Bất chấp lợi ích quốc gia?

Nguyễn Ngọc Chu

26-5-2021

1. MỤC ĐÍCH CHE DẤU

Tổng thống Belarus Lukashenko hôm 23/5/202 đã điều chiến đấu cơ Mig 29 buộc máy bay hành khách Boeing 737-800 của Ryanair bay từ Hy Lạp đến Litva đang chuẩn bị hạ cánh xuống thủ đô Vilnius cách 70km, phải đổi hướng hạ cánh khẩn cấp xuống Minsk cách đó 220 km, với cáo buộc máy bay bị đe doạ đánh bom. An ninh ngầm của Belarus đã phục sẵn là hành khách trên chuyến bay. Khi bắt đầu vào không phận Belarus thì lập tức tranh cãi với tổ bay là có bom khủng bố.

Sau khi hạ cánh, máy bay bị khám xét nhưng không có chất nổ. An ninh Belarus đã bắt nhà báo đối lập 26 tuổi Roman Protasevich cùng bạn gái Sofia Sapega. Roman Protasevich là nhà báo từng làm việc cho hãng tin Ba Lan Nexta, đã phát đi nhiều tin về cuộc biểu tình phản đối tổng thống Lukashenko gian lận bầu cử. Anh bị chính quyền Lukashenko truy nã với cáo buộc khủng bố và tổ chức bạo loạn.

Bịa đặt khủng bố, ép buộc máy bay hành khánh đổi hướng hạ cánh để bắt người đối lập Roman Protasevich – là mục đích và hành động của ông Lukashenko. “Nhiều quốc gia và tổ chức hàng không quốc tế đã chỉ trích Minsk về “hành động gây choáng naỳ”, đồng thời kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế toàn diện”.

2. BỊ TRỪNG PHẠT

Ngày 24/5/2021 tất cả 27 thành viên EU đã nhất trí trừng phạt Belarus, lên án hành động ép buộc máy bay Ryanair hạ cánh, yêu cầu phải trả tự do cho nhà báo đối lập Roman Protasevich và bạn gái Sofia Sapega. EU cũng yêu cầu Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế làm sáng tỏ vụ việc “chưa từng có và không thể chấp nhận” này.

Trong các biện pháp EU trừng phạt, trước mắt bao gồm: Đóng cửa địa phận EU đối với các phi cơ Belarus; Yêu cầu tất cả các hãng hàng không châu Âu không bay qua không phận Belarus; Tạm đình chỉ gói đầu tư 3 tỷ Euro cho Belarus.

Anh quốc cũng đã có những biện pháp tương tự. Còn Mỹ đang cân nhắc những biện pháp trừng phạt Belarus.

Hàng tuần có hơn 3000 chuyến bay của các hãng hàng không châu Âu và quốc tế sẽ ngừng bay qua lãnh thổ Belarus. Cơ cực nhất là nhân viên hàng không Belarus phải nghỉ việc vì ngừng các chuyến bay đến châu Âu. Một thiệt hại to lớn tức thì đối với Belarus.

3. TẠI SAO?

Ông Lukashenko lên nhận chức tổng thống Belarus lần đầu vào ngày 20/7/1994. Từ đó ông giữ ghế tổng thống 6 nhiệm kỳ liên tiếp. Cho đến hôm nay là gần tròn 27 năm.

Trong bầu cử tổng thống nhiệm kỳ thứ 6 tháng 8/2020,ông Lukashenko tuyên bố thắng cử với gần 80% phiếu bầu. Nhưng ứng cử viên tổng thống đối lập Svetlana Tikhanovskaya đã tuyên bố thắng cử với 60-70% phiếu bầu (14/8/2020), và cáo buộc ông Lukashenko gian lận bầu cử. Hàng chục vạn người dân Belarus đã xuống đường biểu tình trong nhiều tuần liên tục phản đối ông Lukashenko. Chỉ có súng đạn và sự ủng hộ của ông Putin mới giữ ông Lukashenko đứng vững trước các cuộc biểu tình.

Bà Svetlana Tikhanovskaya phải sang sống nhờ ở Litva. Roman Protasevich là nhà truyền thông đối lập đã ủng hộ cho các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tuần của hàng chục vạn người chống ông Lukashenko. Những đối thủ đối lập với chiếc ghế tổng thống của ông Lukashenko lần lượt, hoặc bị ám sát, hoặc bị bỏ tù, hoặc lưu vong.

Để bắt Roman Protasevich, ông Lukashenko đã làm điều mà Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi là “không thể tin nổi” , Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi là “sự coi thường các thông lệ quốc tế’. Ông Lukashenko đã bất chất luật pháp quốc tế, bất chấp thiệt hại cho quốc gia Belarus – đón trước điều mà Ngoại trưởng Đức Maas tuyên bố hôm 24/5/2021: “Bất cứ lãnh đạo nào đùa giỡn với những ý tưởng như vậy đều phải hiểu rằng họ sẽ phải trả giá cay đắng”.

4. ĐIỀU RÚT RA

Ông Lukashenko sẽ ngồi trên ghế quyền lực tổng thống Belarus cho đến năm 2025. Đến thời điểm đó, ông giữ chức tổng thống Belarus 31 năm! Ai dám khẳng định là ông sẽ không tiếp tục làm tổng thống Belarus nhiệm kỳ thứ 7 cho đến năm 2030?

Rút ra điều gì từ vụ việc máy bay Ryanair bị ép phải hạ cánh xuống Minsk?

– Những kẻ độc tài bảo vệ lẫn nhau.

– Những kẻ độc tài không bao giờ chịu từ bỏ quyền lực.

– Những kẻ độc tài bằng mọi giá giữ quyền lực.

– Những kẻ độc tài vì quyền lực bất chấp luật pháp quốc tế.

– Những kẻ độc tài vì quyền lực bất chấp lợi ích quốc gia.

– Những kẻ độc tài ngồi lâu năm trên ghế quyền lực là thảm hoạ.

Bởi thế nhiều quốc gia mới quy định 2 nhiệm kỳ.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Ở Việt Nam cũng có một thằng khốn bỏ mặc lợi ích quốc gia xua sai nha qua Đức bắt tên trộm vặt TXT về head animal, nay nó bị súc vật Lukashenko đạp xuống hạng hai vì mày bắt cóc dưới đất, tao bắt cóc trên trời.

  2. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước lúc tuổi mới đôi mươi.
    Ông đã tìm được con đường ấy khi vớ được chủ nghĩa Lê nin, được huấn luyện bởi các cán bộ bôn sê vich của Stalin, được rèn luyện trong cách mạng Tàu.
    Ông mang về nước cái chủ nghĩa cộng sản tạp pí lù ấy, tổ chức cướp chính quyền năm 1945, thiết lập nền chuyên chính vô sản đến từng xóm cùng ngõ tận bằng cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất, thề đốt cháy cả dải Trường Sơn để thống trị bằng được toàn cõi Việt Nam, trấn lên đất nước này mối tình “vừa là đồng chí vừa là anh em” với giặc Tàu.
    Công đầu trong việc đưa Việt Nam trở lại thời Bắc thuộc là của Hồ Chí Minh.

  3. Cụ Hồ làm Chủ tịch đến suốt đời và miền Bắc vẫn đa đảng, vẫn dân chủ cộng hòa muh. Tiến sĩ bói toán quên Cụ Hồ rồi ah?

    Việt Nam ta học Cụ Hồ thui chứ có gì đâu, cũng là điều tiến sĩ bói toán mún muh

  4. May quá, ở Việt Nam ta chỉ có người nhận trách nhiệm đảng giao chứ không có độc tài quyền lực.
    Ấy thế là đến 2045, Việt Nam ta sẽ giàu có, công bằng, văn minh, quyền sống của thần dân trăm họ được đảm bảo là cái chắc.
    Mừng.

Leave a Reply to vưỡn Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây