Chuyện chống dịch, chuyện bầu cử

Blog RFA

VietTuSaiGon

8-5-2021

Tại Việt Nam, người ta luôn cảm thấy tức cười khi nghĩ tới chuyện bầu cử. Bất kỳ cuộc bầu cử nào, từ cấp trung ương cho đến cấp địa phương, hầu hết đều cho thấy tính khôi hài. Bởi dân chưa bầu thì người ta đã biết ông nào làm vị trí nào, bà nào ngồi ghế nào và chuyện dân đi bầu chỉ là chuyện trò cười của các ông bà. Bởi cho dù có hàng triệu người gạch bỏ cái tên nào đó thì tỉ lệ phiếu bầu của nó vẫn 100% đắc cử, tín nhiệm. Bởi chuyện bầu bán ở đây không có ý nghĩa nào về việc nhân dân có tín nhiệm hay không, mà nó là bài toán đối ngoại trong chính trị độc tài.

Từ cấp thấp nhất, bầu cử chức danh Trưởng thôn ở nông thôn và Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ấp ở thành phố và thị xã. Đây là đợt bầu cử buồn cười nhất, gây tốn kém đủ các thứ, từ nhậu nhẹt cho đến cờ xí, tiền in phiếu, thời gian của nhân dân chỉ để bầu đúng một ứng cử viên vào chức danh vừa nói. Thử nghĩ, bầu cử mà chỉ có độc nhất một ứng cử viên thì bầu kiểu gì đây?! Và vì sao chỉ có một ứng cử viên?

Có hai lý do: Sợ bị cướp chính quyền và; Tạo ra tính chính danh trong quản lý, lãnh đạo. Ở khía cạnh sợ cướp chính quyền, nói thì nghe như đùa nhưng thật, bởi chính trị Cộng sản có một khái niệm phân chia quyền lực rất rõ: Nhất trung ương nhì địa phương. Điều này cho thấy từ quyền lực đến quyền lợi, hoặc là trung ương tối cao, hoặc là địa phương, cơ quan, cấp bậc gần dân nhất sẽ hưởng lợi và tác động mạnh đến người dân. Nhưng, việc sắp xếp ở trung ương lúc nào cũng dễ dàng hơn so với địa phương. Bởi ở trung ương đã có những cuộc đấu đá, phân chia quyền lực trong một nhóm nhỏ và một khi cờ về tay ai thì nấy phất, cờ trung ương phất thì cờ địa phương phất theo.

Nghiệt nỗi, cờ địa phương gồm loại cờ nào? Đó là một câu hỏi hóc búa mà câu trả lời lại rất đơn giản, kẻ nào càng bất hảo, phổi bò, hung bạo, dốt nát nhưng có niềm tin tuyệt đối vào đảng và phục tùng đảng một cách bất chấp lương tri là đạt chuẩn. Chính vì lẽ này, thử nhìn lại các trưởng thôn, tổ trưởng dân phố và trưởng ấp hiện tại, hầu hết đều là những kẻ nói năng bổ bả, vô văn hóa, tham lam, bẩn thỉu nhưng lại có thể hét ra lửa, giỏi léo hánh, lạn lách và đương nhiên là “còn đảng còn mình”. Chính vì vậy, họ được ưu tiên vào các chức danh này nhưng lại được thêm một ưu tiên khác là bầu bán một ứng viên.

Nghĩa là sao? Nghĩa là ngoài những kẻ này ra, không có ai khác có thể thay thế họ để phục vụ đảng (chứ không phải nhân dân), họ là đại diện tiếng nói cao nhất của đảng tại địa phương. Và chỉ mỗi mình họ là ứng cử viên bởi nếu cho tranh cử tự do chức danh này hoặc cho đề cử ứng viên, chắc chắc sẽ có rất nhiều ứng cử viên khác xứng tầm, thậm chí có đầy đủ tri thức, sức trẻ và sự năng động, sáng tạo để bước vào tranh cử và đắc cử.

Một khi các ứng viên tự do hoặc các ứng viên do nhân dân đề cử thắng phiếu, chắc chắn sức mạnh của đảng ở các địa phương sẽ bị mất, bởi vậy, việc đưa một kẻ mù quáng, thiếu nhận thức và tham lam, dính chàm bẩn thỉu vào làm chức danh này là việc sống còn của đảng. Bởi ngoài đảng ra, những kẻ này không còn biết bấu víu vào ai, họ dựa vào đảng, bấu víu vào đảng để kiếm ăn trên nhân dân. Vì lẽ này, một khi tính đảng còn chi phối thì chính trị Việt Nam mãi mãi sẽ có những cuộc bầu cử không giống ai ở địa phương và cả trung ương.

Thế, bầu cử ở địa phương nhằm mục đích thông qua quyền lực, tạo cho nó tính chính danh trước công luận, còn bầu cử trung ương thì tạo chính danh với ai? Bởi một khi các ông, các bà chia chác quyền lực xong thì đâu cần đến nhân dân can dự vào, dân có bầu hay không bầu thì cũng chẳng ăn nhập gì việc các ông, bà đứng làm lãnh đạo. Chắc chắn là vậy rồi.

Thế tại sao phải bầu, phải tốn kém nhiều thứ? Cũng vì tính “chính danh”. Chữ chính danh ở đây phải hiểu là một đối sách trong chính trị Cộng sản chứ chẳng liên quan gì đến niềm tin của nhân dân hay liên quan đến lá phiếu của nhân dân. Đơn giản, chức danh nào cũng đã có thực quyền, đã làm việc, bầu hay bỏ thì vẫn cứ 100% phiếu tín nhiệm. Và đương nhiên việc bầu này diễn ra khá muộn so với việc cầm chức, ngồi ghế.

Bầu cử chỉ là trò mèo trước quốc tế. Bởi nếu không có quá trình bầu cử, mỗi khi đi công tác, công du nước ngoài, biết ăn nói ra sao với thiên hạ? Không lẽ cứ đóng mặt lì bảo tao là đại diện Việt Nam làm việc với tụi bay mà không có bất kì thức gì để xác quyết? Trong khi đó, tao làm việc với tụi bay nhá, tao được bầu đàng hoàng nhá, 100% phiếu tín nhiệm nhá, tao chính danh nhá!…

Thực sự là vậy, đây chỉ là trò mèo trong chính trị và đương nhiên là quá lộ liễu, quá thách thức nhân dân nhưng nhà cầm quyền Cộng sản vẫn cứ thực hiện nó. Bởi họ biết chắc một điều rằng, nhân dân nằm trong tay họ, nhân dân nào dám chống đối hay lên tiếng thì trả giá không nhỏ, thậm chí mất mạng. Đó là trò chơi chính trị, nó sắp diễn ra, mặc dù dịch Covid-19 hoành hành nhưng chắc chắn nó phải diễn ra, bởi nó là cuộc chơi bất chấp đúng sai, chỉ có mục đích tối thượng lả “chính danh”. Vậy thôi!

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Dân “bầu” lũ lợn QH, “QH “bầu” lũ khỉ cầm quyền.
    Quốc hội hết DATE đã bầu ra lứa tứ trụ 2021:
    Chính: tán thành 462; không tán thành 4 = 99.14%
    Phúc: tán thành 468; không tán thành zero = 100%
    Huệ: tán thành 473; không tán thành zero = 100%
    Một quốc hội vô học đã tán thành 100% trong những cuộc bầu cử ĐỘC CÔ BẤT BẠI gồm TT, CTN, CTQH, ngu đần đến nỗi không hiểu mình đã thực thi hành vi mà chỉ có ở người mất trí.
    Ở đây các nhà đần độn QH có 3 sự lựa chọn: Tán thành, không tán thành, không biểu quyết. Cớ sao nhắm mắt mà theo nhau đồng ý “vô” 100%
    Tác giả đã chỉ ra: “Thử nghĩ, bầu cử mà chỉ có độc nhất một ứng cử viên thì bầu kiểu gì đây?! Và vì sao chỉ có một ứng cử viên?”
    Thiết nghĩ đứa trẻ lên 5 cũng có thể hiểu và các ông bà QH nghĩ sao, ăn phí cơm gạjo dân nai lưng làm lụng cho các ông bà xơi tới tới.

  2. “Nhân dân khắp nơi đều giống nhau. Khi người ta mạ vàng xiềng xích, nhân dân không còn chán ghét tình trạng bị trói buộc nữa.”

    ( Napoleon Bonaparte, Hoàng Đế nước Pháp. )

Leave a Reply to bình nhanh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây