Học giả Trung Quốc: Cần cảnh giác trước ba thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay

Nghiên cứu Biển Đông

Việt Hải, giới thiệu

2-6-2021

Ngày 14/5/2021, Đại học Thanh Hoa Trung Quốc phối hợp cùng Đại học Bắc Kinh và Đại học Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Trật tự quốc tế thời kỳ hậu Covid”. Nội dung cụ thể của tọa đàm được đăng tải trên website Trung tâm nghiên cứu an ninh và chiến lược, Đại học Thanh Hoa.

Tại tọa đàm, Giám đốc Cơ sở trao đổi nhân văn Trung – Mỹ, Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh Giả Khánh Quốc đã có bài phát biểu trong đó nhấn mạnh 3 thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay bao gồm: Thứ nhất, Mỹ ngày càng trở nên bất lực khi tiếp tục lãnh đạo thế giới. Thứ hai, năng lực của các nước phương Tây trong việc lãnh đạo trật tự quốc tế đang suy giảm. Thứ ba, cán cân quyền lực thế giới thay đổi lớn do sự trỗi dậy của các nước lớn phi phương Tây.

Nội dung bài phát biểu của ông Giả Khánh Quốc như sau:

Trật tự quốc tế là hiện tượng không ngừng thay đổi, những thay đổi mới nhất về trật tự quốc tế diễn ra trước khi dịch Covid-19 xảy đến, dịch bệnh bùng phát càng đẩy nhanh sự thay đổi này.

Sau khi kết thúc Thế chiến II, dưới sự lãnh đạo và thúc đẩy tích cực của Mỹ cùng sự tham gia sâu rộng của các nước trên thế giới, cộng đồng quốc tế đã thiết lập được trật tự quốc tế thời hậu chiến. Tuy nhiên, ngay từ đầu nhận thức của các nước về trật tự này tồn tại sự khác biệt rõ rệt. Nói rộng ra, có hai cách giải thích về trật tự quốc tế thời hậu chiến: Một là, sự sắp xếp về thể chế lấy “Hiến chương Liên Hợp Quốc” làm nền tảng, bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh lãnh thổ, tôn trọng sự phát triển tự chủ của các nước, thông qua hợp tác quốc tế ứng phó với các thách thức khu vực và toàn cầu. Hai là, là sự sắp xếp về thể chế theo chủ nghĩa tự do, với mục tiêu bảo đảm quyền lực công dân và chính trị, lấy nguyên tắc kinh tế thị trường và quan niệm tự do, dân chủ để điều chỉnh hành vi của chính phủ. Hầu hết những người đồng ý với cách giải thích thứ nhất là các nước đang phát triển, trong khi nhất trí với cách giải thích thứ hai chủ yếu là các nước phát triển phương Tây.

Khi phương Tây đang còn mạnh, trật tự quốc tế thời hậu chiến sẽ được nhìn nhận theo quan điểm của các nước phương Tây. Những năm gần đây, cách giải thích của các nước phương Tây về trật tự quốc tế gặp nhiều thách thức, bởi việc giải thích của đại đa số các nước đang phát triển về trật tự quốc tế ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn. Ba nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thay đổi nói trên:

Một là, nguyện vọng của Mỹ trong việc lãnh đạo trật tự thế giới giảm mạnh, do sức mạnh tổng hợp của nước này những năm gần đây suy yếu tương đối, mâu thuẫn trong nước trở nên gay gắt, Mỹ ngày càng trở nên bất lực khi tiếp tục đảm nhận trọng trách lãnh đạo theo nghĩa ban đầu. Sau khi lên cầm quyền, Trump theo đuổi chính sách “nước Mỹ trên hết”, chối bỏ trách nhiệm quốc tế. Vì vậy, nước Mỹ dưới thời Trump đã rút khỏi nhiều tổ chức và cơ chế quốc tế như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Do vị thế và tầm ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế, cách làm nói trên của Trump đã tác động nghiêm trọng đến trật tự quốc tế, không chỉ làm suy yếu trật tự thế giới tự do trong mắt các nước phương Tây, mà còn thách thức trật tự quốc tế dựa trên hợp tác giữa các quốc gia có chủ quyền vốn được thừa nhận bởi các nước đang phát triển. Sau khi Biden lên cầm quyền, Mỹ nhấn mạnh lại quan điểm về trật tự quốc tế theo chủ nghĩa tự do, tìm cách tái khẳng định vị thế lãnh đạo trong trật tự quốc tế, hiệu quả như thế nào còn cần thời gian quan sát.

Hai là, năng lực của các nước phương Tây trong việc lãnh đạo trật tự quốc tế suy giảm. Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự quốc tế bắt đầu xuất hiện xu thế “phương Đông đi lên, phương Tây đi xuống”. Về kinh tế, có nghiên cứu cho rằng, tỷ trọng GDP của các nước G7 trên GDP thế giới từ 68% năm 1992 giảm xuống còn 31,5% năm 2018, dự báo đến năm 2023 con số này sẽ tiếp tục giảm xuống 27,26%, mức độ suy giảm là rất rõ. Về quân sự, chi tiêu quân sự của NATO từng chiếm 2/3 tổng chi tiêu quân sự thế giới, nhưng đến năm 2017 chỉ còn khoảng ½. Chính sách “Nước Mỹ trên hết” mà chính quyền Trump theo đuổi, đã chia rẽ phương Tây và làm suy yếu hơn nữa khả năng của phương Tây trong lãnh đạo trật tự thế giới.

Ba là, sự trỗi dậy của các nước lớn phi phương Tây. Cùng với sự gia tăng sức mạnh của các nước ngoài phương Tây, cán cân quyền lực thế giới có những thay đổi lớn. Quan điểm của các nước này về trật tự thế giới thời hậu chiến khác với các nước phương Tây, nhấn mạnh nhiều hơn vào bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh lãnh thổ, phản đối mượn cớ nhân quyền can thiệp công việc nội bộ nước khác, sự trỗi dậy của các nước này đã tạo ra thách thức ngày càng lớn đối với quan điểm của các nước phương Tây về trật tự quốc tế theo chủ nghĩa tự do.

Trật tự quốc tế thời hậu chiến dưới sự lãnh đạo của phương Tây đang tồn tại nhiều vấn đề nghiêm trọng. Trước hết, thiếu sự kiểm soát hiệu quả đối với quyền lực. Mỹ không ngừng thách thức uy tín của Liên Hợp Quốc và luật lệ quốc tế, thậm chí phát động chiến tranh một cách tùy tiện, chẳng hạn như chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Kosovo và chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ 2. Hai là, quá nhấn mạnh vào việc lấy phương Tây làm trung tâm, như thúc đẩy mô hình quản trị phương Tây, không tính đến sự khác biệt giữa các nước, gây ra không ít tổn hại và nghi ngờ cho các nước đang phát triển. Ba là, hệ thống đồng minh quân sự do Mỹ lãnh đạo, mang tính độc quyền và phân chia quốc gia thành hai loại, về khách quan làm gia tăng tâm lý ngờ vực và đối đầu giữa các quốc gia. Bốn là, nhấn mạnh hiệu quả hơn bình đẳng, tuy trật tự kinh tế quốc tế do Mỹ lãnh đạo đóng vai trò tích cực trong thúc đẩy lưu thông hàng hóa và vốn, tiến bộ về công nghệ và văn minh cũng như sự thịnh vượng của xã hội, nhưng lợi ích của toàn cầu hóa vẫn chưa được phân phối công bằng và hợp lý, nhiều người dân chưa được hưởng thành quả của toàn cầu hóa, thậm chí chịu thiệt thòi về lợi ích, từ đó dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy và sự phổ biến của các hành vi chống toàn cầu hóa.

Khách quan mà nói, cho dù còn tồn tại nhiều hạn chế, trật tự quốc tế hiện có vẫn có thể là trật tự tốt nhất trong lịch sử, trong đó, các nước chấp nhận và tuân thủ một số giá trị và nguyên tắc chung như chủ quyền, không xâm phạm, không can thiệp công việc nội bộ của nước khác, nhân quyền, pháp trị, thương mại tự do và trách nhiệm chung nhưng có sự phân biệt. Hầu hết các nước trên thế giới đều có lợi ích đáng kể trong trật tự quốc tế hiện nay, vì vậy rất có thể sẽ tiếp tục chấp nhận trật tự này. Do Mỹ có lợi ích to lớn trong trật tự quốc tế thời hậu chiến, nên Mỹ nhiều khả năng sẽ xem xét lại cách làm của Trump và tái ủng hộ trật tự này.

Tóm lại, sự giải thích và lãnh đạo của các nước phương Tây về trật tự quốc tế thời hậu chiến đang đối mặt thách thức ngày càng lớn, sự giải thích của các quốc gia phi phương tây về trật tự thế giới sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm hơn. Dựa trên hiệu quả và vai trò của trật tự quốc tế thời hậu chiến, cũng như sự thừa nhận của hầu hết quốc gia, phần lớn tổ chức quốc tế, cơ chế và chuẩn mực quốc tế hiện có rất có thể sẽ được tiếp tục duy trì trong tương lai.

Trong tương lai gần, Mỹ vẫn là cường quốc lãnh đạo, phương Tây sẽ phát huy vai trò quan trọng trong công việc quốc tế, trật tự quốc tế rất có thể sẽ không còn coi phương Tây là trung tâm như trước đây. Cùng với sự mở rộng của quyền lực quốc tế, một điều bất lợi, đó là thế giới tỏ ra kém hiệu quả trong việc ứng phó với các thách thức toàn cầu; nhưng sẽ có ưu điểm là quan tâm hơn đến lợi ích của các nước ngoài phương Tây trong cách thực hiện, do đó trở nên công bằng hơn. Các cường quốc đang lên sẽ có nhiều quyền lực hơn; điều này cũng tỷ lệ thuận với trách nhiệm họ phải gánh vác. Nhìn chung, trật tự quốc tế trong tương lai sẽ khác trước đây, chúng ta có quyền trông đợi, nhưng cũng nên giữ cảnh giác trước những thay đổi.

Bài viết được đăng trên Trung tâm nghiên cứu an ninh và chiến lược, Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc.

______

高峰对话:后疫情时代的国际秩序——国际关系学者做客清华战略与安全大讲堂和时事大讲堂

2021-05-19

2020年的新冠疫情折射出暗流涌动的国际秩序。未来,我们将生活在什么样的国际秩序中?我国在其中面临怎样的机遇与挑战?5月14日,清华大学国际关系研究院院长、清华大学战略与安全研究中心(CISS)学术委员阎学通,北京大学国际关系学院教授、教育部中美人文交流基地主任、北京大学全球治理研究中心主任贾庆国,中国人民大学特聘教授、中国人民大学国际关系学院学术委员会主任时殷弘三位学者做客战略与安全大讲堂和时事大讲堂,以“后疫情时代的国际秩序”为题展开热烈讨论,为清华师生解读国际秩序的未来走势。本场对话由清华大学国际关系学系教授、CISS副主任达巍主持。

1621472765753015875.png

活动现场

讲座伊始,三位嘉宾首先对“后疫情时代”和“国际秩序”两个概念进行解读。随后分别就国际秩序是否发生变化、此种变化有何新特点以及此种变化有哪些利弊等问题进行主旨发言。

1621472779086011968.png

阎学通作主旨发言

阎学通认为,讨论国际秩序可以从“有无秩序”和“秩序特征”两个方面入手。疫情前后国际上都存在秩序,但秩序特征却发生了变化。具体而言,价值观上,自由主义价值观的主导地位开始衰落(起始点其实早于疫情暴发);规范秩序上,以推动和便利全球化为基本目的的规范受到挑战,出现逆全球化行为;权力分配上,美国作为国际秩序主要维护者的地位发生动摇。

1621472788479063026.png

贾庆国作主旨发言

贾庆国表示,国际秩序的变化早于疫情暴发,但疫情暴发使得这种变化更加复杂。国际秩序变化的原因包括:非西方大国崛起,美国领导国际秩序的意愿下降,西方主导国际秩序的能力下降。同时,国际秩序本身也存在一系列问题:如缺乏对权力的有效制约,过于以西方为中心,过于重视效率而牺牲平等。对国际秩序的未来走向,贾庆国认为,当前国际秩序虽然发生重大变化,但这种变化有其限度。现行国际秩序仍将在一定程度上继续存在并发挥重要作用。

1621472798322065973.png

时殷弘作主旨发言

时殷弘则从国际格局的角度出发,描绘了彼此矛盾的短中期状态与长期趋势,即短中期世界格局呈现两极格局;长期来看,则是两个紧密阵营和一个广大的“中间区”并存,并可能向多极格局发展。他说,在后疫情时代,美国的盟友包括日本、英国、加拿大、澳大利亚等国,世界其他国家则受其各自国家利益影响,在不同程度上保持中立,在有些问题上靠近美国,在有些问题上靠近中国。

关于世界是两极还是多极的,贾庆国认为冷战结束后的世界是单极的,现在正在朝两极方向发展。“极”的定义是一个超级大国实力远远超过其他大国,中国实力虽然正在快速超过其他大国,但没有到“极”的地步。阎学通则认为两极格局已经形成。

对未来国际秩序形势,阎学通表示,中美两国对以联合国宪章作为国际秩序基础这一认识没有分歧,分歧在于联合国宪章之外新的规范应如何制定,他认为国际秩序正面临很多挑战,未来有相当大的不确定性;时殷弘则表示我们应学会适应变化,顺势而为。

1621472810091064487.png

观众提问

在提问环节,现场同学踊跃举手,就全球化是否存在边界、疫情应对与国家政治体制等问题与嘉宾进行了深入交流。贾庆国表示,全球化是一个进程,没有终点。阎学通认为,疫情应对效果与治理模式、文化存在一定关系,但是与政治体制并不完全相关。

1621472824775099657.png

达巍总结

观众提问后,达巍对整场讨论进行总结。达巍认为,三位嘉宾的观点虽然存在差异,但是在整体判断上是一致的:首先,当前国际秩序正在经历重大变化;其次,自由主义国际秩序在一定程度上正在崩塌,民族国家更加活跃,对安全和公平的渴望强烈;最后,未来有挑战、有机遇,但挑战很可能大于机遇,需要作充分准备。

1621472837298087598.jpg

学生代表为四位嘉宾赠与证书

最后,学生全球战略研究协会和时事大讲堂的学生代表向嘉宾赠予证书,同学们对嘉宾的精彩发言报以热烈掌声。

本次活动由清华大学战略与安全研究中心(CISS)、清华大学学生全球胜任力发展指导中心和共青团清华大学委员会联合主办,清华大学学生全球战略研究协会和清华大学时事大讲堂承办,中国新闻周刊提供媒体支持。清华大学国际交流合作处副处长、CISS副主任肖茜,学生全球胜任力发展指导中心主任廖莹等参加活动。

供稿:清华大学学生全球胜任力中心

编辑:袭润昊 张同顺

审核:曲田

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây