Bản tin ngày 10-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Zing đưa tin: Hải quân Trung Quốc và Indonesia tập trận chung. Cuộc tập trận diễn ra vào sáng 8/5 ở vùng biển ngoài khơi thủ đô TP Jakarta, trong bối cảnh TQ và Indonesia tìm cách cải thiện lòng tin và hợp tác giữa tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Cuộc tập trận tập trung vào các nội dung: Thông tin liên lạc, tìm kiếm cứu nạn và diễn tập đội hình.

Bộ Quốc phòng TQ thông báo, cuộc tập trận là một phần trong chương trình huấn luyện sẵn sàng chiến đấu hằng năm. Hải quân TQ điều động tàu hộ vệ tên lửa Liễu Châu, Type-054A và Suqian, Type-056 đến cuộc tập trận chung, phía Indonesia gửi tàu hộ vệ tên lửa KRI Usman Harun và KRI Halasan. Sĩ quan Mei Guoqiang, người đứng đầu nhóm huấn luyện ngoài khơi, thuộc Bộ chỉ huy Phương Nam của Hải quân TQ, thông báo, cuộc tập trận đã giúp cải thiện sự phối hợp giữa tàu chiến 2 nước. 

Các tàu chiến của TQ và Indonesia trong cuộc tập trận chung. Ảnh: South China Morning Post/Zing

Vẫn giọng diều hâu quen thuộc của Tổng Biên tập Hoàn Cầu Thời báo: Báo Trung Quốc dọa tấn công Úc nếu theo Mỹ bảo vệ Đài Loan. Trong bài xã luận ngày 9/5, Tổng Biên tập Hồ Tích Tiến kêu gọi quân đội TQ dùng tên lửa tầm xa để bắn phá Úc, nếu nước này gửi quân tới eo biển Đài Loan để hỗ trợ Trung Hoa Dân Quốc. Sau bài xã luận, báo giới Úc cảnh báo, nhiều mục tiêu ở nước này có nguy cơ bị tấn công.

Kịch bản thảm khốc do “nhà báo” họ Hồ đặt ra: “Tôi đề nghị Trung Quốc lên kế hoạch trả đũa mang tính trừng phạt nhắm vào nước Úc nếu quân đội nước này can dự vào tình hình eo biển Đài Loan… Kế hoạch nên bao gồm tấn công tầm xa vào các cơ sở quân sự và cơ sở trọng yếu có liên quan trên đất Úc, nếu Canberra thực sự đưa quân tới các khu vực ngoài khơi Trung Quốc và chiến đấu chống lại quân đội Trung Quốc”.

Đáp lại lời đe dọa, tàu chiến Australia hoạt động tích cực và không muốn bỏ trống Biển Đông, VOV đưa tin. Thời báo Tài chính Úc trích dẫn một tuyên bố của Bộ Quốc phòng nước này, cho biết, kể từ đầu năm đến nay, bốn tàu chiến của Hải quân Úc, gồm tàu khu trục Anzac, Ballarat, Parramatta và HMAS Sirius đã đi qua các vùng biển phía Nam của Biển Đông.

Bộ Quốc phòng Úc thông báo: “Các tàu hiện đang có mặt tại 2 khu vực riêng biệt nhằm tăng cường hợp tác thực tế với các đối tác trong khu vực và tăng cường khả năng tương tác… thể hiện quyết tâm của Australia đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở, bao trùm và có khả năng phục hồi”.

Báo Thế Giới và VN dẫn lời nhận định từ trang The Diplomat: Tham vọng tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc ở Biển Đông giống ‘vết dầu loang’. Các mỏ khoáng thạch chứa đất hiếm là một trong các lý do khiến TQ không từ bỏ dã tâm thu tóm Biển Đông. Nhưng TQ chủ động dùng cách tiếp cận từ từ để tránh làm bùng phát chiến tranh quy mô lớn không thể kiểm soát, là sự trì hoãn chiến lược giống như “vết dầu loang” trên biển.

Diplomat nhận định, TQ sẽ tiếp tục thủ thuật này trong tương lai gần, áp dụng chiến thuật “vết dầu loang” để mở rộng tầm vươn ở Biển Đông. Dựa vào vị thế của một quốc gia có nguồn cung đất hiếm dồi dào, phong phú nhưng giá rẻ, TQ có thể “ngã giá” với các siêu cường trong cuộc chiến “quyền lực mềm”.

Báo Người Việt có bài: Liên minh chống Trung Quốc đang thành hình trên Biển Đông. Nhà phân tích Richard J. Heydarian nhận định trên tạp chí Asia Times, một liên minh chống TQ đang hình thành trên Biển Đông, gồm nhiều nước châu Âu, chứ không phải chỉ có Mỹ với Nhật và Úc. Còn Bắc Kinh vẫn ngang ngược để hàng trăm tàu dân quân biển án ngữ ở một số khu vực trong quần đảo Trường Sa, gồm Đá Ba Đầu. 

Tác giả Heydarian cho biết, liên minh chống TQ do Mỹ dẫn đầu không chỉ hoạt động trên mặt trận hải quân và trợ giúp an ninh đường biển cho một số nước yếu thế trong khu vực. Một số công ty Tây phương cũng đang có những kế hoạch tham gia hoạt động trên lãnh vực hạ tầng cơ sở và có tính chiến lược ở khu vực Biển Đông. Công ty Austal của Úc dự trù cùng một công ty khác tiếp nhận một công ty đóng tàu Hàn Quốc trên vịnh Subic. 

Tình hình “ông nói gà, bà nói vịt” trong bộ máy lãnh đạo nhà nước Philippines: Phó Tổng thống Philippines phản đối tuyên bố của ‘sếp’ Duterte về Biển Đông, báo Thanh Niên đưa tin. Phản ứng lại vụ Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông năm 2016 chỉ là “mảnh giấy” để “vứt sọt rác”, Phó tổng thống Leni Robredo cho rằng tuyên bố của ông Duterte là sai trái.

Bà Leni Robredo cho biết, bà phải lên tiếng vì bà không thể bỏ qua những hành động “thân Trung Quốc” của cấp trên. Bà nhắc nhở ông Duterte: “Nhiệm kỳ của chúng ta sẽ kết thúc vào năm sau. Trong khi đó, vấn đề trên [Biển Đông] lại có ý nghĩa quan trọng rất lớn với đất nước, sự quan trọng đó còn kéo dài rất lâu sau khi chúng ta kết thúc nhiệm kỳ”.

Mời đọc thêm: Liên minh chống Trung Quốc “một lòng” ở Biển Đông (VOV). – Nhật Bản viện trợ thiết bị an ninh hàng hải cho Philippines (TP). – Mỹ tìm ‘điểm chết’ của hải quân Trung Quốc (ĐV). Trung Quốc diễn tập quân sự trên biển với Indonesia (ANTĐ). – Indonesia và Trung Quốc kéo tàu khu trục ra biển ngoài khơi Jakarta tập trận chung (TG&VN).

Trung Quốc nhắm đến việc tạo dựng một sân bay chiến lược ở Thái Bình Dương? (TP). – Trung Quốc thử thành công hệ thống vận hành tàu tự động mới (Tin Tức). – Những mầm xanh trên đảo Trường Sa (TĐ). – Trung Quốc tìm kiếm gì ở vùng biển sâu khi đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông? (RFI).

Vụ án Nhật Cường: Ngày tuyên án

Chiều nay, TAND TP Hà Nội bắt đầu tuyên án các bị cáo trong vụ án tại Công ty Nhật Cường, báo Hà Nội Mới đưa tin. HĐXX nhận định, cựu Tổng GĐ Bùi Quang Huy, hiện đang bỏ trốn, là người chủ mưu. Bị cáo Trần Ngọc Ánh, cựu Phó Tổng GĐ giữ vai trò tích cực nhất, chỉ sau Bùi Quang Huy. Còn bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc, cựu GĐ Tài chính, có vai trò đồng phạm giúp sức cho Bùi Quang Huy và Trần Ngọc Ánh. Bị cáo Ánh lãnh án 13 năm tù, bị cáo Ngọc bị tuyên 14 năm tù, là 2 mức án nặng nhất. 

Thông Tấn Xã VN có đồ họa: Mức án của các bị cáo trong vụ xét xử công ty Nhật Cường.

Sau khi tuyên án, TAND TP Hà Nội kiến nghị khẩn trương truy bắt ông chủ Nhật Cường, theo VTC. HĐXX lưu ý, Bùi Quang Huy và một số đồng phạm vẫn đang bỏ trốn, bị truy nã, nên các vụ điều tra liên quan đến nhóm tội phạm này phải tạm đình chỉ. HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra, VKS khẩn trương điều tra, truy bắt những người đang bỏ trốn, đặc biệt là Bùi Quang Huy. Còn 4 tháng nữa là tròn 2 năm, kể từ khi Bùi Quang Huy bỏ trốn được sự truy lùng của lực lượng ninh VN, thường tự xưng là lực lượng “tinh nhuệ”. 

Về trách nhiệm dân sự trong vụ án, tòa cho rằng, hành vi buôn lậu của Bùi Quang Huy và các đồng phạm đã thu lời bất chính 221 tỉ đồng, gây thiệt hại 30 tỉ đồng tiền thuế cho nhà nước, nên các bị cáo phải liên đới bồi thường số tiền này. Các bị cáo có quyền yêu cầu Bùi Quang Huy và những người đang bỏ trốn bồi thường lại cho mình sau. 

HĐXX còn đề nghị điều tra tiệm vàng giao dịch 2.520 tỷ với Công ty Nhật Cường, theo Zing. Đó là 2 tiệm vàng ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, gồm tiệm Lộc Phát ở phố Hà Trung và Thuận Phát ở phố Hàng Dầu, bị nghi đã giao dịch tổng số tiền hơn 2.500 tỉ đồng với Công ty Nhật Cường. Chủ tọa phiên tòa nói: “Kiến nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra, xem xét, làm rõ vai trò trách nhiệm của người liên quan”

Mời đọc thêm: Tòa tuyên án với 14 bị cáo trong vụ Nhật Cường (VTC). – Xét xử vụ Công ty Nhật Cường: Phó Tổng Giám đốc Trần Ngọc Ánh lĩnh án 13 năm tù (Tin Tức). – Mức án cao nhất trong vụ Công ty Nhật Cường buôn lậu là 14 năm tù (PLVN). – Vụ buôn lậu tại Công ty Nhật Cường: Giám đốc Tài chính Nguyễn Bảo Ngọc bị tuyên phạt 14 năm tù (KTĐT).

Vụ Nhật Cường: 14 bị cáo lãnh án tù, Bùi Quang Huy vẫn trốn (PLTP). – Ông chủ Nhật Cường bỏ trốn, anh trai nhận 5 năm tù (VNN). – Toà án đề nghị tích cực truy bắt ông chủ Nhật Cường – Bùi Quang Huy (TP). – Kiến nghị làm rõ tiệm vàng chuyển gần 2.500 tỷ đồng ra nước ngoài (ĐTCK). 

Tin giáo dục

Đợt bùng dịch Covid-19 ở VN hiện nay, khiến nhiều trường ở 30 tỉnh, thành phải tiếp tục cho HS nghỉ học, một số trường chọn giải pháp dạy học online. Zing có bài: Những mặt trái của học online kéo dài. Do cơ sở hạ tầng viễn thông ở VN còn hạn chế, việc học online không đảm bảo giao tiếp thường xuyên giữa người dạy và người học. HS ít tương tác với GV, khó duy trì hứng thú học tập. Một “lớp học” online có thể phải dừng giữa chừng vì kết nối gặp trục trặc. 

Báo Giáo Dục VN đưa tin: Công an điều tra clip nữ sinh lớp 8 hành hung nữ sinh lớp 7 trên cầu. Công an huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam xác nhận, họ đã tiến hành xác minh vụ nữ sinh lớp 8 hành hung nữ sinh lớp 7 xảy ra ở cầu Bình Đào. Vụ việc xảy ra chiều 6/5, nạn nhân là em P.T.B.T, HS lớp 7 Trường THCS Nguyễn Hiền, xã Bình Đào, còn người hành hung là HS lớp 8 Trường THCS Hoàng Diệu, xã Bình Hải. Vụ hành hung khiến em T phải nhập viện.

Trang Bảo Vệ Pháp Luật có bài: Hé lộ nguyên nhân hai nữ sinh gây lộn lột đồ của nhau. Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết, qua làm việc với hai nữ sinh, nạn nhân P.T.B.T đã mua hàng online của em T.T.N.A. Trong qua trình mua bán, hai bên xảy ra xích mích, nên đã hẹn nhau lên cầu giải quyết mâu thuẫn, dẫn đến vụ nữ sinh A hành hung, lột đồ của nữ sinh T.

Báo Giáo Dục VN đặt câu hỏi: Học sinh lớp 6 phải xuống học lại từ lớp 1 ở Sóc Trăng bây giờ ra sao? Ông Huỳnh Mạnh, Phó Trưởng phòng GD&ĐT TP Sóc Trăng cho biết, hiện em L.S.V đã rời địa phương, theo cha mẹ đi nơi khác sinh sống. Cô Nguyễn Huỳnh Ngọc Hạnh, Hiệu trưởng trường tiểu học Lý Đạo Thành chia sẻ, em V đã nghỉ học luôn, sau khi học xong lớp 7 ở trường THCS Lê Vĩnh Hòa thì bỏ học để đi làm. Vụ nam sinh người Khmer L.S.V ở TP Sóc Trăng học đến lớp 6 nhưng không đọc thông, viết thạo, bị báo chí “lề phải” phanh phui từ tháng 9/2016.

Mời đọc thêm: Tuyển sinh 2021: Để các cơ sở giáo dục đại học không bị “tuýt còi” (GDTĐ). – Ôn thi tốt nghiệp THPT: Không nên học đến quên ăn quên ngủ (VOV). – Nghệ An: Bất cập từ công trình trường học nhận bàn giao “chìa khóa trao tay” (XD). – Xôn xao nữ sinh Quảng Nam đánh nhau, lột đồ bạn trên cầu (TP). – Nữ sinh bị lột đồ trên cầu: Qùy xin cũng không tha (ĐV). – Giáo viên không thể đơn thương độc mã phụ đạo cho học sinh lớp 1 (GDVN). – Dạy kỹ năng sống nở rộ, bỏ ngỏ chất lượng (NLĐ). 

Tin nước Mỹ

Thông Tấn Xã VN đưa tin: Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp khu vực sau vụ Colonial Pipeline. Tòa Bạch Ốc tuyên bố lệnh tình trạng khẩn cấp tại 17 bang và thủ đô Washington, nhằm đối phó với tình trạng hệ thống ống dẫn nhiên liệu lớn nhất phải đóng cửa sau một vụ tấn công mạng. Bộ Giao thông Vận tải Mỹ cho biết, lệnh này được ban bố để giải quyết nhu cầu cấp thiết về vận chuyển xăng, dầu diesel, nhiên liệu máy bay và các sản phẩm tinh chế khác ở những khu vực bị ảnh hưởng.

Để đối phó với tình trạng ống dẫn nhiên liệu tạm thời đóng cửa, nhiên liệu sẽ được vận chuyển bằng đường bộ đến thủ đô Washington và các bang Alabama, Arkansas, Delaware, Florida, Georgia, Kentucky, Louisiana, Maryland, Mississippi, New Jersey, New York, North Carolina, Pennsylvania, South Carolina, Tennessee, Texas, Virginia.

BBC có bài: Mỹ lo thiếu nhiên liệu khi đường dẫn dầu lớn nhất bị tấn công mạng. Tin cho biết, Colonial Pipeline là đường ống vận chuyển 2,5 triệu thùng nhiên liệu mỗi ngày, tương đương 45% nguồn cung cấp dầu diesel, xăng và nhiên liệu máy bay cho khu vực Bờ Đông nước Mỹ. Đường ống này bị tấn công và rớt khỏi mạng trực tuyến hoàn toàn từ thứ Sáu tuần trước, bởi một băng nhóm tội phạm mạng. Các chuyên gia vẫn đang làm việc để khôi phục dịch vụ.

Gaurav Sharma, nhà phân tích thị trường dầu độc lập, nói với BBC, hiện rất nhiều nhiên liệu đang bị kẹt lại tại các nhà máy lọc dầu ở Texas: “Trừ khi mọi việc được giải quyết trước hôm thứ Ba, Mỹ sẽ gặp rắc rối lớn… Các tiểu bang đầu tiên bị ảnh hưởng sẽ là Atlanta và Tennessee, sau đó hiệu ứng domino sẽ lan đến New York”.

Báo Người Việt có bài: Đường ống Colonial Pipeline bị tê liệt, lo ngại xăng tăng giá. Ông Patrick DeHaan, trưởng phòng phân tích giá xăng dầu tại công ty GasBuddy cho biết, nhu cầu tiêu thụ ở một số tiểu bang phụ thuộc vào đường ống này, bao gồm Alabama, Florida, Georgia và Tennessee, đã gia tăng khoảng 4.3% từ thứ Bảy vừa qua, so với một tuần trước đó.

Một số chuyên gia phân tích nhận định, giá nhiên liệu tại các cây xăng dự kiến sẽ không tăng nếu thời gian bị tê liệt không kéo dài quá 3 ngày. Nhưng nếu kéo dài hơn, thì hậu quả sẽ thấy rõ rệt trên mức giá nhiên liệu hằng ngày ở các bang bị ảnh hưởng. Chuyên gia DeHaan cảnh báo: “Tình trạng thiếu nhiên liệu ngắn hạn này sẽ tồi tệ hơn nếu dân chúng hoảng hốt mua dự trữ”.

Báo Giao Thông đặt câu hỏi: Vụ tấn công tuyến đường ống dẫn dầu huyết mạch của Mỹ liên quan đến Nga? Nguồn tin của CNN cho biết, thủ phạm vụ tấn công mạng trong vụ việc trên là nhóm tin tặc có tên DarkSide, sử dụng mã độc tống tiền và được cho là có nguồn gốc từ Nga. Trước đó, Nga nhiều lần bị cáo buộc có liên quan đến các cuộc tấn công mạng viễn thông nhắm vào hệ thống cơ sở hạ tầng của Mỹ. 

Mời đọc thêm: Tổng thống Biden ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi đường ống dẫn dầu lớn nhất bị tin tặc tấn công (DNVN). – Nhà Trắng ban bố tình trạng khẩn cấp ở 17 bang và thủ đô Mỹ (Zing). Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi xảy ra vụ tấn công mạng (NĐT). – Mỹ lại cáo buộc hacker Nga tấn công ngành dầu lửa (ĐV). – 

***

Thêm một số tin: Bản lĩnh mẹ con Cấn Thị Thêu hay thêm một thất bại của “án bỏ túi” (RFA). – Đại sứ Anh tại Việt Nam nêu vai trò của nền báo chí tự do (VOA).  – Ứng cử viên Quốc Hội CSVN là ‘người Quảng Đông’ gây bàn tán (NV). – Đối lập Miến Điện bác bỏ đàm phán với quân đội (RFI). – Vụ án chất độc da cam: Tòa án Pháp bác đơn kiện của bà Trần Tố Nga (NLĐ).

Ấn Độ: Covid-19 hoành hành, nạn buôn bán chỗ nằm trong bệnh viện bùng lên  — Covid-19: Tòa Án Tối Cao Ấn Độ lập lực lượng đặc biệt về khủng hoảng ô-xyCovid-19: Thái Lan lo ngại làn sóng dịch thứ ba Tham vấn ý kiến công dân về Tương lai của Liên Âu qua mạng — “Lính thợ Đông Dương”: Những người lính thầm lặng tại Pháp trong Thế Chiến II (RFI).

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Hải quân Nam Dương (Indonesia) tập trận với hải quân TC. Rước giặc vào nhà thì sau này đừng có khóc nhé đám ngu lâu dốt bền.

Leave a Reply to Choi Song Djong Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây