Giáo dục Nam – Bắc Việt Nam: Nền tảng và khác biệt (Kỳ 1)

Luật Khoa

Huỳnh Công Đương

17-4-2021

Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh trái: Một lớp học chính trị tại miền Bắc năm 1958. Ảnh phải: Một lớp học của sinh viên y khoa ở miền Nam trước 1975. Nguồn: hochiminh.vn, LIFE.

Một chuyến hành trình khám phá nền giáo dục của hai đất nước Việt Nam, thời kỳ 1955 – 1975.

Từ năm 1955 đến 1975, hai chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH – Bắc Việt Nam) và Việt Nam Cộng hòa (VNCH – Nam Việt Nam) song song nắm quyền trên dải đất hình chữ S.

Hai quốc gia này được quốc tế công nhận tồn tại độc lập, với những đặc trưng riêng biệt. Từ kinh tế, chính trị, tôn giáo, đến đời sống văn hóa và tinh thần, hai miền Nam – Bắc Việt Nam lúc ấy đều khác xa nhau. Giáo dục cũng là một trong hằng hà sa số những điểm khác nhau ấy.

Suy nghĩ của người dân Việt Nam trong và ngoài nước về sự khác biệt giữa giáo dục của Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam dường như đã trở thành quán tính, với rất ít thông tin, nhưng vô vàn định kiến.

Nhìn chung, chưa cần phải bàn gì đến tốt hay xấu, đa phần bạn đọc có lẽ cũng mường tượng ra được một hệ thống giáo dục thống nhất và có mục tiêu chính trị tại miền Bắc Việt Nam. Trường học là không gian để nuôi dưỡng và vận động những công dân mới khao khát xây dựng chủ nghĩa xã hội, những người sẵn sàng sống và hy sinh vì lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam.

Các nhà giáo dục miền Bắc được giao trách nhiệm thống nhất từ tư tưởng đến hành vi của học sinh, những người sẽ tuân thủ chương trình nghị sự cách mạng và mọi mục tiêu kinh tế ngắn hạn, dài hạn mà chủ nghĩa xã hội giao phó, cùng với đó là tinh thần quốc tế vô sản nồng thắm.

Tại miền Nam Việt Nam, hệ thống giáo dục phân mảnh hơn, lộn xộn hơn, song cũng nhờ đó mà tự do và phi chính trị hơn.

Các nhà giáo dục miền Nam Việt Nam ủng hộ một mô hình giáo dục đa dạng nhằm phản ánh sự khác biệt của các bộ phận dân cư. Họ thường nhắm vào việc xây dựng một danh tính công dân Việt Nam với những văn hóa và bản sắc đặc trưng, trong khi né tránh việc giới thiệu những luồng tư tưởng có phần quá Tây hóa, kể cả chủ nghĩa cộng sản.

Điều này nghe có vẻ đại đồng và hòa hợp, nhưng nó lại tạo nên một bức màn ngăn cách lớn giữa các cộng đồng, sự phát triển không đồng điệu trong giáo dục, dẫn đến việc thực hiện các chương trình quốc gia có phần lạc nhịp.

Song, những thông tin trên chỉ là lớp váng phủ mờ trên những khác biệt (và đồng nhất) giữa hai hệ thống giáo dục, mà bài viết dưới đây mong muốn đào sâu hơn. Nội dung trong bài sẽ điểm qua từ chương trình giảng dạy, ngôn ngữ, năng lực khoa học cho đến tâm tư và lý trí của những người tham gia vào hai hệ thống giáo dục.

Luật Khoa đăng bài viết thành hai kỳ. Trong kỳ đầu tiên, mời độc giả cùng quay lại điểm khởi đầu của hệ thống giáo dục hai miền: giáo dục thời Pháp thuộc.

***

Nước Pháp, nước Pháp

Điểm khởi đầu của cả hai nền sư phạm là sự kết thúc của hệ thống giáo dục – đào tạo thuộc địa của người Pháp. Thực tế cho đến nay, hệ thống này tốt xấu ra sao vẫn còn là một điều đáng tranh cãi. Dù thế nào, chúng ta cũng sẽ cần điểm qua một số dấu ấn quan trọng mà hệ thống đó để lại cho giáo dục cả hai miền.

Triển lãm Giáo dục Pháp vào tháng 9 năm 1942 tại Sài Gòn (La Foire Exposition) có lẽ phản ánh đầy đủ niềm tự hào mà những nhà đào tạo Pháp đã “dày công vun đắp” ở xứ Đông Dương, đặc biệt là tại Việt Nam.

Ảnh lưu niệm cuộc triển lãm tại Sài Gòn năm 1942. Nguồn: Flickr/Manhhai.

Ở ngay cổng chào của triển lãm là bức phù điêu tiếng Pháp khắc chữ “Instruction – Ignorance” (Chỉ dẫn – Vô minh), ngụ ý con người được thừa hưởng sự thiếu hiểu biết, và chỉ có giáo dục mới giúp con người thoát khỏi sự mông muội.

Ngay cạnh đó là bức tượng bán thân của Marshall Petain, người đứng đầu chính phủ Vichy của Pháp (do quân Đức Quốc xã dựng nên, thời điểm đó đang kiểm soát toàn bộ nước Pháp), bên dưới là dòng chữ sơn son “La France educatrice” (Giáo dục Pháp).

Điểm tham quan đầu tiên là tượng của Alexandre de Rhodes, một thành viên của nhóm truyền giáo thuộc lãnh thổ Pháp. Ông là một trong những người đầu tiên sáng tạo ra chữ viết tiếng Việt bằng chữ cái Latin và Bồ Đào Nha, với mục đích đơn giản hóa ngôn ngữ nói tiếng Việt theo cách mà các nhà truyền giáo có thể hiểu.

Những dòng chú thích ca ngợi sự tiện ích của hệ thống chữ cái tiếng Việt (giờ đã mang tên Quốc ngữ) khi so sánh với các loại chữ tượng hình đến từ Trung Hoa phương Bắc; vai trò quan trọng của chính quyền thuộc địa trong những nỗ lực phổ biến tiếng Việt và giảm tình trạng mù chữ; giới thiệu đến dân chúng hệ thống kiến thức y – sinh, vật lý, chính trị – pháp luật của xã hội hiện đại.

Sẽ có người cho rằng người Pháp đang vẽ vời quá lên công lao của mình, nhưng nó không hẳn là sai. Dù người Việt Nam thường tự nhận mình là một dân tộc hiếu học và chăm chăm vào khoa bảng; các con số lại kể nên một câu chuyện rất khác.

Theo thống kê của tài liệu Making Two Vietnams của Cambridge Core, con số tham gia các kỳ thi Hội – kỳ thi phổ biến và quan trọng nhất để chọn ra quan chức của triều đình phong kiến Việt Nam tổ chức ba năm một lần – chỉ từ năm ngàn đến sáu ngàn người một đợt (tính đến khoảng cuối thế kỷ 17). Số lượng người biết chữ đến mức thông thạo tiếng Hán, tiếng Nôm, có thể tự mình tham gia vào các hoạt động hành chính, dân sự thông thường, do đó cũng không nhiều hơn con số này là bao nhiêu.

Ngược lại, chỉ tính vào năm 1940, hệ thống giáo dục thuộc địa đã thành công trong việc đưa 576.650 học sinh nhập học vào các cấp bậc học khác nhau, và việc áp dụng chữ Quốc ngữ giúp giảm thiểu tối đa thời gian cần thiết để xóa mù chữ.

Một trường tiểu học ở Gia Lâm, Bắc Ninh, thời Pháp thuộc. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1.

Điều này hiển nhiên không làm giảm đi định hướng chính trị của các lực lượng nhận thấy sự tiện lợi của chữ Quốc ngữ.

Người Pháp cho rằng học tiếng Việt dựa vào hệ thống chữ Latin sẽ cắt bỏ đường nối văn hóa, kiến thức và di sản của thế hệ trẻ Việt Nam, vốn chỉ có thể hiểu văn thơ và sử sách ông cha nếu biết tiếng Hán. Theo họ, chủ nghĩa dân tộc và tinh thần yêu nước – phục quốc có thể được loại bỏ từ đó.

Nhưng ngược lại, các nhóm trí thức dân tộc chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Đông Dương lại nhận thấy cơ hội lan truyền thông tin, tư tưởng chống thực dân dễ dàng hơn nếu họ tiếp thu và phổ biến chữ Quốc ngữ. Trường học, vì vậy, dù đều tiếp nhận chữ Quốc ngữ ban đầu do người Pháp phổ biến và hoàn thiện, lại trở thành chiến trường cho các hoạt động tranh giành ảnh hưởng chính trị của các phe phái.

Một đặc điểm khác cũng cần được lưu ý là người Pháp không để lại một di sản giáo dục có cấu trúc và tổ chức hoàn toàn thống nhất.

Có nhiều cách lý giải về vấn đề này. Nhiều người cho rằng cơ chế giáo dục “chia để trị” giữa Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ là chủ đích mà thực dân Pháp hướng đến. Số khác lại nói nó phản ánh đúng sự khác biệt về văn hóa, tập quán và truyền thống giáo dục các khu vực, vùng miền đất nước.

Theo ghi nhận của quyển Cultural Identity and Educational Policy in Colonial Vietnam (Danh tính văn hóa và Chính sách giáo dục tại Việt Nam thuộc địa), vào năm 1917, Toàn quyền Đông Dương – Tướng Albert Sarraut – đã từng cố gắng tập trung và đồng bộ hóa hệ thống giáo dục tại Việt Nam theo khuôn mẫu của hệ thống mà họ đã xây dựng một cách tương đối hoàn chỉnh tại miền Nam Việt Nam, thường gọi là các trường Pháp – Việt (Franco – Vietnamese schools).

Một lớp học ở Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc. Ảnh: Memories of Vietnam.

Nỗ lực này gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của giới trí thức Bắc Kỳ và Trung Kỳ, từ đó nhanh chóng biến thành một cuộc khủng hoảng chính trị – xã hội. Kể từ năm 1926, ngoại trừ một hệ thống trường học công lập tương đối quy chuẩn và thống nhất do người Pháp quản lý tại miền Nam Việt Nam, các khu vực còn lại do hệ thống giáo dục tư nhân chiếm đa số, dù phong phú nhưng rất dễ bị “bật rễ”.

Như vậy, với những phân tích trên, có thể tóm tắt nền tảng của hệ thống giáo dục sư phạm mà người Pháp để lại ở Việt Nam theo những điểm đáng chú ý như sau:

1. Thống nhất được việc sử dụng chữ Quốc ngữ là chữ viết chủ yếu dùng cho hoạt động đào tạo; đồng thời cũng chuẩn bị sẵn một lực lượng trí thức, giáo viên, nhà giáo dục quen thuộc với tư duy và phương pháp giảng dạy, phổ biến chữ Quốc ngữ.

2. Hệ thống đào tạo, tuy nhiên, lại không được thống nhất. Chỉ có miền Nam Việt Nam duy trì được mô hình trường công theo tiêu chuẩn Pháp, trong khi ở miền Bắc thì có sự kết hợp giữa trường công và trường tư, với các trường tư chiếm đa số.

3. Do từng là chiến trường của việc tranh giành ảnh hưởng chính trị, hệ thống đào tạo công lập mà người Pháp xây dựng có xu hướng thúc đẩy tư duy “thách thức thẩm quyền”, dù họ không có chủ đích làm điều này. Từ thẩm quyền của hệ thống phong kiến thủ cựu cho đến thẩm quyền của hệ thống chính trị bản địa nói chung đều bị các sản phẩm của hệ thống giáo dục này thách thức.

Cơ cấu tổ chức, quản lý giáo dục: Sự khác biệt của ý thức hệ 

Các nền tảng trên nhanh chóng biểu hiện vai trò của nó sau năm 1954.

Đối với Bắc Việt Nam, sau khi chính quyền Hồ Chí Minh tiếp quản Hà Nội, tất cả các trường tư thục ngoài vĩ tuyến 17 bị giải tán. Trong khi đó, các trường công lập thì lại lác đác, thiếu gắn kết. Hệ thống này không có gốc rễ chặt chẽ như tại miền Nam Việt Nam, như chúng ta đã kết luận ở trên, nên mô hình giáo dục dành cho sinh viên, học sinh không còn lựa chọn nào khác là đi theo con đường do chính phủ định sẵn, đúng với tư duy quản lý tập trung của một nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Tháng 3 năm 1956, chương trình cải cách giáo dục của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức có hiệu lực qua Nghị định 56/ND, với cấu trúc đào tạo 10 năm liên tục dành cho chương trình giáo dục phổ thông sao chép tương tự như của Liên Xô. Trẻ em bắt đầu nhập học từ độ tuổi 6 hoặc 7 vào lớp 1, trong khi lớp 10 cao nhất có thể nhận thanh niên từ 16 đến 20 tuổi.

Sách Học vần tập 2, xuất bản ở miền Bắc năm 1973. Ảnh: VTC News.

Không chỉ vậy, hệ thống đào tạo “vùng cao” (Schools for Pupils of the Highlands) cũng được đặc biệt quan tâm. Theo báo cáo trực tiếp của VNDCCH, trong giai đoạn từ năm 1960 đến 1964 (trước khi chiến tranh Việt Nam chính thức bùng nổ), đã có đến 300.000 học sinh nhập học. Song trên thực tế, sự việc không đơn giản như vậy.

Ngoại trừ Tày, Nùng, Mường và một số dân tộc thiểu số khác có đóng góp tích cực vào Chiến tranh Đông Dương lần thứ Nhất (tức kháng chiến chống Pháp) và tin tưởng Việt Minh, các nhóm dân tộc thiểu số lớn như Thái và Mèo (hay H’mông) đều thù địch với nhóm lãnh đạo người Kinh này.

Theo ghi nhận của giáo sư Ken Post trong nghiên cứu Revolution, Socialism and Nationalism in Vietnam (Cách mạng, Xã hội chủ nghĩa và Dân tộc chủ nghĩa tại Việt Nam), người Thái và người Mèo đứng cùng chiến tuyến với người Pháp và từng được vũ trang để chống lại Việt Minh trong chiến tranh Đông Dương. Hai nhóm này vốn có đã sẵn có thái độ thù địch truyền kiếp với người Kinh.

Mối quan hệ “cơm lạnh, canh nhạt” này được cụ thể hóa khi chính quyền Bắc Việt Nam thực thi Cải cách ruộng đất 1953 – 1954, can thiệp vào các vùng đất truyền thống của bộ tộc Mèo, trong khi đất đai lại được chia cho cán bộ đảng và người Kinh di cư vào các vùng đất mà người Mèo đang sinh sống (một trong số đó là vùng Tây Thanh Hóa). Căng thẳng đôi khi dẫn đến xung đột vũ trang lại tạo điều kiện cho chính quyền Bắc Việt đàn áp triệt để các xu hướng đòi tự trị, đòi đất của người Mèo, và áp đặt thành công hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa lên các nhóm dân tộc thiểu số chống đối.

Cách làm này không khác mấy với cách mà Liên Xô tiếp cận tính đa dạng cộng đồng trong vấn đề giáo dục – đào tạo: Hệ thống giáo dục phải được quy chuẩn hóa, trải nghiệm lớp học và nội dung kiến thức giảng dạy phải được đồng nhất, và các nhóm dân tộc thiểu số phải được đào tạo chung để trở thành một phần thống nhất của toàn thể xã hội Việt Nam.

Hoàn toàn trái ngược với miền Bắc, hệ thống giáo dục của Việt Nam Cộng hòa – Nam Việt Nam tiếp tục duy trì hệ thống công mà người Pháp đã xây dựng; trong khi chấp nhận sự đa dạng rất lớn của các cộng đồng đang cùng tồn tại.

Hệ thống trường công tiếp nhận từ người Pháp thì tương đối phức tạp. Nó không chỉ có hệ thống trường phổ thông công lập bình thường, mà còn có các trường kỹ thuật, trường đào tạo chăn nuôi – trồng trọt, và thậm chí trường dành riêng cho con em thương – bệnh binh.

Riêng hệ thống trường tư thì phản ánh gần như đầy đủ sự đa dạng của xã hội miền Nam Việt Nam với các trường tư của nhiều nhóm tôn giáo khác nhau gồm Công giáo, Phật giáo, Cao Đài và Hòa Hảo.

Viện Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn (1964-1975), thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ảnh: phaptue.org.

Các trường học đôi khi còn được thành lập dựa trên căn cứ sắc tộc và ngôn ngữ. Tại trung tâm Sài Gòn và các khu vực thành thị đông dân cư, riêng người Hoa thôi đã thành lập hơn 162 trường mẫu giáo và trường tiểu học (với 74 trường nằm tại khu Chợ Lớn). Các trường này có sự tự chủ lớn với quyền đào tạo Hoa văn rất thoải mái, nhiều cấp học sử dụng toàn bộ chương trình bằng tiếng Hoa. Hiển nhiên, chính phủ có quy định số lượng tiết học giảng dạy tiếng Việt song song tối thiểu mới có thể được lên các cấp học cao hơn.

Một số nhóm khác lại khó khăn hơn trong việc hình thành nên hệ thống đào tạo riêng của họ. Ở Tây Nguyên, các nỗ lực Việt hóa người Thượng đều vấp phải các phản ứng dữ dội. Vào năm 1964, chính quyền lâm thời VNCH (sau khi Diệm bị ám sát) chấp thuận yêu cầu của các lãnh tụ người Thượng, cho phép hoạt động giảng dạy đọc, viết và các môn học cơ bản bằng tiếng Thượng.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Tiến sĩ Gerald C. Hickey hoàn thành cho RAND, một tổ chức nghiên cứu chính sách công, thành tựu của thỏa hiệp này không hẳn là quá khả quan khi chiến tranh Việt Nam leo thang ngay sau đó. Hoạt động của Việt Cộng ở Tây Nguyên ngày càng tăng mức độ bạo lực. Việc nghiên cứu, soạn thảo bộ sách giáo khoa theo tiếng Thượng vì vậy vẫn chưa đạt đến mức hoàn chỉnh như kỳ vọng.

Ngoài ra, các nhóm dân tộc khác như Chăm, người theo đạo Hồi, hay người Khmer ở phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long cũng có những trường học tư riêng biệt, dù họ thường hòa nhập tương đối tốt vào cộng đồng người Kinh và hệ thống trường công lập.

Cho đến tận khi chiến tranh Việt Nam gần kết thúc vào khoảng những năm đầu của thập niên 70, chính quyền Việt Nam Cộng hòa gần như không can thiệp gì vào hệ thống trường tư. Hệ thống này cũng có những bước phát triển ấn tượng, từ 55 trường vào năm 1955 đến hơn 500 trường vào năm 1970.

Bìa sách giáo khoa môn Sử và Việt ngữ lớp tư, thời Việt Nam Cộng hòa. Ảnh: thuongmaitruongxua.vn.

Thứ duy nhất mà chính quyền VNCH kiểm soát vào thời điểm này là cấu trúc lớp và cấp bậc, vốn sử dụng lại của người Pháp. Cấp tiểu học bắt đầu với lớp năm (thấp nhất) và kết thúc ở lớp nhất (cuối cấp). Trung học thì được chia làm hai cấp cơ sở (từ đệ thất đến đệ tứ) và phổ thông (từ đệ tam đến đệ nhất). Hoàn tất chương trình, học sinh sẽ nhận được bằng tú tài, có giá trị khá cao và có thể bắt đầu đi xin việc ở nhiều công ty, xí nghiệp… nếu họ không muốn tiếp tục học lên chương trình đại học.

Sự tự do và tự chủ của hệ thống trường tại miền Nam Việt Nam mang đến một bầu không khí học thuật cởi mở và sáng tạo hơn rất nhiều so với miền Bắc, và cũng là lý do nhiều người ca ngợi nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa.

Song, người viết cho rằng hệ thống này xem thường tầm ảnh hưởng của giáo dục đến việc chuẩn bị cho xã hội thời chiến. Không chỉ vậy, việc tự do hóa những trường tư trong điều kiện tình hình chính trị xã hội còn chưa ổn định cũng khiến cho các vấn đề về thù hằn sắc tộc, thù hằn tôn giáo, hay thậm chí là thù hằn giữa một nhóm dân cư với chính phủ không được giải quyết một cách triệt để.

Từ năm 1964, khi chiến tranh Việt Nam bắt đầu leo thang, sự lộn xộn này trở thành điểm yếu chết người của chính trị miền Nam Việt Nam.

_____

Đón đọc kỳ 2: Từ “thợ dạy” đến “tự do cá nhân”.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Tiên Sinh, Thái Bá Tân.

    Trên cổng một trường nọ
    Ở Nam Phi, người ta
    Khắc câu nói nổi tiếng
    Của Nelson Mandela.

    “Muốn hủy diệt một nước,
    Không cần bom hạt nhân.
    Tên lửa và đại bác,
    Tàu chiến cũng không cần.

    Chỉ cần ngành giáo dục
    Của nước ấy suy đồi.
    Chuẩn thấp, chất lượng thấp
    Gian lận điểm và rồi

    Các bác sĩ nước ấy
    Sẽ giết chết bệnh nhân,
    Và các nhà chính trị
    Hoang phí tiền của dân.

    Mua bằng, gian lận điểm,
    Kỹ sư, nhà mới xây
    Nứt lún hoặc sụp đổ,
    Hoặc thẩm thấu suốt ngày.

    Cũng vì lý do ấy,
    Trong tay các quan tòa
    Công lý bị bóp méo,
    Gây hậu quả xót xa.

    Khi giáo dục xuống cấp,
    Trí thức thành lưu manh.
    Tôn giáo sẽ xung đột.
    Đất nước sẽ chiến tranh.

    Vì vậy, để sụp đổ
    Ngành giáo dục nước nhà,
    Tức là tự cho phép
    Sụp đổ một quốc gia.

    Nguồn Mạng.

  2. “Hoàn toàn trái ngược với miền Bắc, hệ thống giáo dục của Việt Nam Cộng hòa – Nam Việt Nam tiếp tục duy trì hệ thống công mà người Pháp đã xây dựng; trong khi chấp nhận sự đa dạng rất lớn của các cộng đồng đang cùng tồn tại.”

    * Tôi không biết gì về GD miền Bắc ngoài qua sách báo sau 1975, nhưng là chứng nhân của nền giáo dục VNCH trong tư cách là hs, sv và người cầm phấn chuyên nghiệp suốt một đời.
    Về đoạn trích trên, tôi có thêm ý kiến…

    Hệ thống giáo dục thuộc địa của Pháp những năm 1949-52), vẫn còn chia làm 2: một là hệ trường Tây từ cour enfantin (lớp 5) đến cour premier (lớp nhất) tại cấp tiểu học, hoàn toàn theo chương trình giáo dục của Pháp; giáo viên, tài liệu giảng dạy đều từ Pháp đưa sang. Chuyển ngữ dĩ nhiên là français.
    Học sinh một số nhỏ là con Tây đang ở VN vì nhiều lý do công việc của cha mẹ.
    Số lớn là con nhà giàu hoặc con quan chức chính quyền VN thân Tây, hoặc đơn giản là sính tiếng Tây.
    Những trường tiểu học thường lấy tên Couvent des Oiseaux, Sacré Coeur của các hội thánh.
    Trung học bắt đầu bằng Septième classe (đệ thất) tới classe Terminale (lớp cuối bậc Trung học Phổ thông) thì học tại các Lycée hoặc Collège, như Đà nẵng có Collège Francais de Tourane sau đổi thành Lycée Pascal; Đalat có Lycée Yersin; Huế có Providence, Pellerin của Giáo hội Thiên chúa. Saigon thì có đầy trường Tây cả cho nam riêng, nữ riêng, ai cũng biết.
    Hệ thứ hai giành hoàn toàn cho học sinh Việt, vẫn còn hình thức Pháp trong cách gọi tên các lớp, cách xưng hô với thầy cô và giao tiếp thông thường hàng ngày, nhưng chương trình dạy học bằng tiếng Việt và thầy cô toàn người Việt, có học sử địa Việt nam và quốc văn.
    Kể từ năm 1953, các trường Tiểu học hoàn toàn Việt hoá 100%. Cũng dễ hiểu, thời điểm nầy là thoái trào của thực dân Pháp. 1955 bắt đầu nền Đệ Nhất Cộng Hoà tại miền Nam cũng là thời kỳ tiếng Pháp bắt đầu thất sủng, dần thay thế bằng tiếng Anh. Tuy nhiên kế hoạch này phải kéo dài 4 năm.
    Trường Tây bắt đầu giảm sỉ số, tuy nhiên trường Việt vẫn duy trì tiếng Pháp là sinh ngữ chính, tiếng Anh sinh ngữ phụ, như một quán tính chờ thế hệ mới thay thế đàn anh đã đi qua. Ban C (ban văn chương sinh ngữ) đòi hỏi trình độ sinh ngữ rất cao. Vẫn tiếng Pháp là sn chính, lớp đệ Ngất C học văn học sử Pháp thế kỷ 17; tiếng Anh học L’Anglais Vivant premier classe của nhà xuất bản Hachette.
    Lớp đệ nhất C cuối cùng có trình độ sinh ngữ nầy là trong kỳ thi Tú tài ll năm học 1959-1960, phải làm 3 bài: nghị luận triết học, nghị luận văn chương Pháp, nghị luận luân lý Anh để vào thi vấn đáp tất cả các môn, nếu đậu thi viết.
    Thi xong là chảy máu mũi sau 4 tiếng đồng hồ từ 8g sáng đến 12g cắm cúi viết, suy nghĩ, lo sợ!
    Sau niên khoá đó, trình độ sinh ngữ giảm hẳn, và tiếng Anh trở thành sinh ngữ 1, Pháp là sn 2, mãi cho đến nay.

    Tôi nhấn mạnh môn Anh Pháp, vì đó là chứng tích của sự phai tàn ảnh hưởng Pháp trên thuộc địa cũ của nó trong lãnh vực giáo dục cũng như chính trị tại miền Nam.
    Ông Diệm không ưa người Pháp. Ai thay thế chỗ người Pháp thì thiết nghĩ không cần nêu.

    “Riêng hệ thống trường tư thì phản ánh gần như đầy đủ sự đa dạng của xã hội miền Nam Việt Nam với các trường tư của nhiều nhóm tôn giáo khác nhau gồm Công giáo, Phật giáo, Cao Đài và Hòa Hảo”

    * Giải thích cho hiện tượng trường tư nở rộ là do thi cử của VNCH vô cùng nghiêm khắc, là hệ quả của nền giáo dục chặc chẽ, đòi hỏi cao nơi thầy và trò cùng nền hành chánh quản lý họ.
    Đậu chỉ 20% trở xuống. Rớt vào tư thục. Thế đấy. Cho nên tư thục bành trướng để đón họ.
    Án ảnh tuổi trẻ miền Nam thời kỳ VC phá phách là câu thơ buồn của ai đó
    Rớt tú tài anh đi trung sĩ
    Em ở nhà lấy…nuôi con
    Bao giờ yên chuyện nước non…
    Cho nên phải học, phải đậu…không có thì giờ để chơi bời hư đốn. Một số nhỏ ăn chơi, mackeno.
    Một học sinh đi thi tú tài 1 tại Đà lạt, 5 ngày sau biết kết quả đậu thi viết (écrit), là phải xuống ngay Saigon thi vấn đáp (orale). 15 ngày sau có thể cá nhân thí sinh đó tự đến Nha Khảo Thí Quốc Gia nhận Chứng chỉ Tạm chứng nhận đã đậu, để ghi tên vào trường lớp thích học kế tiếp, để thi tú tài 2.
    Bằng thật sẽ được Bộ gửi p, theo nguyện vọng, qua bưu điện vào nửa năm sau, hầu như không cần nó, chỉ để lộng kiếng treo thư phòng chơi.
    Bạn cũng nên biết năm 1958 bằng tú tài không có nhiều như bây giờ. Xã hội vẫn còn coi trọng cái học; và cái bằng là một giá trị theo nghĩa như một nhân cách, không phải chỉ là điều kiện kiếm sống.

    “Vào năm 1964, chính quyền lâm thời VNCH (sau khi Diệm bị ám sát) chấp thuận yêu cầu của các lãnh tụ người Thượng, cho phép hoạt động giảng dạy đọc, viết và các môn học cơ bản bằng tiếng Thượng.”
    *VNCH cho tới 1963 có Sở Thượng vụ để liệu lý vấn đề người thiểu số. Họ vẫn phải nắm chắc thái độ và hành động của các sắc tộc để ngăn ngừa ảnh hưởng FULRO (Front Unifié pour La Libération des Races Opprimées – Mặt trận Thống Nhất nhằm Giải phóng các Sắc tộc Bị áp bức)
    Sau Tt Diệm, cơ quan chức năng nầy được nâng lên thành Bộ Phát Triển Sắc Tộc, cho nên đời sống dân Thượng được nâng cao, được giáo dục. Và tiếng nói chữ viết được bảo tồn, được phát thanh trên chương trình truyền thanh các tỉnh Cao nguyên, dĩ nhiên nhờ viện trợ Mỹ với mục tiêu tách họ ra khỏi tuyên truyền huy động vào nổ lực của VC.

    “Cho đến tận khi chiến tranh Việt Nam gần kết thúc vào khoảng những năm đầu của thập niên 70, chính quyền Việt Nam Cộng hòa gần như không can thiệp gì vào hệ thống trường tư. Hệ thống này cũng có những bước phát triển ấn tượng, từ 55 trường vào năm 1955 đến hơn 500 trường vào năm 1970.”

    *Đây chính là mối hoạ tiềm ẩn của chế độ VNCH. Trường tư, không bị giám sát sắt máu như đối phương, là môi trường để cs cài người vào hàng ngũ giáo viên, ngay cả học sinh, để rỉ tai lôi kéo. Dần dà, họ đã thành công lập được chi bộ trong một số trường.
    Các cuộc biểu tình xuống đường 1963-66 tại các thành phố Saigon, Đà nẵng, Huế… đều có tham dự tích cực của các tổ vc nằm vùng nầy.

    Nền giáo dục VNCH nói riêng, và sự nghiệp thăng tiến con người nói chung, đáng lẽ đã tốt đẹp hơn nhiều nếu họ được tiến hành trong bình an.
    Chuyện đã qua, nhắc lại thêm chạnh lòng.
    Tỉnh giấc Nam kha, nhìn ra cửa sổ;
    thấy tổ trưởng dân phố mời đi…họp!


  3. Northern boy becoming Southern Man
    **********************

    I had been a Northern boy in Hanoi
    And I became a Southern Man in Saigon

    Myself as a Southern man,
    I have to better keep in my heart and on my head
    The Yellow Flag
    The symbol of Freedom and Democracy
    And I never forget
    What the South Vietnam’s best Culture and Education taught
    But the only One New Vietnam is changing to come at last
    Now our crosses are burning so fast
    But I have to better keep in my heart and on my head
    The Yellow Flag
    The symbol of Freedom and Democracy
    That is why the Yellow Flag is always better than the Blood banner !

    I had been a Northern boy in Hanoi
    And I have been becoming a Southern Man

    Myself as a Southern man
    I saw Saigon Capital
    With Freedom and Liberty
    Southern man
    I saw Saigon Capital
    With Democracy and Human Rights
    Southern man, when Saigon will take back her lost Name ?

    I heard Prisoners of Conscience’s silent screaming
    And the big jail as well as the small jails are cracking
    How many years, how long, and how ?

    Myself as Southern man,
    I have to better keep in my heart and on my head
    The Yellow Flag
    The symbol of Freedom and Democracy
    And I never forget
    What the South Vietnam’s best Culture and Education taught
    But the only One New Vietnam is changing to come at last
    Now our crosses are burning so fast
    But I have to better keep in my heart and on my head
    The Yellow Flag
    The symbol of Freedom and Democracy
    That is why the Yellow Flag is always better than the Blood banner !

    Himself as a Southern man
    Nguyen Ngoc Giao, your hair is all white
    As France’s SnowFlowers
    But I have just seen your black man coming around
    Swear by the South Vietnam
    I do believe that
    If the Contemporary Vietnamese History could be reestablished
    Nguyen Ngoc Giao, he had never engaged again
    As he did in the Past
    Like millions of Vietnamese patriots
    With a completely and totally political innocence !

    Myself as a Southern man
    I saw Saigon Capital
    With Freedom and Liberty
    Southern man
    I saw Saigon Capital
    With Democracy and Human Rights
    Southern man, when Saigon will take back her lost Name ?

    I heard Prisoners of Conscience’s silent screaming
    And the big jail as well as the small jails are cracking
    How many years, how long, and how ?

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE = TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    Cảm tác nhân nghe Chúc văn & Chúc thư của bác Thông ngôn cống cho 6 BÚA Lê Đức Thọ và cũng là bác Thông cống lờ… cho Người đẹp CHÂU SA Nguyễn Thị Bình

    https://www.youtube.com/watch?v=yAwfBR85HN8&t=6316s
    The Vietnamese Ep. #50V BÁO DIỄN ĐÀN PARIS – NGUYỄN NGỌC GIAO

  4. I- Những hột sạn quá to trong bài viết:

    Tác giả có khuynh hướng dịch từ có ý nghĩa cụ thể thành từ trừu tượng :
    Trích:
    “bức phù điêu tiếng Pháp khắc chữ “Instruction – Ignorance” (Chỉ dẫn – Vô minh)”./.

    *Instruction xuất phát từ verbe instruire, có nghĩa:
    1/dạy học, giáo huấn, đưa kiến thức lại cho ai.(đồng nghĩa với éduquer, enseigner
    2/thông báo cho ai, làm cho họ cập nhật thông tin(đồng nghĩa với annoncer, aviser)
    *Tác giả dịch “Chỉ dẫn”, là bị ảnh hưởng thói quen với chữ instruction trên y văn của các loại thuốc, nghĩa là chỉ dẫn cách dùng thuốc!
    Phải dịch: dạy dỗ/ giáo huấn/truyền bá kiến thức

    Ignorance là
    -Ngu dốt, lại dịch thành vô minh,
    *Vô minh là khái niệm nên chọn trong ngữ cảnh tôn giáo, triết học, huyền bí…
    Ở đây là lãnh vực giáo dục, tiêu ngữ Ignorance đơn giản chỉ có nghĩa Sự ngu dốt/Dốt nát.
    Không cần phải long trọng gọi nó là Vô minh.

    Trích:
    “Ngay cạnh đó là bức tượng bán thân của Marshall…
    …bên dưới là dòng chữ sơn son “La France educatrice” (Giáo dục Pháp).”

    “La France educatrice” (Giáo dục Pháp)”

    -Dịch (Giáo dục Pháp) như trên là hoàn toàn sai, lỗi nghịch nghĩa (contresens).
    *Nên sửa lại:
    “Nước Pháp hữu ích cho giáo dục”

    Danh từ La France là vấn đề chính phải nêu ra.
    éducatrice chỉ là tính từ bổ nghĩa,
    không thể nêu một tính từ thành danh từ, vấn đề Giáo dục, và biến danh từ riêng Pháp thành tính từ bổ nghĩa cho Giáo dục.
    (Nếu định nói Nền giáo dục Pháp, họ đã viết L’éducation française.)

    *Theo định nghĩa của Tự điển tiếng Pháp Larousse,
    adjectif éducatif/éducatrice có nghĩa là “tính cách mô tả ai/cái gì là có đóng góp cho sự giáo dục; hữu ích cho việc giáo dục.
    (éducateur/éducatrice : Qui contribue à l’éducation ;
    Par exemple:
    La fonction éducatrice de la télévision: chức năng hữu ích cho việc giáo dục của vô tuyến truyền hình.
    Définitions : éducateur/éducatrice [adj.] – Dictionnaire de français Larousse)

    Trích:
    “Theo ghi nhận của quyển Cultural Identity and Educational Policy in Colonial Vietnam (Danh tính văn hóa và Chính sách giáo dục tại Việt Nam thuộc địa)”
    *Cultural Identity nên dịch là “Tính đồng nhất văn hoá”

    Trích:
    “Do từng là chiến trường của việc tranh giành ảnh hưởng chính trị, hệ thống đào tạo công lập mà người Pháp xây dựng có xu hướng thúc đẩy tư duy “thách thức thẩm quyền”, dù họ không có chủ đích làm điều này. Từ thẩm quyền của hệ thống phong kiến thủ cựu cho đến thẩm quyền của hệ thống chính trị bản địa nói chung đều bị các sản phẩm của hệ thống giáo dục này thách thức.”
    “Thách thức thẩm quyền” không ổn.

    *L’autorité; les autorités có nghĩa
    thẩm quyền; nhà chức trách, chính quyền, nhà cầm quyền.
    *Tuỳ văn cảnh mà chọn nghĩa.
    Ở đây, thách thức chính quyền dễ nghe hơn là thách thức thẩm quyền. Thẩm quyền là một từ trừu tượng, không phải một thực thể để mà thách thức.

    Trích:
    “Kể từ năm 1926, ngoại trừ một hệ thống trường học công lập tương đối quy chuẩn và thống nhất do người Pháp quản lý tại miền Nam Việt Nam, các khu vực còn lại do hệ thống giáo dục tư nhân chiếm đa số, dù phong phú nhưng rất dễ bị “bật rễ”.
    ”hệ thống giáo dục tư nhân ‘bật rễ’ “
    Chẳng hiểu tác giả muốn nói gì với ý “bật rễ”?
    *”rất dễ mất gốc/vong bản” (tức du nhập văn hoá Âu Mỹ lai căn chăng ?!) nghe đở hài hước hơn.

    II- bình luận:

    Trích
    “Các nhà giáo dục miền Nam Việt Nam ủng hộ một mô hình giáo dục đa dạng nhằm phản ánh sự khác biệt của các bộ phận dân cư. Họ thường nhắm vào việc xây dựng một danh tính công dân Việt Nam với những văn hóa và bản sắc đặc trưng, trong khi né tránh việc giới thiệu những luồng tư tưởng có phần quá Tây hóa, kể cả chủ nghĩa cộng sản.”

    *Nhận định không chính xác, dễ dàng bị bác bỏ bởi hàng nghìn người trí thức của miền Nam còn đang sống khắp nơi, nếu họ còn đủ khiêm tốn để chịu đọc và có ý kiến về nhận định chủ quan thiếu cẩn trọng nầy.
    Phản ứng lại nhận thức nầy của tg không phải vì tự ái vùng miền, mà bởi vì nó thiếu hẳn sự chính trực trí thức (L’honnêteté intellectuelle), thiếu quan sát thực tế tại chỗ, và kết luận ấu trỉ, hồ đồ.
    Trí thức miền Nam am hiểu tiếng Pháp tiếng Anh…; sách ngoại văn về Triết, Sử thế giới bán đầy ở các tiệm sách lớn.
    Sinh viên các chứng chỉ Triết , Sử được dạy đầy đủ các hệ thống tư tưởng, học thuyết…một cách phóng khoáng.
    Chủ nghĩa hiện sinh với J. Paul S, những tác phẩm của Francoi Sagan, như…, Psychanalyse của Freud, Dialectique của Hegel… họ còn học ở trường, tự tìm đọc ở thư viện.
    Marxism là một con khủng long trên bầu trời triết học thế giới lúc bấy giờ. ..thì ai giấu sao nổi với dân miền Nam tự do. Mà ai thèm giâu?! Họ công khai dạy ở đại học. Họ đọc sách báo, nghe đài, xem TV…biết đủ. Dĩ nhiên họ chỉ tò mò, xem để biết con mãng xà dài ngắn ra sao, dữ dằng thế nào. Nhưng cũng có ngườu say mê, tìm hiểu, và băn khoăn.
    Họ còn lén nghe đài Hanoi, để rồi mê ma tuý giải phóng, vô bưng biền với vc, và ôm đầu máu sau 75 kia mà!

    *không rõ tác giả sống trong nam hay ngoài bắc, mà chỉ nói dựa theo sách báo có được trong tay.
    Để viết được vấn đề nầy, phải gặp nhiều nhà trí thức đã trải qua thực tế tại chỗ rồi tự lọc lấy một kết luận chung nhất một cách vô tư với tinh thần tôn trọng sự thật khách quan vì giá trị một bài viết có tham vọng “khảo cứu”.

    Trích:
    “Trung học thì được chia làm hai cấp cơ sở (từ đệ thất đến đệ tứ) và phổ thông (từ đệ tam đến đệ nhất). Hoàn tất chương trình, học sinh sẽ nhận được bằng tú tài, có giá trị khá cao và có thể bắt đầu đi xin việc ở nhiều công ty, xí nghiệp… nếu họ không muốn tiếp tục học lên chương trình đại học.”

    *từ đệ thất đên đệ tứ là bậc Trung học đệ nhất cấp. Cuối năm đệ tứ, học sinh phải dự thi tốt nghiệp, ngày xưa gọi là thi diplôme, có cấp bằng đàng hoàng, với 4 hạng thứ, bình thứ, bình, ưu.
    Thời TT NĐ Diệm, học sinh có bằng tốt nghiệp Trung học đệ nhất cấp có quyền ký giấy xác nhận trình độ học vấn để một em được phép dự thi tốt nghiệp tiểu học theo diện thí sinh tự do.
    *từ đệ tam-đệ nhất là bậc Trung học đệ nhị cấp.
    -Cuối năm đệ nhị là kỳ thi cực kỳ quan trọng: Tú tài 1, thi viết đậu xong phải thi vấn đáp, đậu xong mới tính là đậu TT1.
    -cuối lớp đệ nhất, thi Tú tài 2. Cầm bằng tt2 vào thẳng Đại học, không thi tuyển, không học phí. Riêng khoa ĐH Sư phạm và Quốc gia Hành chánh phải thi tuyển ngặt nghèo. Đậu sẽ có cấp học bổng suốt khoá 4 năm.
    Tỷ lệ đậu tất cả các kỳ thi nói trên, nhất là Tú tài, rất kinh hoàng. Năm nào đậu cao, thì 20% trở lại, thường chỉ 17-18%.
    Chất lượng đầu vào, đầu ra do đó rất cao. Nhất là sư phạm. Kết quả là giáo sư giáo viên đều là hột gạo trên sàng.

    *Còn khá nhiều vấn dề cần bàn, như đã khá dài, nên thôi.

    Một thoáng băn khoăn về tiếng Việt…

    Tiếng Việt dùng trong đời thường thì hiện tại đã đủ tính đa dạng phong phú để sự giao lưu trót lọt, tốt đẹp…bởi nó chỉ cần tính thực dụng, uyển chuyển, tây tàu hỗn giao sao cho hiểu nhau là xong việc.
    Ngôn ngữ tạp biến linh hoạt láu cá…thì tiếng Việt thật là phong phú, đa dạng.
    Nhưng tiếng Việt trong các lãnh vực học thuật có hàm lượng tri thức cao, sâu xa, trừu tượng của các bộ môn khoa học tự nhiên, thực nghiệm, xã hội và nhân văn…thì đang gặp khủng hoảng diễn ý thô thiển, bất cập, và đa dạng linh tinh trùng lắp, thiếu tính khái quát chặt chẽ và tính hàm súc.
    Và khủng hoảng xảy ra thường gặp nhất…là trong lãnh vực dịch thuật, khi anh đối mặt với những ngôn ngữ tuyệt hảo như Tiếng Pháp, Tiếng Anh – 2 thứ tiếng luôn dùng trong các Hiệp định chính trị, kinh tế quốc tế, vì không thể chơi chữ ba xạo với thứ ngôn ngữ chặt chẽ khoa học nầy!
    Ở tầm giao lưu chữ nghĩa bình dân của chúng ta như ở đây, rất thường gặp lối dịch mơ hồ lệch lạc, dịch sai, dịch trời ơi kiểu google, khi người dịch thuật chưa đạt trình độ ngoại ngữ yêu cầu, lại ham vơ vào những vấn đề có hàm lượng chuyên nghành phức tạp.

    Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thành lập hơn 70 năm rồi, chỉ lo “chỉnh đốn” sử địa văn học cho đúng định hướng xhcn,
    mất hơn 60 năm với 11 cái nghị định/nghị quyết để đổi tên từ Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học thành tên hiện nay như trên,
    mà không lo nổi việc điển chế tiếng Việt để chỉnh đốn tính khoa học chính xác và hàm súc để cưỡng chế tính kỷ luật cho các cơ quan ngôn luận trong viết lách phát ngôn, thống nhất sự chính xác cho tiếng Việt.
    Ngược lại, bỏ mặc lãnh vực ngôn ngữ để cho các cơ quan nhà nước mạnh ai nấy nói/ viết theo trình độ mấy ông làm báo giấy, báo mạng và nhất là báo TV, radio; hướng dẫn mấy chục triệu con người nói, viết theo…thành ra tiếng Việt ngày nay!

    • Xin vui lòng thêm vào đoạn bị sót vì chép nhầm từ bài nháp:

      Chủ nghĩa hiện sinh (Essentialisme) với Jean-Paul Sartre;
      Francoise Sagan chịu ảnh hưởng Sartre, sáng tác những tác phẩm thời danh Bonjour tristesse (Buồn ơi, chào mi), Un certain sourire (Nụ cười vu vơ)
      La psychanalyse (Phân tâm học) của Sigmund Freud
      La dialectique chez Friedrich Hegel (Biện chứng pháp theo Hegel)


  5. Air Vietnam’s Tickets without Return
    ********************

    https://www.lafriquedesidees.org/wp-content/uploads/2016/05/fuite-cerveaux-afrique-1920X553.jpg
    “Các anh đi KHÔNG BAO GIỜ trở lại
    Xóm làng em trai gái vẫn mong chờ !…”

    That airplane that is flying into the night sky
    How many dreams it carries on that plane itself
    But how many returns ? ?

    Air Vietnam’s ticket without return
    Because there’s always someone
    That stays in this goodbyes hall of Nội Bài and Tân Sơn Nhất Airports
    There are always so many brillant students
    With the National scholarships
    With the People’s heavy taxes
    There are always so many brillant students
    Who leave for Europe and North America
    And will never come back to serve the Nation
    As they are engaged in moral
    And administrative papers in receiving scholarship

    https://www.immigration.ca/wp-content/uploads/2018/05/Canada%E2%80%99s-Brain-Drain-Figures-Show-Technology-Graduate-Exodus.jpeg
    “Các anh đi KHÔNG BAO GIỜ trở lại
    Xóm làng em trai gái vẫn mong chờ !…”

    With that airplane the Patriotism and the Dream leaves
    But this Love will never know
    The force of attraction to stay there after university graduation
    It will break the Dream of return

    Air Vietnam’s ticket without return
    This old way of the Third World’s students and élites
    In the spiral of brain drain

    https://i2.wp.com/www.euroscientist.com/wp-content/uploads/2013/06/brain-drain.jpg?resize=672%2C372&ssl=1
    “Các anh đi KHÔNG BAO GIỜ trở lại
    Xóm làng em trai gái vẫn mong chờ !…”

    Air Vietnam’s ticket without return
    Because there’s always someone
    That stays in these goodbyes halls of Nội Bài and Tân Sơn Nhất Airports
    There are always so many brillant students
    With the National scholarships
    With the People’s heavy taxes
    There are always so many brillant students
    Who leave for Europe and North America
    And will never come back to serve the Nation
    As they are engaged in moral
    And administrative papers in receiving scholarship

    https://brazilian.report/wp-content/uploads/2020/01/shutterstock_571250380.jpg
    “Các anh đi KHÔNG BAO GIỜ trở lại
    Xóm làng em trai gái vẫn mong chờ !…”

    There are always so many brillant students
    Who leave for studying abroad
    And will never come back
    Goodbyes that bid farewell
    With tears in the eyes
    At the airport those faraway days
    When they take airplanes
    With Air Vietnam’s ticket and never return

    https://image.shutterstock.com/image-vector/human-capital-flight-brain-drain-260nw-1297145785.jpg
    “Các anh đi KHÔNG BAO GIỜ trở lại
    Xóm làng em trai gái vẫn mong chờ !…”

    Because there are always students going to study abroad
    Who stay in those goodbyes halls of Nội Bài and Tân Sơn Nhất Airports
    There are always so many students that leaves
    And will never come back

    https://s3-eu-central-1.amazonaws.com/cartoons-s3/styles/product_detail_image/s3/cartoons/2019/05/brain_drain___hassan_bleibel.jpg?itok=fKMNbzeL
    “Các anh đi KHÔNG BAO GIỜ trở lại
    Xóm làng em trai gái vẫn mong chờ !…”

    And I stay here with Sadness
    Lost in the end of the goodbyes hall
    And, inside of my broken heart, I do know
    That you will never be coming back
    That you will never be coming back
    That you will never be coming back

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE = TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    19 Quán quân Olympia: Chỉ 2/17 về nước, người Tiến sĩ kẻ CEO công ty, riêng Trần Thế Trung khẳng định “có lý do để trở về”

    https://kenh14.vn/19-quan-quan-olympia-bay-gio-ra-sao-chi-2-17-nguoi-ve-nuoc-nguoi-tien-si-ke-ceo-cong-ty-chi-rieng-thi-sinh-cuoi-cung-khang-dinh-mot-cau-di-nguoc-lai-tat-ca-20191029212714316.chn

    Trong số 19 quán quân Đường lên đỉnh Olympia, chỉ có Lương Phương Thảo và Lê Viết Hà trở về nước sau khi học tập tại Australia, còn Nguyễn Hoàng Cường và Trần Thế Trung chưa đi du học.

    https://ss-images.saostar.vn/wp1000/pc/1610701950723/o-tb1.jpg

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây