Giải cứu dưới góc nhìn khoa học chính trị

Dương Quốc Chính

7-6-2021

Trước tiên chúng ta phải hiểu vai trò của chính quyền. Một trong những trách nhiệm của chính quyền là thực hiện các công việc phòng chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, quốc phòng… Người dân có thể cộng tác với chính quyền để làm những việc đó, nhưng chỉ có vai trò phụ. Nhà nước làm những việc đó bằng tiền thuế của dân chứ nhà nước không tự đẻ ra tiền để phục vụ nhân dân.

Nhà nước vận hành được dựa trên các loại thuế, phí thu từ dân và từ tiền có được từ khai thác tài nguyên, khoáng sản. Các loại thuế và phí này đều phải dựa trên luật để thu chứ không phải thu tuỳ thích. Đây là nguyên tắc chung của hầu hết các nhà nước trên thế giới. Không có nhà nước nào có kiểu thu tiền từ dân thông qua KÊU GỌI ĐÓNG GÓP.

Nhà nước còn có một nguồn thu nữa, bản chất là vay, đó là trái phiếu chính phủ. Người dân hoặc nước ngoài mua trái phiếu Chính phủ bản chất là đang cho Chính phủ đó vay tiền. Cũng như các công ty phát hành cổ phiếu đại chúng, bản chất cũng là vay vốn của đại chúng và trả lãi qua cổ tức.

Trường hợp có thiên tai, dịch bệnh lớn, hay đầu tư công, ngoài sức chịu đựng của ngân sách hiện có thì các Chính phủ thường kêu gọi trợ giúp/vay tiền từ các nước khác và từ các tổ chức tài chính quốc tế hoặc tăng thuế hay phát hành trái phiếu, cách tiêu cực hơn là in thêm tiền để có lạm phát (bản chất là ăn cắp tiền của dân). Việc vay tiền nước ngoài hay lạm phát thì bản chất vẫn phải thu thuế để hoàn trả.

Việc quyên góp trợ giúp người dân chịu thiệt hại nặng trong thiên tai, dịch bệnh là cần thiết và luôn có ở tất cả các nước. Nhưng thường do các tổ chức tư nhân hoặc phi chính phủ đứng ra vận động và phân phát đồ cứu trợ. Chính phủ không nên đứng ra nhận quyên góp, kêu gọi cứu trợ từ chính người dân mà chỉ có thể kêu gọi quốc tế trợ giúp. Bởi vì nếu Chính phủ kêu gọi (bản chất là xin) trợ giúp từ dân thì Chính phủ sẽ bị chồng chéo vai trò và trách nhiệm. Rõ ràng Chính phủ đã có trách nhiệm cứu trợ từ tiền thuế của dân nay lại có thêm vai trò tiêu tiền chùa (tiền xin của dân) để cứu trợ. Vậy lấy đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương?

Việc Chính phủ kêu gọi dân đóng góp quỹ vaccine bản chất y hệt như dân làm từ thiện cho Chính phủ! Trong khi bộ máy tuyên truyền lại bẻ lái là người dân “sẻ chia” cho người nghèo hơn giống như người dân cứu trợ đồng bào bão lụt vậy! Việc kêu gọi đóng góp này hiện không có luật nào ràng buộc, Chính phủ thu tiền bừa bãi từ đủ loại thành phần, thu cả của người nghèo, người không có thu nhập. Còn tiền thuế hay phí đều phải có luật rất chi tiết và nói chung đều theo nguyên tắc người giàu hơn thì đóng nhiều hơn.

Việc thu tiền đóng góp này trên lý thuyết là tuỳ tâm nhưng thực tế gần như cưỡng bức, nhất là ở các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Nếu không đóng sẽ bị người đi thu tỏ thái độ khó chịu và “ghi sổ đen” coi như thành phần chống đối chính sách chung. Nên nhiều người phải miễn cưỡng mà đóng. Tương tự vậy với các quỹ thiên tai, biển đảo… bản chất đều là trách nhiệm của Chính phủ và dân phải đóng như một loại thuế nhưng lại không có luật ràng buộc và rất dễ thất thoát (người đi thu chỉ có một quyển sổ để người đóng tiền ký, rất nhập nhèm).

Nhà nước CS khác với các nhà nước không CS ở chỗ là muốn quản lý càng nhiều mặt xã hội càng tốt. Hay nói nôm na gọi là nhà nước vú em, muốn ôm đồm mọi thứ. Khoa học chính trị gọi đó là Chính phủ to, đối lập với Chính phủ các nước tư bản, đặc biệt là với các chính phủ cánh hữu là Chính phủ càng nhỏ càng tốt. Chính phủ càng to thì bộ máy càng lớn và càng chi tiêu nhiều ngân sách. Chính phủ càng tiêu nhiều ngân sách thì rủi ro tham nhũng càng cao.

Trong việc chống dịch cũng vậy. Cách chống dịch của Việt Nam là cách đốt nhiều ngân sách và thiệt hại kinh tế nhất trong việc cách ly tập trung, và giãn cách xã hội cực đoan kiểu giết nhầm còn hơn bỏ sót. Điển hình với Chính phủ là việc giãn cách XH toàn quốc trong khi có nhiều tỉnh còn chưa có ca bệnh nào. Còn với chính quyền địa phương điển hình là Đồng Nai cách ly tập trung người từ TP.HCM tới.

Ngoài ra, lợi dụng sự khẩn cấp của dịch bệnh, người ta bỏ qua nhiều quy trình đấu thầu trong việc mua bán vật tư và trang bị y tế hay việc cách ly tập trung dẫn đến tham nhũng và lợi ích nhóm. Có thể thấy đơn giản như việc cung cấp suất ăn cho hàng vạn người ở khu cách ly sẽ là nguồn thu khổng lồ cho ai đó. Chưa kể các chi phí cho đội ngũ chống dịch cũng rất khó kiểm soát. Vì thế có thể sẽ có thế lực chống lại việc tư nhân hoá việc cách ly và chống dịch với cái cớ là không đảm bảo sự chặt chẽ!

Chính phủ đốt nhiều ngân sách chống dịch và cách ly cực đoan làm thiệt hại kinh tế như vậy nhưng lại không hề nao núng vì có thể xin được tiền dân hết lần này đến lần khác (đây là lần thứ 2 trong dịch Covid và không dám chắc là không có lần 3-4). Khi người ta dễ dàng xin tiền thì người ta cũng dễ dàng tiêu tiền hoang phí. Trong khi Chính phủ còn có trách nhiệm nữa là giảm thuế và trợ giúp tiền cho dân để kích cầu tiêu dùng chống giảm phát. Các nước tư bản thì phát tiền cho dân dân để kích cầu, còn Việt Nam kích cầu bằng đầu tư công, chi tiêu công.

Tóm lại là dịch bệnh, thiên tai càng kéo dài thì toàn dân thiệt hại, Chính phủ cũng thiệt hại, nhưng Chính phủ lại xin tiền dân mà không phải ngược lại. Thiên tai và dịch bệnh kéo dài sẽ dẫn tới càng tăng chi tiêu công và tăng cơ hội tuyên truyền vai trò của Chính phủ, nhưng cũng tăng cơ hội tham nhũng.

Tiếc rằng không có nhiều người đủ kiến thức chính trị và kinh tế để hiểu những điều nói trên nên sẵn sàng hoan hỉ để bị vặt lông đủ cho ngắc ngoải mà chưa chết. Xem ảnh đính kèm là thấy.

Anh em lưu ý thêm 1 điều là tiền các doanh nghiệp cầm cái bảng đưa cho đại diện CP mới là TIỀN ĐĂNG KÝ ĐÓNG GÓP, tức là mới đóng góp trên TV, chưa phải tiền tươi đâu. Có thể việc giải ngân của các doanh nghiệp sẽ chia thành rất nhiều đợt kèm theo các điều kiện, quyền lợi khác, đặc biệt là với DN tư nhân. Thậm chí có thể có DN sẽ không chuyển đủ tiền! Vì làm quái có luật nào ràng buộc để cưỡng chế, cũng y như làm từ thiện chém gió cho sang mồm vậy thôi, rồi không đóng tiền. Không ai cho không ai cái gì đâu, nhất là DN thì đều là cá mập đó.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Theo kinh tế học nhà nước còn có một quyền rất quan trọng,đó là QUYỀN PHÁT HÀNH TIỀN TỆ còn gọi là Vương quyền tức là quyền lực chỉ có vua hay hoàng đế tức là Nhà Nước mới có quyền phát hành này.Trong hệ thống báo chí CS cũng như sách vở giaó khoa kinh tế tài chính CS không thấy bàn đến vấn đề này

  2. Tôi không hiểu nổi CS quá ngu hay quá điên mà không hiểu nổi Một sự bất tín vạn sự bất tin để vẫn tiếp tục ra rả bài dối trá trong bạo ḷưc, cưỡng ép, bằng mọi cách cố đấm ăn xôi.

  3. “chứ nhà nước không tự đẻ ra tiền để phục vụ nhân dân”

    Nhưng nhà nước có thể tự in ra tiền để phục vụ nhân dân

    “thì Chính phủ sẽ bị chồng chéo vai trò và trách nhiệm”

    Có thể tớ tối dạ nhưng hổng hiểu câu trên . “vai trò” & “trách nhiệm” rõ ràng là 2 chiện hổng liên quan gì tới nhau theo ý của tác giả . Oh, Đảng của mấy bác . Giữ chức vụ aka đóng vai trò nào cũng không có trách nhiệm . 2 thứ đó mà chồng chéo thì loạn lên hết .

    “Việc kêu gọi đóng góp này hiện không có luật nào ràng buộc”

    Có thể lấy “nghĩa vụ quân sự” làm nền tảng pháp luật. Từ đó phát sinh ra những luật mới . Có Lê Nguyễn Duy Hậu kêu gọi mọi người tôn trọng luật phát rùi .

    “đối lập với Chính phủ các nước tư bản, đặc biệt là với các chính phủ cánh hữu là Chính phủ càng nhỏ càng tốt”

    Sai . Ô, tác giả là trí thức Việt . Nevermind. Điều đầu tiên, tả-hữu ở Mỹ không là tả-hữu ở những nơi khác . Tả ở Mỹ không phải Cộng Sản, & hữu của Mỹ chắc chắn là chống Cộng . McCarthy & McCarthyism. Đoán xem ai là phóng của McCarthy trong HUAC, Nixon, người ra lệnh ném bom miền Bắc, nguyên văn “leave no stone intact”, không để 1 viên đá nào toàn vẹn . Sự khác nhau giữa cánh tả & cánh hữu (ở Mỹ) không ở độ to/nhỏ của chánh quyền mà là nhiều thứ khác . Cánh hữu quan niệm thả nổi mọi thứ, một thứ xã hội dog eat dog, trong khi cánh tả quan niệm mình có trách nhiệm bảo vệ giới thấp cổ bé họng . Cánh hữu (cố tình) không nhận ra 1 điều là tiền tạo ra access tới quyền lực -> có khả năng ảnh hưởng tới decision-making processes nếu chính phủ không vigilant về những điều này, đơn giản bởi vì họ chính từ giới có tiền mà ra . Cánh tả muốn người dân thường có access tới decision-making processes hơn . Mà nếu người dân thường có access thì họ đòi hỏi nhiều điều không có lợi cho giới có tiền hơn . Siết chặt môi trường & tài nguyên, ví dụ vậy .

    “Ngoài ra, lợi dụng sự khẩn cấp của dịch bệnh, người ta bỏ qua nhiều quy trình đấu thầu trong việc mua bán vật tư và trang bị y tế hay việc cách ly tập trung dẫn đến tham nhũng và lợi ích nhóm”

    Ở Mỹ cũng thế . Tệ hơn, nhà nước liên bang chỉ cung cấp cho các cơ quan trực thuộc tới mình, và từ nguồn dự trữ liên bang . Dân thì tự lo lấy .

    “Cách chống dịch của Việt Nam là cách đốt nhiều ngân sách và thiệt hại kinh tế nhất trong việc cách ly tập trung, và giãn cách xã hội cực đoan kiểu giết nhầm còn hơn bỏ sót”

    Mỹ cũng thế . Việt Nam “cực đoan”? Pluh-eez. you dont know the half of it. Tháng 3-2020, chính phủ chỉ ra lệnh ngoại trừ food & thiết yếu phẩm, không cái gì có thể mở cửa . Đây trên du túp, người ta còn giới thiệu món ốc nấu xả, herbs ăn với bún Xúm đông Xúm đỏ vô ăn. Số lượng xe lưu thông thứ 7 ở Tp Hồ Chí Minh bằng gấp 5 lần thứ 2 vào tháng 3 năm ngoái ở Time Square NYC.

    “còn Việt Nam kích cầu bằng đầu tư công, chi tiêu công”

    New Deal của FDR. Có định hướng chấm mút xã hội chủ nghĩa .

    “Tiếc rằng không có nhiều người đủ kiến thức chính trị và kinh tế để hiểu những điều nói trên”

    Tiếc thật . Đọc xong bài này vẫn còn thấy tiếc . Thôi thì có còn hơn không, có còn hơn không

Leave a Reply to Lambanthesu Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây