Không thể sửa chữa bất cứ điều gì, khi tự thân nó đã là một điều sai

Lê Quang

26-4-2021

Việc ASEAN tỏ ra vui mừng phấn khởi khi Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing đồng ý “sẽ chấm dứt sử dụng bạo lực với dân thường” – là tích cực nhưng bên cạnh đó, được hiểu là gián tiếp thừa nhận tính hợp pháp của chế độ độc tài quân sự này.

Đây cũng là nét “dí dỏm” trong các cuộc hội đàm tại vùng trũng chính trị của Thế giới. Có nghĩa là anh thừa nhận một tín hiệu nghe có vẻ tích cực nhưng chỉ là dựa trên một cơ sở sai lầm. Có một nguyên tắc mà chúng ta thường lờ đi, đó là ta không thể sửa chữa bất cứ điều gì khi tự thân nó đã là một điều sai.

Trên thực tế, đây là thứ khó có thể chấp nhận. Một chính thể nào đi nữa cũng cần được dựng lên thông qua dân bầu. Nếu không phải là một nhà nước dân bầu thì cho dù đối tượng ấy có đưa ra tuyên bố về một “thiên đường” hay một “tương lai huy hoàng chói lọi” cho Miến – đó cũng chỉ là lời nói gió bay mà thôi.

Lịch sử Đông Nam Á đã chứng minh điều này khi Polpot tuyên bố sẽ xây dựng Campuchia tiến tới xã hội cộng sản vượt trên Liên Xô và Trung Quốc, ông này cũng cho phép các phái đoàn Đông Nam Á tới ghi nhận (trong đó có phái đoàn Việt Nam). Polpot đảm bảo với TG rằng quân đội Khơ me Đỏ sẽ không nhắm sự truy bức chính trị lên dân thường. ASEAN khi đấy đã tỏ ra hân hoan phấn khởi, dạt dào niềm tin yêu hi vọng vào chính thể này.

Cho đến khi quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào giải phóng Phnom Penh thì 2 triệu người (tức 20% dân số Cam) đã chết dưới sự trấn áp và truy bức của Polpot. Đó cũng là lần cuối cùng Việt Nam can thiệp vào nội bộ của một nước khác. Nó đã ngăn chặn hoạt động diệt chủng mà quân đội Polpot nhắm vào dân thường. Thời điểm ấy, Việt Nam chưa gia nhập ASEAN và thực tế là đã vấp phải phản ứng rất quyết liệt từ tổ chức này khi triển khai 150.000 quân trên lãnh thổ Cam.

***

Nguyễn Trường Sơn: Rất khó để các nước như Việt Nam, Thái Lan và Cambodia yêu cầu quân đội Myanmar thả tù nhân chính trị

ASEAN vừa nêu ra tuyên bố gồm năm điểm đồng thuận để yêu cầu các bên ở Myanmar thực hiện nhằm chấm dứt thảm cảnh hiện tại.

Nhưng điều đáng chú ý là bản tuyên bố chính thức loại bỏ đi một yêu cầu vốn được đề cập ở bản nháp đầu tiên.

Cụ thể, điều này yêu cầu chính quyền quân sự Myanmar trả tự do cho toàn bộ tù nhân chính trị bị bắt giữ sau cuộc chính biến tháng 2.

Việc các quốc gia ASEAN không thể đạt được đồng thuận trong vấn đề thả tù nhân chính trị là cơ hội để truyền thông quốc tế một lần nữa hướng đến vấn đề tù nhân chính trị ở khu vực này.

Ở Đông Nam Á thì Myanmar, Việt Nam, Thái Lan và Cambodia đang là các quốc gia giam giữ nhiều tù nhân chính trị nhất.

Myanmar hiện đứng đứng đầu bảng, với con số tù chính trị lên đến hàng ngàn người, vốn bị bắt trong các cuộc biểu tình gần đây. Đứng thứ hai là Việt Nam, với hàng trăm người bị nhốt trong các nhà tù trên khắp đất nước vì thực hiện các quyền con người căn bản. Thái Lan và Cambodia thì bỏ tù các đối thủ chính trị, và các nhà hoạt động chính trị.

Sẽ rất khó để các nước như Việt Nam, Thái Lan và Cambodia yêu cầu quân đội Myanmar thả tù nhân chính trị, bởi chính các quốc gia này cũng đang bỏ tù người dân của mình với các lý do chính trị. Do vậy, việc ASEAN không thể đạt được đồng thuận trong việc kêu gọi thả tù chính trị ở Myanmar là dễ hiểu.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. VN, và hầu hết các nước thành viên ASEAN, thật ra chỉ cố một lần nhất trí nhau lên tiếng, có một động thái, vì không thể im lặng mãi trước vụ scandal chính trị vấy máu làm xấu mặt cả khối.
    ASEAN vốn có điều lệ làm vừa lòng nhau giữa hầu hết những “ông lớn, nhỏ” chung tâm sự “độc tài”. Một kiểu thoả thuận có vẻ lịch lãm nhưng thiếu xây dựng, mang tính “sống chết mặc bây”, vô trách nhiệm.
    Đó là điều khoản “không can thiệp vào việc nội bộ của nhau”.

    Chứ họ làm sao mà tác động nổi bọn tướng lãnh đảo chính Myanmar, bảo chúng phải chịu thua dư luận quốc tế, buông bỏ quyền lực!
    Dù sao, hành động vừa rồi là có còn hơn không, được như thế đã là hạnh phúc hãnh diện rồi.

    Nếu một ngọn núi lửa bằng lòng chịu phun ra biển thay vì tung toé khắp nơi giết hại dân làng, thì chính quyền sở tại cũng phải mừng hú để chấp nhận, chứ còn đòi hỏi gì hơn. Làm gì được nhau!
    Khi đã có 2 hung thần bảo kê, đám tướng lãnh vững như bàn thạch; chính HĐBA LHQ còn tê liệt trước vụ nầy, sá gì ASEAN.
    Ít ra, hy vọng đây cũng là một tiếng chuông đánh động dư luận dạo nầy đang lắng nguội dần trước bi kịch Myanmar vẫn đẫm máu từng ngày, nhắc nhở thế giới phải la ó to hơn nữa, may ra những cái mặt dày ở HĐBA bắt đầu nhột mà bớt đanh đá, để ngỏ một quyết định trừng phạt quân sự dưới ngọn cờ LHQ, tạo tiền lệ răn đe với những nhà nước độc tài coi mạng sống người dân như cỏ rác!

    Trong khi chờ xem thế giới động tỉnh thế nào, những Phật tử bi trí dũng Myanmar vẫn phải tiếp tục chịu mất thêm máu vì tự do dân chủ của tổ quốc.
    Trong một tương lai vô định, đội bóng Myanmar nếu có một ngày xuất hiện trên sân cỏ ĐNA, nhất là tại VN, chắc chắn họ sẽ được vổ tay hoan hô nhiệt liệt cho dù họ thua; bởi vì họ là duy nhất từ một đất nước kham khổ, cùng với Thái lan, đã dũng cảm đấu tranh đổ máu chống bạo quyền!

  2. “Có một nguyên tắc mà chúng ta thường lờ đi, đó là ta không thể sửa chữa bất cứ điều gì khi tự thân nó đã là một điều sai”

    Cũng có 1 nguyên tắc đang hoành hành, lộn, được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, đó là nguyên tắc của phái xuyên quyền thế, hoàn toàn không (cần) để ý tới đúng-sai, thiện-ác . Cứ hì hà hì hục viết kiến nghị và mơ mộng . Tiến sĩ toán -Hahahaha!- Nguyễn Ngọc Chu nói níu ta mơ mộng 1 cách rất mãnh liệt & kiên quyết, giấc mơ của mình sẽ trở thành hiện thực .

    Ta hổng những lờ, mà còn chế/bịa ra những thứ khác để biện minh & làm cho mọi ngừ quên đi rằng chúng ta đang lờ . Thats the benefit of the doubt. (Rất) nhìu ngừ thật sự tin vào sự đúng đắn & thánh thiện của nó nữa là khác .

    “Nó đã ngăn chặn hoạt động diệt chủng mà quân đội Polpot nhắm vào dân thường”

    May quá, nạn diệt chủng mà quân đội Nhân Dân Việt Nam gây ra ở ngay trong nước vưỡn tiếp diễn lúc đó. Hoan nghênh quân đội Nhân dân Việt Nam quá đi mất!

    Lờ mới sống được các bạn ạ . Cứ để cho tác giả nói bừa phứa lên thui . Nghịch lý Epimenides.

Leave a Reply to nghiemnv Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây