Vài trao đổi cùng “bác cả” Trọng

Lưu Trọng Văn

18-5-2021

Bài viết tràn ngập lý luận của “bác cả” Trọng tôi nghiêm túc đọc từ dòng đầu đến dòng cuối.

Tôi chú ý hơn cả chương bác viết về kinh tế thị trường định hướng XHCN, một khái niệm cả Mác và Lê Nin cũng như cụ Hồ chưa đề cập.

Tôi nói vậy, vì đọc cả chương lý luận về kinh tế thị trường định hướng XHCN, không hề thấy nhà lý luận số một của VN, kiên định lập trường chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng HCM, trích dẫn một câu nào đó của các cụ tiền bối trên về kinh tế thị trường định hướng XHCN hết.

“Bác cả” dẫn giải và định nghĩa rất dài gã xin tóm tắt lại, kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế thị trường:

– Dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN.

– Không phải kinh tế thị trường tư bản.

– Không phải kinh tế thị trường XHCN đầy đủ vì VN đang ở thời kì quá độ lên CNXH.

– Kinh tế nhà nước là chủ đạo.

– Sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối theo định hướng XHCN.

– Gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển.

Xưa nay tôi không hiểu lắm thế nào là kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chỉ nhận thức theo trình độ của mình, kinh tế thị trường định hướng XHCN là kinh tế thị trường đúng nghĩa nhưng lợi nhuận của nó được phân phối theo định hướng XHCN thông qua thu thuế công bằng và phân phối công bằng, đầu tư an sinh xã hội công bằng. Với cái nhận thức đó của tôi thì thấy thực tế “Nó” chưa đi vào cuộc sống vì nhiều kẻ không làm gì có ích cho XH lại được chia nhiều hơn trong khi nhiều người nai lưng ra làm lại được chia ít hơn và an sinh xã hội còn là một bể… khổ.

Nhưng qua bài viết của “bác cả” thì tôi mới thấy kinh tế thị trưởng định hướng XHCN đã từ lâu đi vào cuộc sống rồi chứ không còn mơ hồ đâu đâu nữa thể hiện ở sự lãnh đạo của đảng và nền tảng kinh tế nhà nước là chủ đạo rất rõ rệt.

Ở đây tôi không bàn đến hiệu quả mà chỉ bàn tới công thức lý luận thôi bởi vì không thể nói hiệu quả khi VN mới chỉ đang ở thời kì quá độ. Còn thời kì quá độ này kéo dài bao lâu thì phải chờ đến năm 2045 theo “bác cả” là thời điểm VN hoàn chỉnh hệ thống lý luận XHCN của mình mới biết chắc được.

Tôi thú thật rất lo ngại cho tương lai của Đất nước khi phải mất 24 năm nữa mới đến mốc 2045, liệu “bác cả” còn khoẻ mạnh để tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống lý luận XHCN mà bác đang là một trong những tác giả chính, hay không?

Nhưng có điều tôi thắc mắc khi “bác cả” cho rằng kinh tế thị trường định hướng XHCN không phải là “kinh tế thị trường tư bản” trong khi chính bác khẳng định: “Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường…” không phải là kinh tế thị trường mà các nước tư bản phát triển sáng tạo nên và đang thực hiện thì nó là kinh tế thị trường nào?

Còn một thắc mắc nữa, là trong bài lý luận của “bác cả” tôi chú ý con số rất cụ thể này:

“Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.”

Với thực tế kinh tế nhà nước chỉ chiếm 27% trong toàn bộ giá trị kinh tế thì làm sao chủ đạo để dẫn dắt, định hướng XHCN được nếu nhà nước không tự cho mình làm chủ toàn bộ khối tài sản khổng lồ là tài nguyên và đất đai cùng quyền phân phối tổng thuế?

Tài nguyên hiện nay thì như TT Phạm Minh Chính thừa nhận là đã bị khai thác cạn kiệt, vậy cái còn lại cho kinh tế nhà nước để bảo đảm sức mạnh chủ đạo để định hướng XHCN chỉ còn lại là đất đai và tổng tiền thuế thôi.

Phải chăng với bảo đảm cốt lõi này để bảo vệ định hướng XHCN nên nhà nước vẫn khư khư giữ Luật Đất đai bất cập và không giống ai hiện nay, bất chấp chính nó là cản trở lớn nhất cho 60 triệu nông dân làm giàu cho mình và cho Đất nước?

Tôi xin thắc mắc chút xíu nữa trong thống kê của “bác cả”, cộng đi cộng lại vẫn thiếu gần 10% tổng sản phẩm quốc gia. Vậy 10% còn lại này là do ai tạo nên?

Hay trong cơ cấu nền kinh tế xét trên sở hữu ngoài nhà nước, tập thể, hộ gia đình, tư nhân, tư bản nước ngoài còn ai khác?

Vậy ai khác ấy là ai có góp phần cho kinh tế thị trường đi đúng định hướng XHCN không?

Quả thật tôi rất lo ngại về sự bí ẩn của 10% này mà nghi nghi có thể là 20 tỷ đôla người Việt ở nước ngoài gửi về chăng?

Nhưng, tôi thở phào nhẹ nhõm sau khi đọc các lý luận kiên định của “bác cả” là “bác cả” vẫn rất khách quan thẳng thắn với thực tế đất nước hiện nay, mặc dù đất nước đang đi theo kinh tế thị trường định hướng XHCN, và về chính trị kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, khi bác thừa nhận:

“Về kinh tế, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; hiệu quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế; môi trường bị ô nhiễm tại nhiều nơi; công tác quản lý, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập. Trong khi đó, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Về xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng; chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ công ích khác còn không ít hạn chế; văn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp; tội phạm và các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.”

Với thực tế này, tính ưu việt của mô hình kiên định XHCN mà “bác cả” vẽ ra sẽ còn phải trải qua muôn vàn thử thách nữa mới có thể tự mãn chê các nước tư bản đang khủng hoảng, suy thoái…

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Tiếp,
    Cá nhân tôi và tôi tin cũng có nhiều người có suy nghĩ như tôi ” không bao giờ tôi tin đám tự phong , tự nhận cho mình là nhân sĩ trí thức, là hiền tài nguyên khí quốc gia, là người trí tuệ” làm được trò gì cho ra hồn. Bởi vì ngay đám này đã từng sống Hèn để mưu cầu lợi danh cá nhân, gia đình, giòng họ gần cả cuộc đời dù họ có tư tưởng ” chán chế độ”. Nay về già không còn cơ hội ” đục khoét kiếm sống nữa” nên mới thành lập ba cái tổ ” hưu trí khai trí cành cạch” với mong muốn thèm khát lưu danh, đổi đời vinh hoa cho con cháu nếu ” cuộc cách mạng khai trí cành cạch” thành công, thì úi rời ui, con cháu tha hồ mà sướn vì nà con cháu của ” nhan sĩ trí thức, hièn tài…” ai cũng biết danh.
    Do vậy, nếu có thay đổi ở xh nước đảng thì chỉ duy nhất thay đổi từ ” vua tập thể” sang tên bạo chúa. Như Putin của Nga ngày nay.
    Hỡi ôi, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, trượt vỏ chuối.

  2. Nại nà góp ý ” chỉnh sửa đường lối dẫn dắt dân tộc, đất nước của Đảng”. Đảng có thèm nghe đâu vì toàn bọn chỉ giỏi ” võ mồm” . Nói gì thì nói Đảng của nhà các bác thích khai trí” có cả đội ngũ hùng hậu đầy đủ lí luận và thực tiễn để cho Đảng nhà các bác sống ngon, iên vui hưởng ” ca khúc thái bình”.
    Hãy to mắt, hãy tự soi mình đi hỡi mấy vị ” khai trí cành cạch”, so với bọn ” giang hồ mõm, bọn bán hàng on line, bọn dạy cách làm giàu, bọn xem tử vi tướng số, bọn dạy phong thủy, bọn dạy cách làm tình.. đầy dẫy trên mạng”, thì các bác thật thảm hại vì chẳng ai xem, có chăng các bác tự đọc và tự sướng. Đã sống Hèn, trí tuệ lại lỏng lẻo mà cứ đòi làm thầy làm cha thiên hạ. Hỏi rằng còn gì Ngu hơn.
    Thui thui, Đảng nhà các bác ” xứng đáng lãnh đạo đất nước Đảng nhà các bác”.
    Đã không đủ phảm giá, tố chất để Nàm Cuộc Cắch mạng long trời nổ đất, thì cũng đừng ” vô tình, cố tình” dẫn dắt ng khác vào chỗ chết.

  3. Bài của cụ Lưu Trọng Văn, Nguyễn Đình Cống… và các cụ khác (viết nhân dịp này) nên có thêm một ý (không ai cãi nổi). Đó là
    – Sau 40 năm Nhật (xưa kia) Hàn, Đài, Singapore đã hoá rộng.
    – Còn đất nước của Lú sau 46 năm vẫn hăng hái cử công dân nước XHCN lũ lượt sang các nước tư bản (nói trên) để bán sức, làm đầy tớ thiên hạ.

  4. Bác cả lú với trình độ lý luận tầm phào và tào lao, lấy đất nước ra làm đòn thí nghiệm và hết thế kỷ này vẫn chẳng biết kết quả ra sao, cán mốc thế nào. Lạy bác cả lú tha cho dân tộc, vái bác mau chết mẹ đi cho dân người ta nhờ, đúng là nghèo gặp eo, gặp ngay một lão lũ lẫn ôm cái mớ rẻ rách về nhà lau bàn thờ. Đến là xui xẻo cho dân tộc.

  5. Mấy vị rảnh quá nhỉ! Mất thời giờ đi đọc thứ lý luận cùn đó! Không cần đọc cũng biết ông ta nói điên như thế nào rồi!Ông ta lên lớp nhân dân và sánh mình vơi ông Mác, hồ chí minh…như thằng tập tàu đó!

Leave a Reply to Nghiemnv Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây