Thủ Thiêm, chuyện xưa giờ mới kể (Phần 1)

Nguyễn Thùy Dương

15-4-2021

Mấy má Thủ Thiêm ngày xưa cũng đẹp, cũng nét nào ra nét nấy, tràn trề sức sống, xinh tươi như hoa mới tưới. Quy hoạch Thủ Thiêm, trải qua mấy bận cưỡng chế, mấy má như hoa héo mất một thời kỳ.

Chuyện kể cũng hơn chục năm rồi, cái thời ông Lê Thanh Hải còn là Bí thư Thành ủy, dân Thủ Thiêm đi đòi quyền lợi nhiều lắm. Nhất là sau thời kỳ 2006, cưỡng chế mạnh, giá đền bù thấp mà quy hoạch ráo riết thực hiện.

Thời điểm 2009-2012 được coi là thời kì căng thẳng dầu sôi lửa bỏng, mỗi ngày vài căn nhà ra đi, áp lực tâm lý đè nặng khắp hang cùng ngõ hẻm. Đàn ông ra đòi quyền lợi thì bị tụi giống công an nhưng không rõ tụi nào oánh gần chết.

Xót chồng, xót cha, những người phụ nữ nhỏ bé bắt đầu lên đường đòi quyền lợi. Họ đến trụ sở UBND thành phố HCM, đến Văn phòng Thanh tra Chính phủ phía Nam, đến văn phòng Đại Biểu Quốc Hội TP.HCM… nơi nào đi được, họ đều đi. Nơi nào họ nghĩ gửi gắm được, cậy nhờ, van xin được, họ đều tới.

Dù họ đi, nhà vẫn bị đập. Có một lần, họ đang ở cổng UBND TP.HCM thì nhận được tin ở Quận 2, nhà của họ bị cưỡng chế. Họ đau đớn gào thét, kêu cứu. Một toán người xuất hiện đánh họ, toàn mấy anh quần Tây, áo sơ mi láng cón đánh phụ nữ.

Các chị, các mẹ co người chịu trận không ai can. Bỗng nhiên, có một chị, không hiểu do chị ấy tức quá làm liều hay bấn quá làm đại. Chị ấy thò tay vào quần trước bụng, rút ra một miếng băng vệ sinh đỏ chót, dán thẳng lên trán cái anh đang có hành động vũ lực với chị ấy.

Anh kia đang sung, được dán miếng băng tự nhiên đứng chết trân rồi hét lên. Tất cả mấy anh khác ngó qua, không gian rơi vào khoảng lặng khó tả. Viết tới đây, tôi lại nhớ tới mấy bộ phim cương thi, khi con cương thi bị dán bùa lên trán.

Anh bị dán băng lập tức tháo miếng băng ra khỏi trán. Mấy má nhà mình hình như bắt nhịp nên đi lượm miếng băng lại rồi hỏi: Đứa nào muốn dán nữa thì chị dán cho?

Bi hài nhất là tác giả của miếng băng vệ sinh. Bả nói: Chị còn đang chảy máu nè, mấy đứa tắm không?

Vừa nói bả vừa đưa tay xuống quần xong đưa ra bụm máu. Lần đầu tiên, mấy anh chạy có cờ.

Cạn lời!

Có thể bạn thấy họ không sạch nhưng hãy đặt mình vào hoàn cảnh đớn đau, bị dồn đến đường cùng của họ.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Học Giả Nguyễn Duy

    con ơi mẹ dặn câu này
    cướp đêm là giặc cướp ngày là quan – (ca dao xưa)

    Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
    cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi
    có con dấu đóng đỏ tươi
    có còng có súng dùi cui nhà tù

    cướp xưa lén lút tù mù
    cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa
    con trời bay lả bay la
    cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng

    dân oan tuôn lệ ròng ròng
    mất nhà mất đất nát lòng miền quê
    tiếng than vang động bốn bề
    cướp từ thôn xóm tiến về thành đô

    ai qua thành phố Bác Hồ
    mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
    bây giờ mẹ phải dặn thêm
    quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày.

    Nguồn Mạng.

  2. Chiện này hổng nên kể . Vì nhìu ní zo

    1- Hành động này hổng nên được xem là “hay” níu nhứt quyết đi theo con đường ôn hòa & có học . Chắc mấy ngừ này chả bao giờ đọc sách của Phạm Đoan Trang .

    2- Làm xấu mặt công an . Đúng là Thùy Dương rất “trí thức” “tụi giống công an nhưng không rõ tụi nào”, nhưng vẫn đủ để những ngừ cực đoan & vô học si diễn lung tung

    3- Làm xấu mặt Đảng, Nhà nước, chế độ . Dù gì đi nữa, ông bà ngoại của TD rùi đội quân tóc dài & nhìu ngừ nữa đã không quản hy sinh để dựng lên chế độ này . Như thía có khác gì gí băng đỏ lên trán của những hy sinh cao cả đó hông .

    4- Hổng có lợi cho hòa hợp hòa giải, ngoại trừ với Trung Quốc

    5- Công bằng mà nói, những chiện như thía này hổng làm chế độ thay đổi . Tại sao hổng dùng những phương cách & ngôn ngữ ôn hòa hơn, dễ thuyết phục chế độ dựng lại cờ Vàng hơn ?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây