Nghĩ về từ thiện

Thái Hạo

24-5-2021

Hành thiện là điều tốt lành, điều ấy khỏi bàn, nhưng cái chúng ta cần bàn ở đây là phương cách và cứu cánh. Sự kiện Hoài Linh hay những cá nhân khác từng có những lùm xùm tương tự cho ta thấy mấy điểm:

1. Người dân mất niềm tin vào các tổ chức của nhà nước. Khi đó, họ chỉ còn biết gửi cho những người của công chúng để mong chia sẻ với đồng bào mình. Khi người dân cư xử như vậy thì chính nhà nước phải đặt câu hỏi nghiêm túc về chính mình, rằng mình đang như thế nào trong lòng nhân dân? Và phải “tu chính” để lấy lại niềm tin ấy chứ không chỉ dùng các loại diễn ngôn nặng tính rao giảng và thuyết lý đạo đức để lên lớp, càng không thể “mở cờ trong bụng” khi thấy những bê bối. Ở đây, nhà nước phải nhận trách nhiệm chính về mình khi vừa để mất niềm tin, vừa không xây dựng được những quy tắc khoa học cho một xã hội vận hành trong hanh thông.
2. Khi chúng ta giao phó của cải hay quyền lực vào tay người khác mà không có một cơ chế quản lý minh bạch thì tất yếu sinh ra tha hoá. Văn minh phương Tây chính là ở cái cơ chế này. Các quy tắc ứng xử được luật hoá chính là khuôn thước để giữ con người trong điều thiện và ngăn ngừa khỏi cái ác. Việc trông chờ vào lòng tốt của cá nhân là một may rủi. Hành xử theo cảm tính dễ để lại những thất vọng và đồng thời làm hư hỏng người được tin tưởng. Các xã hội độc tài thường được hình thành và nuôi dưỡng bằng một sự thần tượng như thế.
3. Từ thiện, gọi là “điều thiện lớn” luôn phải tính đến việc triệt tiêu những nguyên nhân gây ra bất hạnh, đó mới chính cái thiện giàu phẩm chất trí tuệ. Chống thiên tai hay chống kẻ gây ra thiên tai, chống đói nghèo hay chống kẻ gây ra đói nghèo, góp 1 đồng hay góp một tiếng đanh thép…? Những nỗi khổ của dân chúng bị gây ra bởi thiên nhiên thì ít mà bởi một chính phủ yếu kém hoặc hư hỏng thì nhiều, phải chung tay làm ra một cái chính phủ tốt nhất để diệt đi những tác nhân tai ách này.

Nghệ sĩ là những người có ảnh hưởng lớn đến công chúng, việc họ bỏ ra một tỉ đồng sẽ không có giá trị bằng việc họ mở miệng nói một câu phê phán chính phủ. Tuy nghiên, văn nghệ sĩ VN hoặc né tránh, hoặc mù điếc nên cứ lăng xăng mãi với những “điều thiện nhỏ”. Đó là cái tệ hại của giới nghệ sĩ ở đất nước nhiều bất công này.

______

Mời đọc thêm: Hoài Linh lên tiếng khi bị tố chưa chuyển 14 tỷ đồng từ thiện (VNN). – Hoài Linh thông tin việc giữ hơn 14 tỉ đồng chưa làm từ thiện: Dư luận không đồng tình (TT). – Dân mạng tranh cãi phát ngôn của Hoài Linh liên quan đến tiền từ thiện miền Trung (TN).

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Hoàn toàn tâm đắc với đoạn cuối bài viết của tác giả Thái Hạo !
    Điều đau buồn nhất là số nghệ sĩ phê phán chính trị còn qúa hiếm hoi hầu như
    tuyệt chủng, chỉ có rất ít người đáng tuyên dương là Thành Lộc,Tuấn Khanh ?

  2. Tôi đã chống tên Hề đã lâu vì nguồn gốc của nhà hắn là Công Giáo mà hắn lại Lên Đồng Rỗi Bóng hình thức mà Công Giáo nghiêm cấm. Tôi không xem hài kịch của tên hề nầy nửa. Hắn là TRÙM ĐỒNG BÓNG tại VN hiện nay.

  3. Không vơ đũa cả nắm, nhưng từ trước đến nay tôi coi bọn này là xướng ca vô loại nên không thất vọng như những người khác lúc nào cũng lắng nghe và ca ngợi bọn này!

  4. “Những nỗi khổ của dân chúng bị gây ra bởi thiên nhiên thì ít mà bởi một chính phủ yếu kém hoặc hư hỏng thì nhiều, phải chung tay làm ra một cái chính phủ tốt nhất để diệt đi những tác nhân tai ách này.

    Nghệ sĩ là những người có ảnh hưởng lớn đến công chúng, việc họ bỏ ra một tỉ đồng sẽ không có giá trị bằng việc họ mở miệng nói một câu phê phán chính phủ. Tuy nghiên, văn nghệ sĩ VN hoặc né tránh, hoặc mù điếc nên cứ lăng xăng mãi với những “điều thiện nhỏ”. Đó là cái tệ hại của giới nghệ sĩ ở đất nước nhiều bất công này.”
    Chính xác, rất là hay.

  5. Có mà dậy đĩ vén váy
    Nổi tiếng để làm gì???! Hỏi ngũ vãi. Nổi tiếng để lừa kiếm miếng mới dễ.
    ” nước đục rửa chân, nước trong rửa mặt” , bây chừ cứ khoắng cho nó đục hết lên thì mới Ngon. Có độc như chó mới có miếng ăn.

Leave a Reply to Khách Quan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây