Còn đâu những tiếng nói phản biện?

Ngô Anh Tuấn

8-4-2021

Trên nghị trường, những đại biểu có năng lực, cương trực, thẳng thắn, dám đứng về phía dân để nói lên suy nghĩ của dân thì ngày càng rơi rụng dần vì nhiều lý do khác nhau: người thì quá tuổi, người thì cho rằng mình đã ngồi quá lâu ở đây rồi, dành phần cho lớp trẻ, người thì rút lui để tập trung cho công việc chuyên môn mà mình đam mê…

Nghe qua, lý do nào cũng hợp lý, thuyết phục cả nhưng đằng sau đó là những tâm sự khó giải bày. Chỉ biết rằng, khi vắng mặt những gương mặt ấy, các phiên họp Quốc hội ắt sẽ yên ắng hơn.

Ngoài xã hội, những người bất đồng chính kiến bị bắt giữ, xử lý ngày một nhiều hơn và không có sự phân biệt bất kỳ thành phần, độ tuổi nào. Có vẻ như người lớn tuổi không phải là đối tượng được “nương nhẹ” khi mà thời gian vừa qua, số người bị bắt đang bị “già hoá”. Không có sự giải thích, không có lời đối thoại nào với những người có suy nghĩ khác biệt, chỉ có những cuộc bắt bớ, xử lý, tù tội mà thôi. Có vẻ như người ta đang mất kiến nhẫn với những tiếng nói trung thực nhưng khó nghe. Từ việc một số người bị bắt bớ khiến cho những người xung quanh lo sợ và không mấy ai còn mặn mà với những chuyện bao đồng nữa.

Ngay cả trên không gian mạng, những tiếng nói phản biện đang mất dần. Nhiều hot Facebooker cũng đã chuyển hướng, bẻ lái khi không viết những gì liên quan tới vấn đề được xem là “nhạy cảm” nữa. Có thể, mạng xã hội đã ít nhiều giảm đi những thông tin thiếu kiểm chứng nhưng việc siết chặt thông tin quá mức cần thiết bằng những chế tài nặng đã khiến cho nhiều người viết run tay. Những tiếng nói phản biện đang hiếm và lạc lõng dần trong xã hội. Tôi có chút lo lắng cho thế hệ hiện tại và kế tiếp khi mà rất, rất nhiều người đã mất đi khả năng phản biện, phản kháng phi bạo lực mà chỉ thụ động tiếp nhận thông tin một chiều.

Ngày xưa, khi cụ Hồ thành lập Chính phủ mới, cụ đã đích thân đi mời những nhân vật tài năng của chế độ cũ để giúp chính quyền mới phục vụ công cuộc phục hưng đất nước. Tôi không đánh giá hiệu quả của chính sách ngày ấy nhưng tôi đánh giá cao thiện chí, cách làm của cụ – điều đó không chỉ là không bỏ phí tài năng mà nó còn thu phục được lòng người. Còn giờ đây, có vẻ như chúng ta đang nặng về tuyên truyền một cách giáo điều, sách vở chứ không học được, cũng không làm theo được những gì tốt đẹp mà tiền nhân đã làm. Có vẻ như chính quyền ngày càng xa dân, ít lắng nghe dân mà chỉ dùng mệnh lệnh quyền uy và đội ngũ tuyên truyền một chiều mà không hiểu được rằng, cách làm đó đã lỗi thời từ lâu.

Tôi đã từng có suy nghĩ rằng một số bạn cùng thời với tôi và cả bản thân tôi nữa có thể có ích và hoàn toàn có thể giúp được chút gì đó cho sự thay da đổi thịt của chính quyền (cơ sở hoặc trung ương). Nhưng tới giờ tôi đã hiểu, có vẻ như chúng tôi cũng là người thừa và những lời nói, đề xuất của chúng tôi, nếu có cũng bị để ngoài tai. Vậy nên, chính tôi cũng ngày càng thay đổi, càng hờ hững hơn với những gì xảy ra xung quanh – Điều ấy, nó có thể giảm bớt sự lo lắng của người thân, gia đình đối với sự an nguy của tôi nhưng về lâu dài, nó không tốt cho sự vận động của đất nước vì nếu ai cũng hờ hững, vô trách nhiệm, xã hội sẽ tù túng, đất nước sẽ dần suy tàn…

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Thật ra,tác giả này muốn “ăn theo” hay dựa dẫm (cụ) già Hồ để thuyết phục
    tất cả đảng viên CS.được cử làm “đại biểu” trong Cuốc Hụi nhưng điều đó lại
    “lợi bất cập hại” rất nhiều,thậm chí hại vì cách lý luận dựa hơi của tác giả đã
    cố tình so sánh 2 thời kỳ hoàn toàn khác hẳn nhau,do đó sức thuyết phục bị
    giảm đi đến mức làm vô hiệu hoá cách lý luận của tác giả.
    Thiển nghĩ thời ký đó đảng CS chưa được nhiều người ủng hộ nên ông ta phải
    1 là “diển kịch” chiêu hiền đãi sĩ và 2 là lợi dũng khả năng của các nhân sĩ trí
    thức để họ vừa làm việc cho hữu hiệu vừa tuyên truyền với dân đen…rằng thì
    là mà… họ được giới tinh hoa ủng hộ !

  2. Xin đừng đưa “cụ hồ” vào đây, từ 1945 đến 1969 cũng là sự nghiệp của chủ tịch hcm “vĩ đại” chẳng ai vào đây cả. Đó mới chính là điều bất hạnh đang đề cập/

    • Cho phép tớ được không đồng ý với bác này . Trí thức nhà mềnh “khen” Cụ Hồ để nâng mình lên đấy ạ . Vả lại, trí thức nhà mềnh ai cũng cuồng Hồ hết cả, hết thuốc chữa cho tụi này gòi .

  3. “Tôi có chút lo lắng cho thế hệ hiện tại và kế tiếp khi mà rất, rất nhiều người đã mất đi khả năng phản biện, phản kháng phi bạo lực mà chỉ thụ động tiếp nhận thông tin một chiều”

    Tớ vẫn tin vào giới trẻ & các thế hệ mai sau sẽ học được gương sáng của các thế hệ đi trước mà đi theo cách mạng, ủng hộ chế độ, kính trọng Cụ Hồ .

  4. Một người rất chịu khó nghiên cứu và viết kiến nghị cho các kỳ ĐẠI hội bằng cả tim gan mình là ông Nguyễn Trung. Vậy mà đại hội này ông cũng có vẻ ..nãn ! Sinh thời,nhạc sĩ Tô Hải có bức tranh rất chi là PHẢN …BIỆN

  5. Bác tác giả cứ theo mốt của ” nhân sĩ trí thức bác kỳ hà lội” 3 sôi, 1 ấm, 1 nước lọc thế có phải cà nhà đều zui. Đừng có nàm vấn đề thêm phức tạp. Hehe

  6. Liệu những Nguyễn Ngọc Chu, Dương Quốc Chính, Huy Đức.. có được xếp vào loại “những tiếng nói phản biện” không ?
    Nhưng nghe chừng tiếng nói của họ còn gân guốc lắm.

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây