực Ngôn! Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây