Phạm Đoan Trang được phong làm thành viên danh dự của tổ chức Văn bút (PEN) Đức

PEN

Hiếu Bá Linh, biên dịch

18-5-2021

Ngày 18/5/21, Trung tâm Văn bút (PEN) của Đức đã phong nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang làm thành viên danh dự của tổ chức này và yêu cầu trả tự do cho cô ấy ngay lập tức. Cô là một trong những nhà chỉ trích chính phủ Việt Nam nổi tiếng nhất và bị bắt vào ngày 6 tháng 10 năm 2020 tại căn hộ của cô ở TP Hồ Chí Minh. Cô phải đối mặt án tù 20 năm, với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước.

Ông Ralf Nestmeyer, Phó Chủ tịch kiêm Đại diện Ủy ban “Những người cầm bút bị giam cầm” (Writers-in-Prison-Committee) của PEN Đức phát biểu: “Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới hạn chế quyền tự do ngôn luận đặc biệt dữ dội. Đảng Cộng sản đàn áp tàn bạo những người làm truyền thông đến mức độ hiện nay Trang không được phép liên lạc với gia đình và luật sư của cô. Chúng tôi yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho thành viên danh dự Phạm Đoan Trang của chúng tôi và cam đoan với cô ấy về tình đoàn kết không giới hạn của chúng tôi”.

Phạm Đoan Trang đã sáng lập tạp chí trực tuyến Luật Khoa và là biên tập viên cho tờ The Vietnamese. Cả hai phương tiện truyền thông này đều giúp người dân Việt Nam dễ dàng hiểu luật pháp đất nước, bảo vệ quyền lợi của mình và phản đối sự cai trị độc đoán của Đảng Cộng sản. Một tháng trước khi bị bắt, Trang đã công bố một báo cáo, trong đó cô điều tra về một cuộc đột kích hung bạo của công an vào một ngôi làng (Đồng Tâm) ở ngoại ô Hà Nội, vì người dân trong làng phản đối việc chính quyền tịch thu đất của họ.

Vì công việc của mình, Trang nhiều lần lọt vào tầm ngắm của các cơ quan chức năng Việt Nam. Vào tháng 8 năm 2018, cô bị đánh trong khi bị công an bắt giữ và phải nhập viện. Hiện nay cô có nguy cơ bị hành hung một lần nữa trong nhà tù. Năm 2014, cô được học bổng Feuchtwanger của Villa Aurora ở Los Angeles (Học bổng được đặt theo tên của nhà văn người Đức gốc Do Thái, Lion Feuchtwanger, người phải rời Đức Quốc xã vào năm 1933 và sống trong Villa Aurora ở Los Angeles từ năm 1943 cho đến khi ông qua đời năm 1958) và năm 2019, cô nhận được Giải thưởng Tự do Báo chí cho hoạt động báo chí đặc biệt hiệu quả của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới.

***

Về Trung tâm PEN Đức: Có trụ sở chính tại Darmstadt, là một trong hơn 150 hiệp hội nhà văn trên toàn thế giới được hợp nhất trong PEN Quốc tế. PEN là viết tắt của Poets, Essayists, Novelists. Hiệp hội, ban đầu được thành lập ở Anh vào năm 1921 nhằm ủng hộ tự do ngôn luận và được coi là tiếng nói của các nhà văn bị đàn áp.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Cách nay hai chục năm, dân xứ Đông Lào ta có nằm mơ cũng không thấy một Phạm Đoan Trang nào.
    Nay ta đã có những Trần Huỳnh Duy Thức , Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, Cấn Thị Thêu…
    Có phải thời thế đã khác rồi chăng ?

  2. Đả đảo Lũ “Đại Nghịch Bất Đạo” ti tiện và hèn hạ đã bắt và bỏ tù những Công Dân trung thực, thẳng thắn và yêu nước!

  3. “Vào tháng 8 năm 2018, cô bị đánh trong khi bị công an bắt giữ và phải nhập viện”

    Những ngày gần đây, hình ảnh người chiến sĩ công an bị 1 con sâu làm ô uế, làm dư luận bức xúc . Nhưng ta cần nhớ, ngoài Lâm ra ta còn có Khoa & cả những ngừ ngày đêm không quản ngại gian khổ -theo lời Nguyễn Thông – “để giữ gìn an ninh trật tự, vì sự bình yên của nhân dân”.

    Trường hợp vô cảm đến hổng thỉa tin nổi của Lâm chỉ là cá biệt, chứ phần lớn họ đều hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ Đảng giao phó, dù khó khăn & khó nói tới đâu .

    Oh, 1 théc méc nho nhỏ . Cái giải thưởng danh dự cho Trang thuộc thể loại fiction hay non-fiction vậy ? Riêng tớ thì Trang rất xứng đáng ở thể loại fiction.

    Dân Thủ Thiêm & Nguyễn Thùy Dương chắc chả bao giờ đọc sách của Trang . Bụt chùa nhà hổng thiêng, I guess.

    • Nghĩ mà thương cho montaukmosquito, thức đêm thức hôm một hai giờ sáng ngoài hàng rào trụ sở báo Tiếng Dân xem báo ra xưởng là chộp. Mỗi lần là 3 xu, nên về kiếm chân dân quân cắm cờ băng rôn cho đảng.

Leave a Reply to bình nhanh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây