“Chống đảng Cộng sản và nhà nước, chỉ có thể là tâm thần”

Tuấn Khanh

16-4-2021

Joseph Brodsky

Hầu như ai yêu văn chương, cũng đều biết đến nhà thơ người Nga, gốc Do Thái Joseph Brodsky. Đến Mỹ từ đầu thập niên 70, Brodsky trở thành một trong những biểu tượng hàng đầu về ngôn ngữ thi ca. Nhiều giải thưởng quốc tế trao cho ông để vinh danh, trong suốt một thời gian dài, cao quý nhất là Nobel Văn chương năm 1987.

Cho tới khi Brodsky qua đời (1996), đa số giới phê bình vẫn đồng quan điểm rằng ba nhân vật quan trọng hàng đầu, là Joseph Brodsky, Octavia Paz và Gabriel Garcia Marquez đã kiến tạo nên sự đẹp đẽ của ngôn ngữ thi ca văn chương thế kỷ 20.

Ấy vậy mà, ít ai tưởng tượng được, trong thời kỳ sống và sáng tác ở Liên Xô, Brodsky bị mật vụ đưa vào các trại tâm thần, chỉ vì ông có đường lối sáng tác riêng, cũng như không khuất phục các yêu cầu tư tưởng từ lãnh đạo chính trị. Bị kết án là phi lao động và là thành phần có tư tưởng phản Xô-viết, Brodsky ra tòa vào tháng 3-1964, và bị đưa vào trại tâm thần, bên cạnh việc lao động cưỡng bức.

Một nhân vật kiệt xuất của loài người như Joseph Brodsky, mà cũng bị đưa vào trại cưỡng bức điều trị tâm thần, thì có lẽ không còn ai sống trong chế độ cộng sản có đủ nhân tính, đủ tỉnh táo lại được tự do bên ngoài.ư

Trong một lần trả lời phỏng vấn ở Mỹ, sau khi định cư, nhà thơ Brodsky kể rằng mình bị giam trong phòng riêng ở trại tâm thần, và được y tá đến tiêm những loại thuốc ‘an thần’ không tên. Nếu kháng cự, ông sẽ bị trói và giường và được chụp hình lại để làm bằng chứng trong hồ sơ về mức độ nguy hiểm của giai đoạn tâm thần. Brodsky thường bị đánh thức vào nửa đêm, các bác sĩ và y tá “điều trị tâm thần” dẫn ông đi, xịt nước và bắt ngâm mình trong bồn nước lạnh.

Từ thời Josef V. Stalin, việc đẩy các tù nhân chính trị vào trại tâm thần để cách ly với xã hội khá phổ biến, nhưng đến thập niên 60, thời của tổng bí thư Leonid Brezhnev, tâm thần được biến hóa thành một công cụ hoàn chỉnh để loại bỏ các đối thủ chính trị  hay những người bất đồng chính kiến, hoặc thậm chí với những người dám công khai bày tỏ sự mâu thuẫn với giáo điều cộng sản.

Trong tiếng Nga, có chữ Psikhushka (психу́шка), mà hầu hết những người có hiểu biết về chế độ cộng sản đều nhớ đến nó như một nỗi ám ảnh. Trong thời đại cưỡng ép mọi người phải cúi đầu trước chủ nghĩa Marx-Lenin và bạo quyền, toàn cõi Liên Xô khi nhắc về Psikhushka, là nhắc những trại tù tâm thần, với đủ các trò tra tấn để hủy diệt con người không chịu khuất phục.

Thậm chí, các cuộc tranh luận về tính thực tế của lý thuyết Marx, Lenin… trên báo chí hay các diễn đàn, người thắng cuộc phản biện cũng có thể bị đưa vào nhà thương điên, với chẩn đoán chuẩn mực Xô viết, là những kẻ philosophical intoxication – bị ngộ độc triết học, và cần phải được chạy chữa.

Mikhail I. Buyanov, bác sĩ tâm thần và thần kinh học, viết trong cuộc khảo sát lịch sử về tâm thần học của Liên Xô sau khi hệ thống này tan rã, do Uchitelskaya Gazeta xuất bản, viết rằng “các nhà lãnh đạo thỏa thuận với nhau về nội dung: ở đất nước chúng tôi không có những người bất đồng chính kiến ​​- chỉ có những người tâm thần mất trí hay vi phạm pháp luật”. Đến thời của Nikita S. Khrushchev, lời giải thích chính thức kèm theo, trở thành câu nói cửa miệng của giới công an, là “không một người lành mạnh nào chống lại chủ nghĩa xã hội”.

Lịch sử vẫn ghi lại rõ tội ác của những kẻ thủ ác, từ những trại tập trung của Phát xít Đức trong đệ nhị thế chiến, cho đến vụ thảm sát dân thường ở Hungary vào năm 1956 của Hồng quân Liên Xô. Thế nhưng ghi chép về các âm mưu biến người bất đồng chính kiến thành các bệnh nhân tâm thần trong thời chiến tranh lạnh, chưa bao giờ tỏ rõ được hết sự man rợ của các nhà lãnh đạo cộng sản. Đặc biệt trong đó có sự hợp tác của các bác sĩ được gọi là chuyên gia tâm thần. Sau này, trong cuốn State of Madness: Psychiatry, Literature, and Dissent After Stalin (tạm dịch: Tình trạng cuồng điên: Tâm thần học, Văn chương và Bất đồng chính kiến thời sau Stalin), tác giả Rebecca Reich gọi các loại bác sĩ đó là những nhà viết kịch bản đại tài để bỏ tù những người bất đồng chính kiến.

Chẳng hạn như với trường hợp của nhà thơ Joseph Brodsky, không có hồ sơ bệnh án nào. Nhưng từ phán quyết của Snezhnevsky, một bác sĩ “chính trị tâm thần” lừng danh trong thời Xô-viết, đã trở thành mệnh lệnh trước tòa để quyết định đưa Brodsky đi “điều trị tâm thần”. Ông này đã nói rằng “nhìn Brodsky là biết có bệnh tâm thần phân liệt”,  và Snezhnevsky kết luận rằng “anh ta không phải là một người có giá trị gì cả và nên cho đi vào trại tâm thần”. Lúc đó, Joseph Brodsky chưa đến 24 tuổi.

Liên Xô được coi là văn minh nhất, vì có cả những tòa án xét tội tâm thần. Tại tòa, Brodsky bị đại diện Viện kiểm sát kết án là “đã không thực hiện được nghĩa vụ hiến định của mình là làm việc lương thiện vì lợi ích của Tổ quốc”. Khi ấy, ông bị chất vấn “ai cho phép anh xưng là nhà thơ, ai cho phép anh tự mình đứng vào hàng ngũ các nhà thơ?”‘ – “Không ai cả”, Brodsky trả lời, “Vậy ai đã ghi danh tôi vào hàng ngũ loài người?”. Sau cuộc đối chất đó, Joseph Brodsky bị kết án 5 năm, vừa chữa tâm thần, vừa cải tạo lao động cưỡng bức 5 năm tại tỉnh Arkhalgelsk, miền bắc nước Nga.

Tài liệu điều tra của nhà nghiên cứu Benjamin Zajicek (The Psychopharmacological Revolution in the USSR: Schizophrenia Treatment and the Thaw in Soviet Psychiatry, 1954–64), phát hiện rằng vào những năm 1950 và 1960, sự ra đời của các loại dược phẩm tâm thần mạnh mẽ, đặc biệt là Chlorpromazine (Thorazine), các bác sĩ “chính trị tâm thần” Liên Xô đã lạm dụng với tên Aminazine, và sử dụng tùy tiện nơi các tù nhân chính trị, các nhân vật bất đồng chính kiến. Thậm chí, Liên Xô còn hợp thức hóa việc điều trị chuyên biệt ở bệnh viện, sang điều trị ‘hỗ trợ’ trong cộng đồng, tức một người nào bị tạm giam 1 hay 4 tháng để điều tra ở bất kỳ đồn công an nào, họ cũng có thể bị ép hoặc lừa dùng thuốc này, để thao túng lời khai hay trạng thái của người bị giam giữ.

Tài liệu này cũng ghi nhận, ít nhất sau 12 tháng điều trị, nếu thấy thể chất của người bị áp dụng thuốc vẫn tốt, thường liều lượng được tăng lên gấp 2 hoặc gấp 4 lần, để phục vụ việc ra tòa hoặc kết thúc nhanh sự vụ.

Việc cưỡng bức điều trị tâm thần ở Liên Xô bị tố cáo trong các kỳ Đại hội của Hiệp hội Tâm thần Thế giới ở Mexico City (1971), Hawaii (1977), Vienna (1983) và Athens (1989), gây ra thiệt hại không thể cứu vãn đối với uy tín của nền y học Liên Xô. Thậm chí năm 1974, nhà tranh đấu Vladimir Bukovsky và bác sĩ tâm thần bị giam giữ Semyon Gluzman đã cùng viết cuốn Cẩm nang hướng dẫn đối phó về việc bị cưỡng bức điều trị tâm thần cho những người bất đồng chính kiến, cung cấp cho các nạn nhân tiềm năng của bệnh “tâm thần vì chính trị”, hướng dẫn cách cư xử trong quá trình điều tra để tránh bị chẩn đoán là bệnh tâm thần.

Sự việc bùng nổ hơn vào năm 1968, khi nhà ngôn ngữ học Viktor Isaakovich Fainberg, nhân vật nổi bật của phong trào bất đồng chính kiến ​​ở Liên Xô, cùng 6 người bạn của mình biểu tình ở Quảng trường Đỏ phản đối Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc, qua đó khởi phát Chiến dịch chống lạm dụng tâm thần.

Về vấn nạn cưỡng ép người khác biệt quan điểm chính trị hay hoạt động xã hội vào trại tâm thần, có thể được xem Liên Xô là anh cả, kế đến là Trung Quốc và nhiều nước cộng sản đàn em khác. Thập niên 2000, việc đưa vào trại tâm thần được áp dụng nhiều ở Trung Quốc và các nước cộng sản và độc tài, vì rất tiện lợi: không cần ra tòa, chỉ cần có công an và bác sĩ thỏa hiệp với nhau. Nhưng khác với thời chiến tranh lạnh, giờ đây, hành động đó hiển nhiên được coi là tội ác chống loài người, dù được ngụy trang với bất kỳ vỏ bọc nào.

Năm 1996, nhà thơ Joseph Brodsky qua đời tại căn hộ của mình ở Brooklyn Heights, New York. Sau đó ít lâu, Vladimir Radunsky, một họa sĩ Nga hâm mộ ông, đến làm một bia mộ, trên đó có dòng chữ tiếng Latin “Letum non omnia finit” (Chết chưa là hết). Diễn ngôn này mô tả danh tiếng của Brodsky, nhưng có lẽ cũng nhắc cho mọi người nhớ, nhà thơ vĩ đại này ra đi, nhưng ký ức về loại tội ác với con người của chế độ cộng sản, mà ông là một trường hợp, sẽ luôn được ghi nhớ.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Say mê Văn chương Nga nền Văn thơ đam mê của Tâm hồn Nga say đắm rất gần gũi với Văn chương Âu châu …
    Tại 2 trang này bạn đọc sẽ đọc gần 2000 ca khúc Nga hay

    http://hanoiparis.com/construct.php?page=paysage2&idfam=105

    http://hanoiparis.com/construct.php?page=paysage2&idfam=187

    (стихи И. Бродского) 1 456 421 vues•21 oct. 2017

    Прощай… Иосиф Бродский Стихи о любви Читает Виктор Корженевский 34 165 vues•17 mai 2019

    Bản dịch của Nguyễn Văn Thiết

    Vĩnh biệt
    Hãy quên
    Đừng trách cứ gì nhau.
    Còn những bức thư
    Em hãy đốt
    Như cầu.
    Con đường của em
    Sẽ trở thành can đảm
    Con đường thẳng
    Và sẽ giản đơn.
    Rồi đây trong màn sương
    Sẽ cháy lên cho em
    Một vì sao ngời sáng
    Và một niềm hy vọng
    Của bàn tay sưởi ấm
    Bên bếp lửa nhà em.
    Rồi sẽ có bão tuyết, mưa giông
    Và tiếng gào điên cuồng của lửa
    Sẽ có những thành công rực rỡ
    Phía trước đợi chờ em
    Sẽ tuyệt vời và mạnh mẽ vô cùng
    Một trận đánh
    Sẽ vang lên trong lồng ngực của em.
    Anh hạnh phúc và xin chúc mừng
    Cho người, mà có thể
    Sẽ đi cùng em
    Trên một con đường.

    Иосиф Бродский – Прощай, позабудь и не обессудь… 363 737 vues•11 déc. 2017

    Tình yêu Любовь
    Thơ Nga Joseph Brodsky

    Любовь

    Иосиф Бродский «Любовь». Читает Сергей Гармаш

    Bản dịch của Danna

    Anh đôi lần tỉnh giấc đêm nay
    mò ô cửa, tìm ánh đèn say ngoài phố.
    Dòng ý nghĩ bị ngắt chừng dang dở,
    dấu ba chấm chia đoạn giấc mơ…
    sự thức tỉnh không khuây khỏa bao giờ…
    Anh đã mơ em mang thai lặng lẽ
    Từng ấy năm tuổi trẻ bên nhau
    mà xa cách bởi anh chìm trong mộng ảo.
    Đêm nay, anh thấy mình tội lỗi
    nên chỉ muốn sờ nắn bụng em thôi.
    Nhưng lạ thay, anh sờ mò công tắc điện
    tìm ánh sáng hiển hiện khung cửa đêm

    bỏ lại em âm thầm trong tối nghẹn,
    cõi mơ đen em kiên nhẫn đợi chờ.
    Em không giận khi anh trở lại giấc mơ,
    bởi bóng đêm không bao giờ gián đoạn
    bên cạnh cùng ánh sáng ngoài sân.
    Nơi tối đen ta cùng nhau cưới hỏi
    rồi trần truồng không mỏi mệt, say sưa
    sinh linh con là biện minh điểm tựa
    cho đêm nồng thú vật đôi ta.
    Một mai kia cũng tại bóng đêm đây
    em bước đến với thân xác khô gầy
    với đứa con yêu thương. Khi ấy
    anh sẽ không tìm công tắc điện đâu,
    bởi anh không có quyền xa lánh đêm sâu
    nơi mẹ con em luôn ngóng đầu im lặng
    Mặc ngoài kia là tháng năm ánh sáng.
    “Xin anh đừng hỏi vì sao
    Tên anh em để lẫn vào trong thơ…”

    И вечный бой…

    Và cuộc chiến này là vĩnh cửu
    Bình minh lên trận chiến đợi ta.
    Những viên đạn quên cách hát ca,
    Thét trên đường bay để ta nghe,
    Rằng Bất tử vẫn còn đâu đó…

    …Còn ta mong lành lặn trở về.
    Chúng tôi xin, hãy tha thứ nhé.
    Chúng tôi sục sôi đến hết mình,
    Cả thế gian này chúng tôi nhìn
    Như bờ cao bên ngoài công sự.
    Trong lồng ngực tim như muốn vỡ,
    Đập cuồng điên, khắc khoải lồng lên,
    Như đàn ngựa dưới làn đạn lửa.
    …Hãy nói giùm… phía trên kia nhé,
    Đừng bao giờ đánh thức chúng tôi.
    Để những giấc mơ êm đềm trôi
    Không bao giờ bị làm gián đoạn.
    Thì đã sao nào,
    khi chúng tôi không chiến thắng,
    Thì đã sao nào,
    khi chúng tôi không thể trở về?…

    И вечный бой.

    И вечный бой, покой нам только снится, Евгений Клячкин, стихи И. Бродский, поет Дмитрий Коломенский,
    7 005 vues•20 déc. 2016

    И вечный бой.
    Покой нам только снится.
    И пусть ничто
    не потревожит сны.
    Седая ночь,
    и дремлющие птицы
    качаются от синей тишины.
    И вечный бой.
    Атаки на рассвете.
    И пули,
    разучившиеся петь,
    кричали нам,
    что есть еще Бессмертье…
    … А мы хотели просто уцелеть.
    Простите нас.
    Мы до конца кипели,
    и мир воспринимали,
    как бруствер.
    Сердца рвались,
    метались и храпели,
    как лошади,
    попав под артобстрел.
    …Скажите… там…
    чтоб больше не будили.
    Пускай ничто
    не потревожит сны.
    …Что из того,
    что мы не победили,
    что из того,
    что не вернулись мы?..

    And the eternal battle, we only dream of peace, Evgeny Klyachkin, poems by I. Brodsky, Dmitry Kolomensky sings,
    7005 vues • 20 déc. 2016

    And an eternal battle.
    Rest only in our dreams.
    And let nothing
    will not disturb dreams.
    Gray night,
    and dozing birds
    swaying from the blue silence.
    And an eternal battle.
    Dawn attacks.
    And the bullets
    forgotten how to sing
    shouted to us
    that there is still Immortality …
    … And we just wanted to survive.
    Forgive us.
    We were boiling to the end
    and perceived the world,
    like a parapet.
    Hearts were torn
    rushed and snored,
    like horses
    hit by shelling.
    … Say … there …
    so that they do not wake up again.
    Let nothing
    will not disturb dreams.
    … What of the fact
    that we did not win
    what of the fact
    that we didn’t come back? ..

    Goodbye

    Goodbye, forget me, and try not to judge.
    My letters burn as if bridges.
    Let your path be fearless, do not trudge,
    Let it be direct with passable ridges. 1
    Let through the darkness for you brightly shine
    The starlight-woven torch,
    Let Hope herself, for warmth, her palms entwine
    By your flames that wouldn’t scorch. 2
    If there should be blizzards, snows, deluges,
    And frenzied roars of fire,
    Let ahead of you be many fortunes,
    Many more than for myself I desire.
    Let it be mighty and glorious,
    The fight, that’s raging in your heart.
    I’m happy for those whose sonorous
    Music, perhaps, is your consort. 3

    Прощай, позабудь, и не обессудь
    Прощай
    позабудь
    и не обессудь.
    Adieu
    Adieu, oublie tout, et ne m’en veux pas,
    Brûle les lettres, les ponts.
    Qu’il soit audacieux et ferme, ton pas,
    et garde droit ton sillon.
    Qu’une guirlande d’étoiles d’or
    scintille la nuit, pour toi,
    et que les paumes trouvent réconfort
    devant ton feu de joie.
    Malgré les pluies, les neiges, le blizzard,
    le feu qui rugit et flamboie,
    de l’avenir, puisses-tu recevoir
    meilleure part que que moi.
    Qu’il soit superbe et ardent, ton combat,
    qu’il gronde en ton cœur demain,
    Qu’ils soient heureux, ceux que tu croiseras
    peut-être, sur ton chemin.

    Иосиф Бродский – Прощай, позабудь и не обессудь…
    1 722 vues•14 mars 2020

    Прощай,
    позабудь
    и не обессудь.
    А письма сожги,
    как мост.
    Да будет мужественным
    твой путь,
    да будет он прям
    и прост.
    Да будет во мгле
    для тебя гореть
    звездная мишура,
    да будет надежда
    ладони греть
    у твоего костра.
    Да будут метели,
    снега, дожди
    и бешеный рев огня,
    да будет удач у тебя впереди
    больше, чем у меня.
    Да будет могуч и прекрасен
    бой,
    гремящий в твоей груди.
    Я счастлив за тех,
    которым с тобой,
    может быть,
    по пути.
    (1957)

    Музыка: Martin Margaryan – Сибирь

    Joseph Brodsky – Farewell, forget and do not blame …
    1722 vues • 14 mars 2020

    Goodbye,
    forget
    and do not blame me.
    And burn the letters,
    like a bridge.
    May it be courageous
    your path,
    let him be straight
    and simple.
    Let it be in the darkness
    to burn for you
    star tinsel,
    let there be hope
    warm palms
    by your fire.
    Let there be blizzards
    snow, rain
    and the furious roar of fire,
    may you have good luck ahead
    more than mine.
    May it be mighty and beautiful
    the battle,
    thundering in your chest.
    I am happy for those
    which is with you,
    may be,
    along the way.
    (1957)
    Music: Martin Margaryan – Siberia

  2. Những người không biết chút gì về hiểm họa cọng sản có thể đã bị tâm thần giai đoạn đầu. Những người nhiệt liệt đi theo cọng sản vì bất kỳ lý do gì đều đã bị tâm thần rất nặng.
    Riêng bộ chính trị không nghĩ mình là tâm thần vì cho rằng ban giám đốc của ĐẠI BỆNH VIỆN TT thì không bao giờ có bệnh

    • Nguyễn Phú Trọng là kẻ bị bệnh tâm thần rất nặng, bọn đảng viên bu xung quanh ông ta bị bệnh nịnh bợ vô phương cứu chữa. Xem kẻ thù truyền kiếp là anh em thì không tâm thần thì là gì ? Xem cái đứa trước mặt thì ôm hôn nhưng sau lưng thì cướp biển đảo và đất liền là anh em thì không phải loại đần độn, bại não thì cũng là kẻ điên loạn.

  3. Cũng nên kể luôn món trúng độc, nhiễm phóng xạ không phải do bị đánh bom A, mà qua đường…miệng.
    Thứ nầy nghe nói đàn em cũng học lóm và đã thành công được vài vụ.
    Đàn em còn sáng tạo thêm món té cầu thang, té lan can lầu 6 trở lên. Nói thiệt, nó đập bể rồi cho bay, chứ té gì. Chắc cú, ngon hơn phóng xạ. Đố thằng nào khiếu nại được. Té thì phải bể. Bể kiểu nào ai biết…

  4. Tuấn Khanh rất ấn tượng khi đăng đàn. Nhưng cũng chung số phận với những cây bút khác là chỉ lên án, tố cáo, đau xót, chửi bới… cũng như những ” nhân sỹ trí thức Hà nội” kiến nghị , phản biện …. và rồi vũ như cẫn. ĐÀN GHẨY TAI TRÂU.
    Phải nhìn thâdy rõ là ” Mục đích, tham vọng của Đảng” luôn luôn đối nghịch với Mục đích, ước muốn của dân tộc
    Từ đó hành động, lời nói của Đảng chỉ là che dấu, ngụy biện mà thôi
    Điều mà đất nước dân tộc mong muốn là ngoài miếng ăn chúng ta (dân) phải có tiếng nói, và tiếng nói ấy phải được lắng nghe và được tôn trọng.
    Vấn đề đặt ra là How To Do, Làm thế nào. Nói viết, ngu như thằng tớ còn biết nói, nói sõi, viết tớ viết đúng chính tả, ngữ pháp. Ai mà chẳng làm được ( ngoại trừ những người khuyết tật về mắt, tai). Khai trí, khai sáng à.????Toàn những từ mỹ miều để tôn vinh bọn háo danh, bọn lót đường cho con cháu, bọn sẵn sàng đưa người ” Oan ức” vào vòng xoáy điên loạn của cái tôi, cái Tao mà thôi. Mày chết, gia đình mày tan nát, no care. Tau vưỡn sống, gia đình Tau vưỡn êm ấm, con cháu Tau đã định cư Tư bản. Tau khai trí, khai sáng cho mày để mày U MÊ, LAO VÀO CHỖ CHẾT THAY TAU.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây