30/4, quá khứ, hiện tại và tương lai

Jackhammer Nguyễn

2-5-2021

Nhân dịp 30/4, BBC Việt ngữ có bài: “30/4: ‘Đỏ’, ‘Vàng’ và sự phân cực giữa giới trẻ Việt Nam”. Bài viết này dựa trên dư luận mạng xã hội tiếng Việt và nhất là hai cây bút vốn là … cựu nhân viên của BBC, cô Khải Đơn và cô Linh Nguyễn. Bài viết được công chúng khá quan tâm, đến ngày 1/5/2021 được xếp thứ hai trong những bài được đọc nhiều nhất.

Trên báo Tuổi Trẻ, một tờ báo của nhà nước Việt Nam, có bài: Khách đi lại đông đúc nhân dịp 30/4, Tân Sơn Nhất ‘hóa giải’ ùn tắc ra sao? Người ta thấy trong bài này hình ảnh hàng trăm người đang bị kẹt ở sân bay. Một phóng sự ảnh trên Tuổi Trẻ là: Đà Lạt ngày 1/5 tiếp tục kẹt cứng... Độc giả thấy cảnh hàng ngàn người đang vui chơi ở Đà Lạt. Hai bài này của Tuổi Trẻ cũng được rất nhiều người xem.

BBC Việt ngữ và Tuổi Trẻ trình bày hai thực tế, hai điều thật sự diễn ra. Điều thứ nhất là một cuộc tranh cãi lịch sử và chính trị giữa người Việt với nhau nhân ngày lịch sử 30/4. Điều thứ hai là hàng triệu người Việt Nam lo đi vui chơi, du lịch nhân dịp lễ 30/4.

Câu hỏi đặt ra là, nhóm tranh cãi hay nhóm vui chơi đông hơn? Khó mà biết được. Nhưng điều nào quan trọng hơn? Tranh cãi quá khứ hay hiện tại quan trọng hơn?

Ngày 1/5, tác giả Lâm Bình Duy Nhiên từ Thụy Sĩ, có bài: 30/4 lại về và nghĩ về một ngày mai. Tác giả đau đớn nghĩ về quá khứ và mong mỏi giải quyết những vấn đề tinh thần của quá khứ đó để Việt Nam có một tương lai tươi sáng, nhân văn hơn.

Chúng ta đọc Lâm Bình Duy Nhiên sau một năm biến động ở Bắc Mỹ và châu Âu, nơi dấy lên phong trào xét lại quá khứ, nhất là quá khứ thực dân của người da trắng, quá khứ nô lệ của người da đen. Trong phong trào đó, thậm chí người ta đòi viết lại cả lịch sử ngày Lễ Tạ ơn trong sách giáo khoa của Mỹ. Một số nhà sử học cho rằng, sách giáo khoa Mỹ mô tả ngày Lễ Tạ ơn đầu tiên “thắm tình hữu nghị” quá, không như thực tế đã diễn ra.

Có một sự khác nhau rất lớn giữa sự sai biệt lịch sử ở phương Tây và ở những nước cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam, dù ở đâu thì lịch sử cũng được viết bởi những kẻ chiến thắng. Ở Việt Nam và Trung Quốc, lịch sử bị xóa đi một cách có hệ thống bằng hệ thống toàn trị. Rất đông người Trung Quốc không biết Thiên An Môn là gì, cũng như rất đông người Việt Nam không biết sự thật về kiện Tết Mậu Thân, hay thảm trạng thuyền nhân là gì.

Sự xét lại lịch sử ở Việt Nam và Trung Quốc vì vậy sẽ khó hơn rất nhiều so với phương Tây. Tuy nhiên ví dụ về lịch sử nước Nga hậu Soviet chứng minh rằng, vẫn có thể khôi phục lại lịch sử tiệm cận nhất dù nó có bị cố tình xóa bỏ. Việc công nhận thảm sát các sĩ quan và dân chúng Ba Lan do quân đội Liên Xô thực hiện ở rừng Katyn trong thế chiến thứ hai là một minh chứng, sau bao nhiêu năm phủ nhận của chính quyền Soviet.

Ngoài yếu tố xóa bỏ lịch sử một cách có hệ thống, sức mạnh kinh tế và chính trị của những kẻ xóa bỏ lịch sử cũng là một yếu tố quan trọng. Vì sao việc thảm sát người Armenia của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ cứ bị hết chính quyền này tới chính quyền khác của Mỹ không công nhận? Vì Thổ Nhĩ Kỳ quá quan trọng trong bàn cờ địa chính trị vùng Cận Đông, quá quan trọng đối với Khối NATO.

Trở lại chuyện quá khứ và hiện tại mà tôi đã bắt đầu trong bài viết này, Lâm Bình Duy Nhiên dẫn lời Albert Camus, một triết gia Pháp, từng tham gia đảng Cộng sản, rằng “Chỉ có ngày hôm qua và ngày mai là còn ý nghĩa với tôi”. Tôi không đồng ý với Camus chuyện này, mặc dù có thể hiểu rằng Lâm Bình Duy Nhiên muốn dẫn lời để nói rằng, chúng ta phải sòng phẳng với quá khứ thì mới có thể có một tương lai tươi đẹp.

Hiện tại là rất quan trọng, là thời khắc mà chúng ta đang sống. Quá khứ thì đã qua, tương lai thì chưa tới, còn hiện tại là một món quà (“hiện tại” và “món quà” có cùng một từ tiếng Anh là “present”). Chúng ta không hiểu được hiện tại thì làm sao chúng ta có thể chuẩn bị một tương lai theo như chúng ta muốn? Hiện tại của Việt Nam là một hiện tại song trùng hai thế giới mà cả BBC Việt ngữ và Tuổi Trẻ cố gắng thể hiện và đều thiếu sót.

Nhân sự kiện thảm sát Armenia được Hoa Kỳ công nhận, tác giả Lâm Bình Duy Nhiên dẫn lại lời một bài hát của Charles Aznavour, người Pháp gốc Armenia. Đây là một nhạc sĩ mà tôi cũng rất yêu mến, nhất là bài La Boheme của ông. Xin trích vài đoạn:

Je ne reconnais plus

Ni les murs, ni les rues

Monmartre semble triste

Et les lilas sont morts

Tôi không còn nhận ra nữa, những bức tường và con phố

Monmartre buồn quá, những đóa lilas đã chết rồi

Quá khứ đôi khi làm chúng ta rất buồn lòng.

Bình Luận từ Facebook

11 BÌNH LUẬN

  1. Trích:
    “BBC Việt ngữ và Tuổi Trẻ trình bày hai thực tế, hai điều thật sự diễn ra. Điều thứ nhất là một cuộc tranh cãi lịch sử và chính trị giữa người Việt với nhau nhân ngày lịch sử 30/4. Điều thứ hai là hàng triệu người Việt Nam lo đi vui chơi, du lịch nhân dịp lễ 30/4.
    Câu hỏi đặt ra là, nhóm tranh cãi hay nhóm vui chơi đông hơn? Khó mà biết được”

    *Jhmr đang mượn hình ảnh nầy để gợi ý một cuộc bỏ phiếu, trưng cầu dân ý “hoan hô hay đả đảo 30/4”
    Và vội đếm con số, để tính hơn thua!

    Sau 46 năm, dân miền Nam đã được thuần hoá, họ đã chịu ngày đi kiếm ăn tối được “lùa” về chuồng.
    Cây roi vô hình là “quy luật đói rét” và nhu cầu bản năng.
    Hình ảnh đi chơi, thật ra chỉ gồm dân khá giả, hoặc dân “sống vội” thành phố, làm được đồng nào tiêu theo thích, bất cần đời.
    1 Xe máy, ít xăng, mì gói…là đủ du lịch bụi.

    Dân thợ thuyền, phụ hồ dệt may…4 người thuê chung 1 phòng trọ 10m2; nông dân bán mặt cho đất…thì không có trong đám nầy đâu.
    Ngày lễ rảnh thì đi chơi, bất cứ lễ nào, dù ngày đó là giỗ cha, anh…chết dưới lằn đạn của chính kẻ đang chủ lễ!

    Người Việt miền Nam 46 năm nay đã thuần hoá, hay nói cho văn hoá hơn chút, họ đã đơn phương “làm lành” với kẻ tự cho là đến “giải phóng” họ.
    Nhiều người thích nói lái chữ nầy để cười vui với nhau. Vậy thôi.
    Người miền Nam hiền lắm. Bởi thế họ bị gán cho là dân không biết lý luận. Thôi kệ.

    Nhưng hãy nhớ, họ chỉ đi chơi vì rảnh thôi nhe.
    Đừng gán cho họ đó là thái độ chính trị, như nhiều thằng dlv nhẩn tâm muốn thiên hạ hiểu thế.

    *Láu cá nhất là “Câu hỏi đặt ra…, nhóm tranh cãi hay nhóm vui chơi đông hơn?”

    Nhóm tranh cãi là dân có cái ipad, iPhone mua bằng cả tháng lương ; phải biết cách vượt tường lửa, biết chút đỉnh IT;
    và trên tất cả là nhóm nầy có tâm sự chính trị, băn khoăn thời cuộc,
    để chịu khó tìm tòi vào btd, đcv…
    để cãi nhau…để giải toả bức xúc!
    Không phải cứ có iphone là có mặt ở đây.

    Làm sao đám nầy đông hơn được so với đám du hí ăn chơi vô tư?
    Đố thế là ăn chắc bất lương!

    Trích:
    “Hiện tại là rất quan trọng, là thời khắc mà chúng ta đang sống. Quá khứ thì đã qua, tương lai thì chưa tới, còn hiện tại là một món quà (“hiện tại” và “món quà” có cùng một từ tiếng Anh là “present”)”

    *Cái hiện tại của những người như Papillon hiện thân của chính Henri Charière, hay hiện tại của Alexei Navalny trong nhà tù Putin, hay Hoàng Chi Phong đang nhốt đâu đó bên TQ…chắc chắn không phải là món quà như Jhmr cố thi vị hoá dụ khị người Việt chúng tôi,
    Lại nữa, present với present chỉ là một hiện tượng homograph vô nghĩa lý có đầy trong tiếng Anh, chẳng phải điều gì lý thú lãng mạn để nêu ra tô điểm cho màn tán tỉnh rẻ tiền của mình.
    Này nhé Jhmer:

    pupil: học trò/con ngươi, đồng tử
    nail: cây đinh/móng tay
    lie: nằm/nói dối
    sentence: câu viết/ bản án
    damn: chết tiệt, tồi tệ/ damn: rất, lắm/damn : mẹ kiếp!

    Ngay tiếng Pháp chặt chẽ thế mà cũng lọt vào một đôi chữ trùng chính tả, cùng tự loại nhau nhưng khác nghĩa.
    voler : bay
    voler: ăn cắp

    Hãy thôi kiểu lim dim tụng hót mơ màng hảo huyền ba láp ấy đi.
    Có hay ho bao nhiêu cũng không dụ nổi con quạ há miệng theo để rớt miếng phó mát cho ai đớp cả.
    Mà cái hiện tại ấy cũng chẳng có cái mốc gì ở đây cả, nói chi phó mát..

    • Tôi đọc bài của tác giả rồi lời bình luận của người tên là HuePhan này thì thật sự thấy tội nghiệp cho ông ta/bà ta. Tác giả thì mô tả hiện tại và cho rằng hiện tại là quan trọng để suy nghĩ về tương lai.

      HuePhan là một kẻ xoi mói và hằn học, lại thích khoe chữ nghĩa, chọn một ý rồi tách ra khỏi toàn bài của tác giả để mà chửi bới. Hình như ông ta/ bà ta muốn gán cho tác giả là “tay sai” cộng sản khi suy diễn rằng tác giả muốn nào là “trưng cầu dân ý”, nào là “đếm số tính hơn thua”, nào là “ăn chắc bất lương”…. Phần tác giả chỉ trích cộng sản xóa lịch sử thì HuePhan im bặt.

      Kẻ bất lương ở đây là HuePhan chứ là ai.

      • Hãy chịu khó đọc Jhmr suốt vài năm qua, hãy nhận định khuynh hướng chính trị của anh ta. Ranh giới đảo chiều anti và pro trong những bài ấy là đại hội đảng XIII.
        Những con mắt bé tí không thấy được thực chiêu chen lẫn trong hư chiêu.
        Và luôn có tay em cùng băng đảng womao xồ ra chống chế, bảo vệ.
        Đối với bọn ngắn não thì nói cái gì hơi bất thường khó hiểu cũng có thể bị xem là xa lạ, khoe chữ.
        Có biết chiến lược Three Warfares đang tiến hành không? $¥€ có thể sai bảo được rất nhiều kẻ vong bản, kể cả NVT.
        Tôi đã gần xuống dưới 3 tấc đất, không làm được gì nhiều hơn nữa cho tổ quốc VN, tự xem có nhiệm vụ vạch mặt bọn đó trên mạng, thế thôi.
        Sẵn sàng trả lời thêm. Cứ nhào vô đi!

        • Ối trời đất ơi lại còn Three Warfares nữa. Cái nhà bác HuePhan này chắc là theo đảng Cu Non (QAnon) quá đi. Còn gì nữa không ạ? Hội nghị Thành Đô ra sao rồi ạ? Ông Trump vẫn làm tổng thống bác nhỉ? A còn Ă Ti Pha tấn công quốc hội Mỹ nữa chứ nhỉ?

          Này bác ơi đã cuồng chữ lại còn cuồng thật thế này thì không tốt đâu bác ạ. Hay là bác áp lai vô Hồ Ly Vọng viết kịch bản phim xem, bác có trí tưởng tượng rất phong phú, sẽ lãnh zải ốt ca đấy.

          • Your tongue smells as ill as any other Chinky wumaos’.
            You are such a stupid bastard that I would not take time to reply any more.

  2. “Chúng ta không hiểu được hiện tại thì làm sao chúng ta có thể chuẩn bị một tương lai theo như chúng ta muốn?”

    Nhưng níu chúng ta hổng trung thực với quá khứ thì nàm tham có thể hiểu được hiện tại, let alone giải quyết những vấn đề của hiện tại . Đơn giản vì đại đa số những vấn đề của hiện tại lại có nguồn gốc từ quá khứ .

    In my opinion, cancel culture nếu xảy ra ở Việt Nam sẽ quyết liệt hơn nhìu . Dứt khoát thì chưa chắc vì chắc chắn sẽ gặp (rất) nhiều đối kháng . Một lần nữa, the ugly heads của quá khứ lại trỗi dậy . Lúc đó sẽ lại có ngừ trích, níu bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn lại bằng đại pháo .

    A bit tired of sorry-arse excuses. Mục đích kỉu này chỉ là biện hộ cho quá khứ thui . Oh, lại “trung thực” & “khách quan”, i guess. Chỗ “nhạy cảm” của J Nguyễn chắc là quá khứ cách mạng huy hoàng .

  3. Camus đúng là đảng viên đảng CS Algeria, cho đó là một triết gia cộng sản thì cũng không đúng vì thời gian theo đảng chỉ từ 1934-1935.
    Theo delphipages.live thì ông là tiểu thuyết gia, nhà tiểu luận và nhà viết kịch người Pháp.

  4. Không phải cộng sản : Albert Camus (tiếng Pháp: [albɛʁ kamy] (Speaker Icon.svg nghe); ngày 7 tháng 11 năm 1913 – ngày 4 tháng 1 năm 1960) là một nhà văn, triết gia, thủ môn bóng đá, viết kịch, lý luận người Pháp nổi tiếng.

    Cùng với Jean-Paul Sartre, Albert Camus là đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện sinh. Ông là tác giả của hai tiểu thuyết nổi tiếng Người xa lạ và Dịch hạch. Albert Camus được trao tặng Giải Nobel Văn học năm 1957 vì các sáng tác văn học của ông đã “đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta”. WIKIPEDIA

  5. HÃY TRẢ LẠI Sự Thật Cho Việt Sử về
    Cựu Tổng thống NGUYỄN VĂN THIỆU đánh cắp 16 TẤN VÀNG đem theo Ông NGUYỄN VĂN THIỆU
    và cho CẢ Tướng Đặng Văn Quang sống trong nghèo khổ lương thiện kiếp lưu vong CÙNG 1.001 SỰ THẬT VIỆT SỬ KHÁC

    https://ichef.bbci.co.uk/news/304/amz/worldservice/live/assets/images/2011/07/21/110721141008_dang_van_quang_304x171_dangvanquang_nocredit.jpg
    (XEM CHÂN DUNG bác CÔNG NHÂN GIÀ sống làm việc tay chân như quét dọn, rửa chén …. bấm vào LIÊN KẾT TRÊN )

    XEM CHÂN DUNG bác CÔNG NHÂN GIÀ sống làm việc tay chân như quét dọn, rửa chén và sắp xếp hành lý ở phi trường, ngược hẳn lại những gì đã được đồn thổi rằng ông có trương mục ngân hàng ở THỤY SĨ !!!

    https://scontent-cdg2-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-1/118556342_10223792824592373_7024364594954955861_n.jpg?_nc_cat=107&ccb=1-3&_nc_sid=dbb9e7&_nc_ohc=7Ms3-nyQvT0AX_iqA4B&_nc_ht=scontent-cdg2-1.xx&oh=04340795ba126bcfd329795164fa16b6&oe=60B218EB

    (XEM CHÂN DUNG THẰNG SIÊU VI TRUNG C..UỐC vũ thư hiên ĐẠI GIA TRÙM RỬA TIỀN tại Paris …. bấm vào LIÊN KẾT TRÊN )

    So với THẰNG SIÊU VI TRUNG C..UỐC vũ thư hiên ĐẠI GIA TRÙM RỬA TIỀN tại Paris
    VŨ THƯ HIÊN Ngày giữa ban đêm ĐÃ RỬA TIỀN TẠI PHÁP từ 2005 – đã đọc : 4548 lần
    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=actutxt&idfam=41&idactu=493

    https://www.youtube.com/watch?v=HlaZvVX1rjw

    NGHIÊM Phong TUấN = siêu vi trung c..uốc
    http://www.hanoiparis.com/img_actu/524.jpg

    Khi ông TRÙM trường X NGHIÊM Phong TUấN = siêu vi trung c..uốc gần 80 tuổi cuối đời tham gia RỬA TIỀN ..
    NGHIÊM Phong TUấN = siêu vi trung c..uốc – năm nay hắn ngoài 90 TUỔI !!!! Hắn học X năm 1952 !!!

    Tướng Đặng Văn Quang sống trong nghèo túng tại Canada và Hoa Kỳ, làm những công việc tay chân như quét dọn, rửa chén và sắp xếp hành lý ở phi trường, ngược hẳn lại những gì đã được đồn thổi rằng ông có trương mục ngân hàng ở Thụy Sĩ để cất giấu tiền tham nhũng và buôn lậu. Điều này chứng tỏ rằng những lời cáo buộc trước kia là hoàn toàn sai sự thật.
    Tướng Quang và chính phủ Mỹ đồng ý cho ông định cư.

    Đến Mỹ vào tháng 9-1989, hai ông bà có lúc sống ở Atlanta, khi ở nam California. Ông tiếp tục làm những việc lao động và vợ là bà Đỗ Thị Năm cũng làm bánh bán để kiếm sống.

    Nhà báo người Úc John Pilger
    HAY Thi Anh (chuyển ngữ) + Báo trong NƯỚC viết không ĐÚNG SỰ THẬT SỬ LỊCH ????
    Quý vị RẤT DỄ TỰ TÌM cho riêng mình CÂU TRẢ LỜI !!!
    Nhờ những nguồn tin chính thức ghi trong mục GHI CHÚ

    Sài Gòn, ngày 29/4/1975: 5 triệu đô la bị hỏa thiêu trên nóc tòa Sứ quán
    Thi Anh (chuyển ngữ) | 01/05/2021

    https://soha.vn/sai-gon-ngay-29-4-1975-5-trieu-do-la-bi-hoa-thieu-tren-noc-toa-su-quan-20210501014929188.htm
    (ĐỌC TIẾP CHI TIẾT bấm vào LIÊN KẾT TRÊN )

    John Pilger đã bám trụ lại Sài Gòn cho đến những ngày cuối, chứng kiến những đợt di tản điên cuồng của người Mỹ…

    Cách đây 46 năm, chế độ VNCH sụp đổ ở miền Nam Việt Nam. Nhà báo người Úc John Pilger nhớ lại cảm giác của mình khi ở giữa tâm điểm của một trong những sự kiện đáng chú ý nhất của thế kỷ 20.

    Mời quý độc giả tìm đọc phần 1 tại đây.

    “Nhìn đi, tôi đây mà… cho tôi vào, làm ơn… cảm ơn nhiều… xin chào, tôi đây mà!”, tiếng la lối chói tai ở phía sau đám đông bên ngoài cổng là của Trung tướng VNCH Đặng Văn Quang, kẻ được cả người Mỹ và người Việt xem là một trong những trùm đầu cơ lớn nhất và giàu nhất miền Nam Việt Nam. Tay lính gác cầm danh sách những người được cho vào, trên đó có tên tướng Quang.

    Một cách cẩn trọng, anh ta giúp tên quan chức to béo di chuyển qua hàng chấn song cao hơn 4m và sau đó đón lấy 3 chiếc túi Samsonite của ông ta. Vào được bên trong ông ta nhẹ nhõm quay đầu bước đi ngay, bỏ lại đằng sau đứa con 20 tuổi đang chật vật vô vọng trong đám đông. Hai cọc tiền đô la lòi ra từ túi ngực áo khoác của tướng Quang. Khi họ chỉ cho ông ta, ông ta liền nhét trở lại và cười. Đối với người Mỹ, Tướng Quang được biết tới với tên gọi “Giggles” (Khúc khích) và General Fats (Tướng Béo).

    https://soha.vn/sai-gon-ngay-29-4-1975-5-trieu-do-la-bi-hoa-thieu-tren-noc-toa-su-quan-20210501014929188.htm
    (ĐỌC TIẾP CHI TIẾT bấm vào LIÊN KẾT TRÊN )

    GHI CHÚ

    1-

    https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_V%C4%83n_Quang_(t%C6%B0%E1%BB%9Bng)
    (ĐỌC TIẾP CHI TIẾT bấm vào LIÊN KẾT TRÊN )

    Mãi cho đến năm 1988, cựu Trung tá lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ là Dan Marvin, từng phục vụ tại Quân đoàn mà tướng Quang làm Tư lệnh, biết được việc Chính phủ Hoa Kỳ không cho phép ông vào Mỹ nên đã vận động để trả lại công bằng và danh dự cho ông.

    Trong “Drugs, Corruption, and Justice in Vietnam and Afghanistan… A Cautionary Tale”, được đăng trên Hệ thống Tin tức Lịch sử của Đại học George Mason, Merle L. Pribbenow cho rằng:

    “Trong cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, những tin đồn bắt đầu lan nhanh tại Sài Gòn cho rằng tướng Quang là một trong những kẽ buôn lậu bạch phiến hàng đầu tại Nam Việt Nam; rằng ông là một nhân viên có trả lương của CIA; và rằng ông là người thu nhận tiền tham nhũng của Nguyễn Văn Thiệu. Những tin đồn này, nhiều tin do các đối thủ chính trị của Tổng thống Thiệu tung ra (trong đó có cả những người thân tín của Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ), được giới truyền thông Việt Mỹ đón bắt và phát tán sâu rộng. Ngoài việc được tường thuật trên báo chí và hệ thống truyền hình Mỹ, những lời cáo buộc này cũng còn được ghi lại khá ly kỳ trong một cuốn sách có tựa đề là “The Politics of Heroin in Southeast Asia….”[20]

    Cũng theo tác giả ở trên, tướng Quang sống trong nghèo túng tại Canada và Hoa Kỳ, làm những công việc tay chân như quét dọn, rửa chén và sắp xếp hành lý ở phi trường, ngược hẳn lại những gì đã được đồn thổi rằng ông có trương mục ngân hàng ở Thụy Sĩ để cất giấu tiền tham nhũng và buôn lậu. Điều này chứng tỏ rằng những lời cáo buộc trước kia là hoàn toàn sai sự thật. Ngoài ra, các báo cáo của CIA được giải mật sau này cũng đã giúp chính phủ Hoa Kỳ loại ông ra khỏi danh sách những nhân vật bị tình nghi có liên quan đến bạch phiến. Sau cùng Chính phủ Hoa Kỳ cấp visa cho ông trở về Hoa Kỳ.

    Ngày 15 tháng 7 năm 2011, ông từ trần tại Thành phố Sacramento, Thủ phủ Tiểu bang California, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
    https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_V%C4%83n_Quang_(t%C6%B0%E1%BB%9Bng)
    (ĐỌC TIẾP CHI TIẾT bấm vào LIÊN KẾT TRÊN )

    2 –

    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2011/07/110721_general_dang_van_quang
    (ĐỌC TIẾP CHI TIẾT bấm vào LIÊN KẾT TRÊN )

    Ông Polgar đưa ra nhận xét là tướng Quang và gia đình lúc ở Việt Nam đã không có một cuộc sống giầu sang, phú quý và những cáo buộc liên quan đến chuyện ông buôn bán bạch phiến là không có cơ sở vì theo những điều tra riêng của CIA thời đó, trước khi tổ chức này tin và liên lạc với ông, tướng Quang không có dính líu gì đến bạch phiến.

    Sau đó chính quyền Canada hủy bỏ những cáo buộc liên quan đến tướng Quang và chính phủ Mỹ đồng ý cho ông định cư.

    Đến Mỹ vào tháng 9-1989, hai ông bà có lúc sống ở Atlanta, khi ở nam California. Ông tiếp tục làm những việc lao động và vợ là bà Đỗ Thị Năm cũng làm bánh bán để kiếm sống.

    Sau này vì tuổi già sức yếu, hai ông bà được sự giúp đỡ của cựu Thiếu tá Trần Văn Ngà, nguyên Trưởng ban Thông tin Báo chí Quân đoàn IV, đưa về sống trong một chung cư dành cho người già ở Sacramento, thủ phủ của bang California.

    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2011/07/110721_general_dang_van_quang
    (ĐỌC TIẾP CHI TIẾT bấm vào LIÊN KẾT TRÊN )

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    • Cám ơn anh NHV.về thông tin trên.
      Nhiều tên ngoại cuộc,không phải là chủ thể nên chẳng biết gì nhưng
      cứ lớn tiếng ngoác mồm chưởi bới nguời đó là tham,ngu v.v.
      Có điều là tướng Quang trở lại Mỹ sống thì chứng tỏ ông là người cao
      thượng,coi thường những lời chưởi bới của những kẻ lưu manh !

Leave a Reply to HuePhan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây