Muôn cách đổ lỗi

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

4-6-2021

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho hay, Việt Nam đã đàm phán được 170 triệu liều vắc xin Covid-19, nhưng nhà sản xuất không cam kết tiến độ cung cấp. Thậm chí có lô đang về Việt Nam thì được điều sang Lào, Campuchia.

Nếu Việt Nam đàm phán thành công vaccine thì kết quả đàm phán là gì? Đàm phán trên tinh thần bảo sao chịu vậy, thì là thế đi xin, xin hàng thừa thì phải chấp nhận mình là kẻ đến sau.

Dù vậy, ông Cường nhấn mạnh, để được nhập khẩu, chúng ta buộc phải ký cam kết mà không được đàm phán là việc miễn trách nhiệm của bên sản xuất khi có sự cố. Cùng với đó, tất cả đối tác đều yêu cầu chúng ta phải chịu, nếu giao hàng không đúng tiến độ, bởi vì chúng ta là quốc gia kiểm soát dịch tương đối tốt. Trên thực tế có trường hợp cách đây vài hôm, khi vắc xin đang trên đường về thì họ lại điều sang Lào, Campuchia. Cho nên tiến độ chúng ta hoàn toàn phụ thuộc nhà cung ứng, trong bối cảnh cung chưa đủ cầu và tình hình dịch ở các nước khác đang là điểm nóng”.

Trong tuần vừa qua, chỉ có Lào nhận 100.000 liều Pfizer từ chương trình COVAX thôi. Cả hai quốc gia Lào và Campuchia không có nhận vaccine AstraZeneca.

Việt Nam không đủ điều kiện để COVAX duyệt cấp vaccine Pfizer tại thời điểm họ trình hồ sơ. Nên tạm xem là không có chuyện hàng bị đảo chiều thay vì về Việt Nam lại về Lào hay Cambodia được

Riêng với vaccine AstraZeneca thì Ấn Độ vừa duyệt xuất cho Cambodia 1 triệu liều sớm hơn cho năm nay. Vậy hàng nào Việt Nam đợi mà bị đảo chiều?

Nhìn sang Thái Lan, từ 7 tháng trước, Thái đã ký được hợp đồng chuyển giao công nghệ với AstraZeneca thông qua công ty SBS thuộc sở hữu của nhà vua Thái với tổng công suất mà Thái Lan có thể sản xuất được trong 1 năm là 200 triệu liều. Vaccine đã được thử nghiệm lâm sàng theo đúng quy chuẩn. Đến nay đang chuẩn bị cho xuất xưởng những lô vaccine đầu tiên, nhưng đã có sự chậm trễ trong giao hàng và số lượng chưa đúng tiến độ.

Và dù SBS có thể sản xuất AZ nhưng quyền kiểm soát đầu ra vẫn do AstraZeneca nắm. Cũng như các công ty dược phẩm của Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, hợp đồng chuyển giao công nghệ đã ký từ 2020, nhưng quyền kiểm soát đầu ra vẫn do công ty sở hữu bản quyền nắm, sau khi đạt được thỏa thuận phân bổ cho thị trường nội địa của các quốc gia này.

Trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng tới, nguồn cung vaccine sẽ gia tăng mạnh. Nhưng để “đề nghị, yêu cầu” nhà cung cấp ngồi xuống đàm phán mua bán không chỉ chuyện tiền và tiền mà họ còn đòi hỏi chiến lược tiêm chủng đại trà phải đảm bảo an toàn và dài hơi. (BT)

Lướt một vòng Facebook thấy các KOLs đang cố giải cứu sai lầm chậm trễ ứng phó cho kịch bản vaccine của Hà Nội hơi thô thiển.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

Leave a Reply to ba lú Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây