Trí thức Miền Nam sau 1975

Huy Đức

25-3-2021

LGT: Ông Huỳnh Kim Báu, cựu Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước thành phố, cựu chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng đã qua đời lúc 7h30′ sáng 25-3-2021. Nhân dịp này, xin được giới thiệu một phần nội dung có liên quan tới ông Báu, được trích trong “Chương VI: Vượt Biên“, sách “Bên Thắng Cuộc”, của tác giả Huy Đức:

Sau ngày 30-4-1975, Chu Phạm Ngọc Sơn là một nhà chuyên môn hợp tác toàn diện với chế độ. Ông và một số nhà khoa học khác, thường không câu nệ khi nhận các đơn đặt hàng thực hiện những công trình “khoa học” phục vụ nhu cầu chính trị. Theo Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Kim Báu: “Những năm ấy, các trí thức Sài Gòn vẫn nhận được điện thoại từ Văn phòng Thành ủy hỏi xem: ‘Có công trình khoa học chào mừng 3-2 hay 19-5 không?’. Những Giáo sư như Phạm Biểu Tâm, Lê Văn Thới thì mắng ngay: ‘Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả’. Nhưng một số người khác thì có, người thì làm ra chất tẩy rửa ‘pentonic’, người chứng minh ‘ăn mấy ký khoai mì bổ bằng một ký thịt bò’, người thì ‘ăn bo bo nhiều dinh dưỡng hơn cả gạo’. Nhưng ngay cả những ‘nỗ lực’ đó cũng không giúp kiến tạo được lòng tin”.

Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn kể: “Nhìn vào lý lịch, thấy trước đây năm nào tôi cũng đi Mỹ nghiên cứu hoặc đi dạy, người ta cứ thắc mắc sao đi Mỹ quá trời. Tôi nộp đơn xin vô Hội Trí thức Yêu nước, mấy lần bị từ chối”. Năm 1980, trong thời gian Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn đi Liên Xô, một người con của ông vượt biên không thành. Người con gái của ông cũng cảm thấy bế tắc khi thi không đậu vào dự bị y khoa. Biết chuyện, ông Võ Văn Kiệt thỉnh thoảng qua lại, trò chuyện, khi hiểu thêm nội tình, ông nói với Giáo sư Sơn: “Thôi, anh cứ để cho cô ấy và mấy cháu đi, đi chính thức. Bên đó có điều kiện cho các cháu học hành. Sau này nếu các cháu trở về thì tốt, nếu không, tôi với anh cũng được làm tròn bổn phận”.

Ông Huỳnh Kim Báu kể: Sau giải phóng, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn vào Sài Gòn, sau khi nghe Mai Chí Thọ, Trần Trọng Tân báo cáo tình hình, ông nói: “Nãy giờ có một chiến lợi phẩm rất lớn mà các đồng chí không đề cập, đó là lực lượng trí thức được đào tạo từ nhiều nguồn. Lenin nói, không có trí thức là không có xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Kim Báu, cách mà chính quyền sử dụng trí thức chủ yếu là “làm kiểng”.

Giáo sư Phạm Hoàng Hộ tuy ở thời điểm đó vẫn còn là Hiệu phó Đại học Khoa học, nhưng theo ông Báu: “Đấy chỉ là một chức vụ bù nhìn, không có vai trò gì trong giáo dục”. Giáo sư Hộ là Hiệu phó nhưng không phải đảng viên, nên khi có vấn đề gì thì những người trong Đảng họp riêng, quyết định xong, có việc nói với ông, có việc ông không bao giờ được biết. Từ rất sớm, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã phản đối cách đào tạo đưa thời gian học chính trị quá nhiều vào chương trình. Ông cảnh báo: “Nếu chính trị can dự quá mạnh, các nhà khoa học sẽ mất căn bản”.

Giáo sư Phạm Hoàng Hộ nói lên điều này sau khi chính ông đã được trải nghiệm trong những ngày học chính trị. Năm 1977, một lớp học kéo dài mười tám tháng về “Chủ nghĩa xã hội khoa học” dành riêng cho các trí thức miền Nam đã được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Võ Ba, người tham gia tổ chức lớp học này, kể: “Chính quyền tưởng rằng sau lớp học sẽ có được một tầng lớp trí thức của chế độ cũ yêu mến và phụng sự chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nếu như Marxism đã từng được các trí thức miền Nam quan tâm như là một môn khoa học, thì giờ đây họ lại nghe những giảng sư miền Bắc nói về Marx hết sức giáo điều. Chưa kể, những người đứng lớp còn rao giảng với tư thế của người chiến thắng, tự tôn, tự đắc”. Những đảng viên tham gia lớp học như ông Võ Ba cũng thừa nhận: “Trước giới trí thức Sài Gòn, chính quyền đã thất bại ngay trong lần trình diễn đầu tiên”.

Chưa kết thúc lớp học, Tiến sỹ Nguyễn Văn Trung, một giáo sư triết học nổi tiếng của Sài Gòn, một người được coi là “hằn học với Giáo hội”, đã coi cộng sản cũng là “một giáo hội”. Tiến sỹ Nguyễn Văn Trung cho rằng hình thức “kiểm điểm” mà cộng sản áp dụng trong sinh hoạt chính là một thứ “xưng tội man rợ”. Về đường lối, ông cho rằng: “Có thể có những điều Lenin nói đã đúng vào năm 1916, nhưng sau bảy mươi năm mà ta áp dụng là không lý trí”. Thậm chí, tại thời điểm kinh tế tan hoang, Thành ủy đã họp khẩn vấn kế các trí thức, Ông Kiệt đã thực bụng trải lòng: “Các Anh Chị suy nghĩ đề xuất giải pháp, nếu một năm nữa tình hình không chuyển biến, các Anh Chị tùy ý ra đi hay ở lại”. Gs Trung đã khẳng khái đáp: “Khi đó, nếu còn lòng tự trọng, các Anh nên tự xử cho hợp lẽ, tại sao lại đặt vấn đề chúng tôi ra đi!?”. Ông Mai Chí Thọ tím mặt. Đêm đó đòi bắt Gs Trung, nhưng Ông Kiệt “năn nỉ” bỏ qua.

Còn Giáo sư Châu Tâm Luân thì khi nghe các giảng sư miền Bắc say sưa nói về con đường “tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản” đã mỉa mai: “Sao không tìm hiểu xem sau chủ nghĩa cộng sản là gì để nhân tiện bỏ qua, mình bỏ qua luôn hai, ba bước”. Giáo sư Châu Tâm Luân lấy bằng tiến sỹ về kinh tế nông nghiệp ở Đại học Illinois, Mỹ, năm hai mươi lăm tuổi, trở về dạy cùng lúc ở hai trường đại học Minh Đức và Vạn Hạnh. Ông là một trong những trí thức phản chiến hàng đầu, bị chế độ Sài Gòn bắt giam đầu năm 1975 cho tới những ngày cuối tháng 4-1975 mới được Chính quyền Dương Văn Minh thả ra. Giáo sư Châu Tâm Luân là một thành viên của nhóm “sứ giả” được ông Dương Văn Minh phái vào trại Davis và được giữ lại ở đây cho đến trưa ngày 30-4-1975. Sau giải phóng, chính quyền xếp ông vào diện “người của ta”. Ông là đại biểu khóa I Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Về phía mình, Giáo sư Châu Tâm Luân cũng là một trong những trí thức kỳ vọng nhiều vào chế độ mới. Mấy tháng “sau giải phóng”, giá cả sinh hoạt tăng vọt lên, trong khi dân tình lo âu thì ông lại cho là giá tăng vì “tâm lý”, giống như cách giải thích thời ấy của chính quyền. Sau khi cho rằng nhà nước không thể dùng ngoại tệ để nhập hàng như trước đây, Giáo sư Châu Tâm Luân viết: “Giờ đây không còn bọn tay sai đem máu của con em nhân dân đổi lấy đô la nữa thì cần phải tiết kiệm tối đa số ngoại tệ mà dân phải lao động đổ mồ hôi mới đem về được cho quốc gia… Vì vậy ngoài sự tiếp tay chánh quyền kiểm soát gian thương, chúng ta cũng cần kềm hãm bớt kẻ địch ở ngay trong lòng mình…”

Khi trao cho Giáo sư Châu Tâm Luân nhiều trọng trách, Chính quyền nghĩ đơn giản ông là người “dùng” được. Nhưng, cũng như nhiều trí thức Sài Gòn, ông đã không hành xử như là một công cụ. Từ năm 1976, Giáo sư Châu Tâm Luân không được đứng lớp vì kiến thức kinh tế của ông là “kinh tế tư bản”, tuy nhiên, ông vẫn còn được để ngồi trong Hội đồng Khoa học của trường. Chỉ ít lâu sau, Đảng ủy trường nhận xét ông muốn “tranh giành lãnh đạo với Đảng”.

Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tôi ngạc nhiên, chế độ cũ hai lần giao chức cho tôi mà tôi có màng tới đâu”. Nhưng té ra vấn đề không phải là “ghế”, mà là những ý kiến của ông ở Hội đồng Khoa học luôn luôn khác với ý kiến của chi bộ. Trong một cuộc họp, khi nghe ông Đỗ Mười thao thao nói về “hợp tác hóa”, về chủ trương phải đưa những người bần cố nông lên làm lãnh đạo hợp tác và “phải đào tạo họ”, Giáo sư Luân hỏi: “Nhà nước định đào tạo trong bao lâu?”. Ông Đỗ Mười nói: “Tình hình gấp rút, đào tạo ba ngày”. Giáo sư Châu Tâm Luân nhớ lại: “Tôi bắt đầu ngao ngán vì muốn thay đổi thì phải bắt đầu từ cái đầu, mà những ‘cái đầu’ thì như thế!”. Sau lần gặp ông Đỗ Mười, nhà kinh tế nông nghiệp Châu Tâm Luân được đưa về Viện Khoa học Xã hội. Không chỉ có những đụng độ tại cơ quan. Ở Hội đồng Nhân dân, Giáo sư Châu Tâm Luân là trưởng Ban Nông nghiệp. Trong một phiên họp toàn thể thảo luận về các chương trình khoa học của Thành phố, sau khi nghe ông Luân tranh luận, một đại biểu trong Hội đồng mặc quân phục đứng dậy xin ngưng cuộc cãi vã, và lớn tiếng: “Các chuyên viên đã để ra rất nhiều thời giờ soạn thảo, đại biểu đó tư cách gì mà đòi sửa qua sửa lại”. Ông Luân cố dằn lòng: “Tôi xin ngưng cuộc thảo luận, bởi như vị đại biểu vừa nói, đã có các chuyên viên nghiên cứu cho chúng ta rồi thì chúng ta chỉ còn là chuyên viên giơ tay thôi”. Chủ trì phiên họp, ông Mai Chí Thọ không nói gì, chỉ yêu cầu biểu quyết. Nhìn thấy ông Luân không giơ tay, ông Mai Chí Thọ hỏi: “Ai không chấp thuận?”. Ông Luân cũng không giơ tay, ông nói: “Toàn thể chấp thuận, một phiếu trắng”.

Một số cán bộ cách mạng tốt bụng bắt đầu lo lắng cho vị giáo sư trẻ tuổi này, một Trưởng Ban Đảng khuyên: “Tôi sáu mươi tuổi, người ta vẫn xem tôi như con nít, phải ăn nói thận trọng lắm. Anh nhớ, anh chỉ mới hơn ba mươi tuổi”. Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tại diễn đàn của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tôi đề nghị phải áp dụng ‘kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Ông Xuân Thủy nghe, nói với tôi: ‘Anh phải có người đỡ đầu, anh về nói với Sáu Dân đi”. Tôi trả lời ông Xuân Thủy: ‘Nếu tôi nói đúng thì các anh phải nghe chứ sao lại cần người đỡ đầu?’.

Sau đó, ông Mai Chí Thọ nhắc: ‘Cậu đúng, nhưng áp dụng như vậy thì phức tạp quá, làm sao chúng tôi quản lý được. Muốn làm phải có những người như cậu. Mà nói thật chúng tôi chưa thể tin hoàn toàn những người như cậu’”.Theo ông Luân: “Những năm ấy, tôi chê ông Võ Văn Kiệt nhát, ‘xé rào’ là vá víu; phải “phá vỡ ” để áp dụng kinh tế thị trường, chứ không thể phá những đoạn rào. Ông Mai Chí Thọ nghe, nhắc: ‘Phải giữ chính quyền trước hết, chính sách sai thì còn sửa được chứ mất chính quyền là mất hết”. Về sau tôi mới thấy ông Mai Chí Thọ đã nói rất thật lòng, họ đã ngủ rừng hàng chục năm để có chính quyền, làm sao họ để mất cái mà họ vừa giành được đó”.

Hai vợ chồng Giáo sư Châu Tâm Luân đều học ở Mỹ. Trước năm 1975, gia đình ông đã định cư ở một nước Bắc Âu, nhưng cả hai đều chọn con đường về nước. Sau năm năm cố gắng chòi đạp trong chế độ mới, ông không tìm thấy một cơ may thay đổi nào. Đầu năm 1979, ông vẫn còn được trả lời phỏng vấn các phóng viên nước ngoài, nhưng càng về sau thì không thấy nhà báo nào gặp ông nữa. Giáo sư Châu Tâm Luân nói: “Tôi bắt đầu có dự cảm bất ổn. Khi tình cờ gặp một vài phóng viên, nghe họ nói mấy lần đến Việt Nam xin gặp tôi, đều được chính quyền trả lời là Giáo sư Châu Tâm Luân đang đi công tác xa. Tôi biết tôi đang dần dần bị cô lập”.

Dù từng hoạt động trong các phong trào chống đối dưới chế độ Sài Gòn, ông Huỳnh Kim Báu vẫn phải thừa nhận: “Trước 1975, mặc dù chính quyền bị coi là bù nhìn, nhưng trí thức vẫn được trọng dụng, họ có quyền thực sự trong chuyên môn. Sau giải phóng, chính quyền được nói là của mình, nhưng trí thức gần như chỉ được dùng như bù nhìn, trong khi đa phần họ là những người khẳng khái”.

Năm 1977, có lần hệ thống nước máy của Thành phố bị đục, ông Võ Văn Kiệt mời các nhà trí thức tới hiến kế. Nhiều người phát biểu, riêng ông Phạm Biểu Tâm ngồi im. Ông Kiệt hỏi: “Sao vậy anh Tâm?”. Ông Phạm Biểu Tâm nguyên là chủ tịch Hội Sinh viên Hà Nội trước 1945. Năm 1963, con gái Ngô Đình Nhu là Ngô Đình Lệ Thủy thi Y khoa đã bị ông đánh rớt, dù bị nhà Ngô gây áp lực. Ông là một nhà giáo được sinh viên kính nể. Ông Tâm được nói là rất quý ông Kiệt, nhưng có lẽ do quá bị dồn nén, ông đứng dậy nói: “Từ ngày mấy anh về, cái đầu trí thức khỏe, vì cái gì cũng đã có mấy anh nghĩ hết. Nước dùng hàng ngày là chuyện mấy anh đâu phải chuyện tụi tui”.

Một thời gian sau, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ trả lại chức Hiệu phó. Trường sợ mang tiếng không nhận, ông khóa phòng, giao chìa khóa, tự chấm dứt vai trò “chim kiểng” của mình. Theo ông Võ Văn Kiệt, Thành ủy vẫn để Giáo sư Phạm Hoàng Hộ hàng năm sang Pháp dạy học. Trong một lần đi Pháp, ông ở lại luôn bên đó rồi viết thư về cho ông Kiệt nói rằng, công việc nghiên cứu nhiều, ông cần phải ở nơi có phương tiện cho ông làm việc, khi nào đất nước thực sự cần, ông sẽ về.

Còn Giáo sư Châu Tâm Luân, nhân một buổi tối rủ ông Võ Ba tới nhà chơi, đã đưa cho Võ Ba coi một tập đánh máy hai mươi trang về “tình hình kinh tế nông nghiệp miền Nam”, rồi nói: “Võ Ba ơi, mình rất mừng vì bản báo cáo này của mình đã được Mặt trận Tổ quốc đánh máy gởi đi. Hai lần trước thì họ không chịu đánh máy. Nhưng, Võ Ba ạ, họ đánh sai hết, những thuật ngữ như ma trận họ đánh thành mặt trận ông ạ”. Mấy hôm sau, Võ Ba chạy qua nhà Giáo sư Luân thì thấy cửa đóng, bên trong thấp thoáng bóng mấy công an đến “chốt nhà”. Cho dù, sang tới Thái Lan ông bị các thuyền nhân khác đánh rất đau, khi viết thư về, trả lời câu hỏi của ông Huỳnh Kim Báu, “liệu vượt biên có phải là một quyết định sai lầm”, Giáo sư Châu Tâm Luân vẫn cả quyết: “Không, Báu! Dù phải trả giá đắt, mình vẫn thấy đi là đúng”.

Trong số các trí thức miền Nam, ông Võ Văn Kiệt “xếp” Giáo sư Châu Tâm Luân vào hàng “khó tính”. Tuy nhiên, ông kể: “Đến nhà Châu Tâm Luân mình rất thích vì ảnh thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, có khi như búa bổ. Ảnh hy vọng khi đất nước hòa bình, với sự phì nhiêu của đất đai miền Nam, sẽ có dịp thi thố giúp phát triển nền nông nghiệp. Nhưng một thời gian sau, thấy cơ chế như thế thì không thể nào đóng góp được”.

Một người khác từng quen biết Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt nhưng cũng phải vượt biên là Kỹ sư Phạm Văn Hai, giám đốc nhà máy dệt Phong Phú. Ông Phạm Văn Hai là người đưa kỹ nghệ nhuộm vào miền Nam. Ông có hai người con, một người được đặt tên là Phạm Chí Minh, một người là Phạm Ái Quốc. Sau ngày 30-4, ông Phạm Văn Hai vẫn nhiệt tình tư vấn để phục hồi ngành dệt và nghiên cứu chất kích thích cây cỏ. Nhưng năm 1977 ông quyết định “đi”. Vượt biên hai lần, cả hai lần đều bị bắt. Lần đầu bị bắt ở Kiên Giang, Thành ủy lãnh. Lần hai, bị bắt ở thành phố, ông Võ Văn Kiệt vào thăm, ông Hai nói: “Cho dù anh quan tâm nhưng như thế này thì không làm được”. Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận: “Những người như Kỹ sư Phạm Văn Hai, như Giáo sư Châu Tâm Luân…, nếu chỉ khó khăn về cuộc sống họ sẽ vượt qua, nhưng nếu bị đặt vào hoàn cảnh không thể đóng góp thì họ không chịu được. Tôi cũng không biết làm gì hơn, chỉ đề nghị mấy ảnh đừng vượt biên nguy hiểm”.

Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại: “Tôi tiếc đứt ruột khi để những anh em trí thức ấy ra đi, nhưng biết là nếu họ ở lại, thì cơ chế hiện thời cũng chưa cho phép mình sử dụng họ”. Trước khi vượt biên, ông Dương Kích Nhưỡng, một công trình sư cầu cống, thủy điện, nói với ông Võ Văn Kiệt: “Ước mơ của các anh rất đẹp, nhưng các anh làm như thế này là không được. Đi đâu cũng nghe nói tới nghị quyết, làm cái gì cũng chỉ theo tinh thần nghị quyết này, chủ trương kia thay vì theo pháp luật. Trị nước mà bằng nghị quyết và chỉ thị chung chung thì không được”.

Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Huỳnh Kim Báu nhớ lại: ông Kiệt biết là các trí thức bắt đầu vượt biên, ông gọi tôi lên và dặn “Nghe ngóng, nếu có anh em trí thức bị bắt ở đâu, anh phải lãnh về”. Khi nhận được tin công an Bình Thuận bắt giam Kỹ sư Dương Tấn Tước, ông Kiệt cấp giấy cho ông Báu ra Bình Thuận xin “di án về Thành phố”. Ông Báu kể: “Công an Bình Thuận thấy giấy của Thành ủy thì cho nhận ‘can phạm’. Nhưng khi anh Tước thấy tôi mừng quá định kêu lên, tôi đã phải giả vờ làm mặt lạnh, bước tới, còng tay anh Tước. Dọc đường, tôi cứ phải làm thinh mặc cho Kỹ sư Dương Tấn Tước ngơ ngác. Qua khỏi Bình Thuận, tôi mới mở còng và giải thích: Công an Bình Thuận mà biết, người ta chụp đầu cả tôi”.

Đích thân ông Kiệt cũng nhiều lần đến các trại giam để bảo lãnh các trí thức.

Theo ông Phạm Văn Hùng và Nguyễn Văn Huấn, hai người giúp việc thời đó của ông Kiệt, hình thức “xử lý” đối với những trí thức vượt biên của “Anh Sáu Dân” là kêu tụi tôi đích thân đi làm lại hộ khẩu và sổ gạo cho họ. Nhưng phần lớn các trí thức đã ra đi lặng lẽ. Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tôi đi tất cả sáu lần. Lần bị giữ lâu nhất là ở Rạch Giá, cả tháng trời. Nhưng tôi không khai mình là ai. Như bốn lần trước, ở nhà cứ lo một cây vàng thì được thả”.

Có những người không chịu nhờ Thành ủy, hoặc “lo” bằng vàng. Theo ông Huỳnh Kim Báu, khi vượt biên bị bắt, Giáo sư Lê Thước đã tự sát…

Bình Luận từ Facebook

16 BÌNH LUẬN


  1. Kỹ sư Việt ‘phần mềm’  Phạm Minh Đức hóa thân thành kỹ sư Tàu ‘phần cứng’ CHIN CHONG
     ********************

    Hồi mới chân ướt chân ráo đến tỵ nạn
    Không phân biệt Ý, Đức, Bỉ, Hoà Lan
    Tất cả đều giống nhau da trắng mũi lõ
    Như người Pháp, Mỹ không rõ ràng
    Phân biệt Phi, Cam bốt, Tàu, Lào, Việt
    Tất cả đều thấp mũi tẹt da vàng

     
    Viên thanh tra Mỹ da trắng đứng tuổi
    Lịch sự làm việc với sinh viên Việt Nam
    Vừa tốt nghiệp kỹ sư “nhu liệu” điện toán
    Hiện đang làm việc ‘phần mềm’ cho trang
    Facebook vừa xóa công cựu Tổng thống Mỹ
    Chắc là Thần tượng viên công chức thăm chàng
    Tưởng chú Tàu nổi tiếng đến từ nhà nước hải tặc
    Ăn cắp ăn trộm tầm quốc gia nổi tiếng ầm vang
    Ngay như Tổng thống Obama, Trump cũng than
    600 tỉ Mỹ kim Tàu mỗi năm ăn cắp từ Mỹ
    Thì ngay trước mặt bác Mỹ hành xử đàng hoàng
    Nhưng trong đầu nghĩ chú Thoòng CHIN CHONG ‘thuổm’
    Bằng sáng chế phòng thí nghiệm Mỹ thật bẽ bàng
    Giá trị  hai tỉ đô la rồi về Tàu  chế tạo hàng giả
    Hàng nhái hàng dỏm bằng nguyên liệu bóc lột dã man
    Trẻ em Phi châu dưới 10 tuổi ngày đêm dưới hầm mỏ
    Khai quặng lấy không về Tàu sau khi nuôi béo tốt mặc sang
    Bọn độc tài da đen để chúng khai thác nhận lệnh  

    Viên thanh tra Mỹ da trắng đứng tuổi nghiêm trang
    Lịch sự làm việc với chàng kỹ sư trẻ Việt Nam
    Vừa tốt nghiệp kỹ sư “nhu liệu” điện toán
    Hiện đang làm việc ‘phần mềm’ cho trang
    Facebook vừa xóa công cựu Tổng thống Mỹ
    Chắc là Thần tượng viên công chức thăm chàng
    Tưởng chú Tàu nổi tiếng đến từ nhà nước hải tặc
    Ăn cắp tầm mức quốc gia nổi tiếng Thế giới ầm vang
    Lịch lãm nhưng không hề hỏi tên để rồi gửi đến
    Lá thư xác nhận việc kiểm tra với tên người nhận hàng
    Lại tên là ‘CHIN CHONG’  chứ không phải Phạm Minh Đức
    ‘Chin Chong’ là tiếng Anh chế nhạo tiếng Tiều Hoa cái bang  
    Vì kỹ sư Việt ‘phần mềm’ giống kỹ sư Tàu ‘phần cứng’
    Cả hai bác đều từ xứ Vệ xứ Tề môi hở thì răng lạnh toang !
    Thằng tặng cho bài học cái tát thằng nhận 4 TỐT 16 chữ Vàng !!!
    Nước lạm dụng lòng tốt Cao bồi Cao thượng giúp 4 Hiện đại hóa
    Được xôi rồi việc lừa Thầy Mỹ phản đồng chí Vệ Việt Nam
    Thằng lạm dụng Thuế Dân mình còng cổ nuôi hắn du học
    Lợi dụng Dân tộc rộng lượng đón nhận ăn học đàng hoàng
    Mong ngày thành tài thành nhân về giúp Đất Nước Việt Nam
    Học xong Đất lành Chim đậu xù nợ đồng bào lừa Dân bản xứ !
    Vịt kìu iêu nước Ao hè về du hí + hành D(h)uơng Tết Tàu kẻ sang

    Chắc biết Dân Âu-Mỹ da trắng cũng thắt lưng buộc bụng cưu mang
    Xây dựng Thời Hậu chiến nay sống đồng lương hưu lương thiện
    Chắc còn phân biệt kỳ thị chủng tộc vốn dĩ hiện tượng rất xoàng
    Chúng ta nên sống thông cảm nhập gia tuỳ tục tri ân người bản xứ
    Đừng lạm dụng khai thác Văn minh dựa trên Luật pháp Nhân quyền
    Đừng có nghe bọn Đảng cộng Tề Vệ chính chúng là Đại tội phạm
    Làm xổng chuồng siêu vi Vũ Hán gây tang tóc cả Loài người truân chuyên
     

    TỶ LƯƠNG DÂN
    nhân đọc

    NYC housing inspector suspended over anti-Asian naming bias
    March 26, 2021
    https://apnews.com/article/new-york-media-social-media-new-york-city-bf07a73f0e342fdb2d8ab7f3252d61cd

    NEW YORK (AP) — A New York City housing employee has been suspended and an investigation is underway after a city resident took to social media with a letter his family received that was condemned as demonstrating anti-Asian bias.

    Duc Pham posted on Facebook this week that an inspector had come to the apartment to check on heat and hot water, and didn’t ask anyone for their names. He showed a letter he said the family then got, addressed to “Chin Chong.”

    “Great job, NYC,” he wrote in his post, which was brought to the attention of city officials.

    In a statement, the city Department of Housing Preservation and Development said it was conducting an investigation and an employee has been suspended without pay.

    https://www.washingtonpost.com/gdpr-consent/?next_url=https%3a%2f%2fwww.washingtonpost.com%2fnation%2f2021%2f03%2f27%2fnyc-racist-letter-vietnamese-tenants

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Sống trong môi trường miền Nam tự do dân chủ nhiều hơn miền Bắc đa phần
    trí thức miền Nam không đi theo CS độc tài nhưng chính một sô nhỏ có quan
    điểm CS.,thậm chí nhũng cán bộ “nằm vùng” hoạt động rất hăng hái đến mức
    làm “đầu tàu” lãnh đạo vì họ biết khai thác những mâu thuẫn và mối bất mãn
    trong hàng ngũ quốc gia trước những tiêu cực trước mắt,do đó nhiều người di
    theo ủng hộ,VÔ TÌNH và CỐ Ý mà không hề biết đàng sau các cuộc biểu tình
    dân chủ bình thường là do một nhóm nhỏ CS.làm “đạo diễn” !
    Giới trí thức miền Nam có 3 loại :
    1-CS thứ thiệt là cán bộ nằm vùng.ít nhưng hoạt động bài bản,có tổ chức.
    2-du học Pháp về đều theo CS.Pháp trước rời VC.sau như Dương Quỳnh Hoa,
    Nguyễn Đình Ngọc v.v.còn loại du học “ăn theo CS” thì không kể làm gì.
    3-khoa bảng trí thức trong nước gồm một số lớn bàng quan,an phận,không
    màng đến chính trị và một số vì thiếu hiểu biết về hoạt dộng nằm vùng của
    CS nên dễ bị 2 loại kia “thuyết giáo”,dụ dỗ,kể cả đe doạ khủng bố nên phải
    theo cho yên thân.
    Chính giới này ảnh hưởng mạnh lền giới trẻ khiến họ lao vào biểu tính đánh
    phá chính quyền dưới nhièu chiêu bài rất tốt lành về dân sinh,giáo dục v.v.
    Trong tình trãng rối loạn như vậy thỉ VNCH không mất mới là chuyện khó tin
    nhưng có thật !

  3. Trước mùa hè 1979, tôi có ghé thăm GS Chu Phạm Ngọc Sơn để đưa cho GS (mà tôi gọi là Anh … vì cùng học với Anh cả Khánh nay bên Cali, Mỹ đã già mắt gần loà cả hai cũng đã ngoài 87 tuổi là ít ! ) xem quyển Từ điển Khoa học phổ thông mà anh Trần Hà Nam từ Pháp về sau 1975 làm giao diện với Nhà Xuất bản Khoa học Hà Nội để in nên cũng vì vậy quen Anh Đặng Mộng Lân tác giả Từ điển Vật lý nhân anh vào Sài Gòn qua giới thiệu của Giám đốc Nguyễn Bỉnh

    Gọi là anh vì Bố anh Bác Chu Ngọc Hoành là bạn thân mấy chục năm với Bố chúng tôi cùng làm trên thương thuyền Nam Việt. Bác Hoành làm về cơ khí Chef trưởng, Bố tôi phó thuyền trưởng kiêm viễn thông liên lạc đánh Morse trên tầu viễn dương. Cả hai cùng ở Xóm Giá, Gia Định gần Nhà thương Nguyễn Văn Học (khu này cũng là nơi gia đình anh Thanh Tâm Tuyền ở thỉnh thoảng lại thăm anh khi có Thi sĩ Bùi Giáng ghé qua trước 1975…)

    Gọi là anh vì Bố anh Bác Chu Ngọc Hoành (mà hai người thân gọi nhau toàn bằng ‘thằng’ …(cái thằng Hoành quê nhãn Hưng Yên …thằng San ….chuyện nổ dòn tại nhà Bố tôi ở đường Nguyễn Văn Trương, Gia Định …nhất là sau 1975 rổn rang nguyền rủa ‘cắt mạng’ vì cả hai đều mất hết lương hưu sau hơn mấy chục năm đi làm lại nhìn gia đình con cháu tan nát các con trai của Bố đều đi học tập ! Tôi còn nhớ Bác Hoàng phê một câu thần sầu “… Sơn vừa đi thăm Liên Xô chắc đến Mạc Tư Khoa sẽ đem về vài ký tuyết làm muối tặng bố !!! “) khiến Bố tôi ngắt lời Bác Hoành vì trước nhà là đồn côn an (chiếm nhà Cô Hoa bỏ cả cơ xưởng may mặc đi Mỹ …) quân quản !

    Chuyện gì về gia đình và sự nghiệp con cái Bác Hoành và Bố tôi hay trao đổi nhau nhất là sau 1975 (nên tôi biết rất rõ nhiều chuyện như với nữ sinh viên Lê Thị Nhất Hoa, với tên sinh viên lùa bạn phản Thầy vì ‘vòng tay học trò’ ….) cả hai mất việc rãnh rỗi và cả hai muốn ở lại Quê Hương nhưng cũng cả Hai hoàn toàn thất vọng và tuyệt vọng trước bao tang thương trút như thác đổ giông tố xuống Sài Gòn …

    Mùa Xuân 1991, tôi có gọi điện thoại thăm GS Chu Phạm Ngọc Sơn qua Pháp làm việc tại Đại học Montpellier nơi mà Thạch Chính Lệ Người dơi ‘cái’ Trung C..uốc làm luận án TS

    Nhìn chung thân phận lẻ tẻ ‘trí thức’ Việt NỬA đáng thương NỬA đáng trách …(làm gì có GIỚI TRÍ THỨC CAO QÚY ở xứ Vệ và ngay cả xứ Tề !!! như ở Âu-Mỹ … )
    Nhưng tôi vẫn quý trọng Lý tưởng Dân tộc …vô tình họ đã rơi vào cạm bẫy của vịt cộng bưng bô Tàu cộng Mao Xếng Xáng những người từng ‘dấn thân’ bị lạm dụng NHƯNG CÒN CHÚT Lương tâm và Lương tri rút dần HAY nhỡ khi hệ lụy vướng chân CŨNG CỐ LÀM TỐT đôi điều rất tốt cho Đất Nước và Đồng bào như TS Trần Hà Nam (hình ảnh annh Nam vẫn ấn tượng trong tôi từ 1975 đến nay …) lập trường dạy Tin học và sáng lập Đại học Hoa Sen …
    Dĩ nhiên vẫn còn bọn đầu trâu mặt ngựa ĂN BÁM vì danh hão vì vinh thân phì gia vì gái gú tiền và quyền lực CHO NÊN Đất Nước trong vòng luẩn quẩn nghèo hèn RƠI vào quỹ đạo Tàu cộng ….

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  4. “Trong một cuộc họp, khi nghe ông Đỗ Mười thao thao nói về “hợp tác hóa”, về chủ trương phải đưa những người bần cố nông lên làm lãnh đạo hợp tác và “phải đào tạo họ”, Giáo sư Luân hỏi: “Nhà nước định đào tạo trong bao lâu?”. Ông Đỗ Mười nói: “Tình hình gấp rút, đào tạo ba ngày”.
    Thời quốc gia được trọng vọng và được công nhận nhưng cái thói chảnh chó của đám trí thức đuôi chồn, bị chúng gạt, chúng giựt dây như con rối, sư sãi thì bê bàn thờ Phật xuống đường. Sau này bị chúng gạt ra, chúng phá nát bét tôn giáo và chẳng có người của ngày ấy lên tiếng bởi mở miệng mắc quai. Bằng cấp đầy mình, biết hai ba ngôn ngữ song bị thằng thầy hoạn nó làm nhục. Đáng kiếp

  5. Đám trí thức đuôi chồn, cái tài trên bục giảng thì ít mà tham vọng làm chính trị thì nhiều, góp phần phá nát Miền Nam, chúng lầm tưởng sẽ được đám chăn nể trọng và đưa lên làm này làm kia trong thể chế mới, ai ngờ bị chúng làm nhục. Nghĩ thật đáng kiếp cho đám chánh trị sa-lon, trí thức đuôi chồn ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản.


  6. TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT + TỶ LƯƠNG DÂN

    Thấy tên là chạy… ====>> Thì có MẼO gốc vịt
    + ĐỨT gốc vẹt
    + CÀ NÁ ĐIÊN gốc vịt
    + PHỐP gốc mít … thôi
    + NGA gốc bò đỏ

    Loại ký sinh tự biến thành siêu vi trung c..uốc thấy lúc lúc tại PHI TRƯỜNG Tân Sơn Nhất về du hí hè + hành D(h)ương Tết Tàu …sau đó lãnh bằng khen to tổ bố trước đó lên phát biểu tán phét phọt phẹt !!!
    VÀO DIỄN ĐÀN bàn những vấn đề SỐNG hay CHẾT của Dân tộc thì chúng chỉ là ma quỷ khi ẩn khi hiện DARK NET với bí danh bí số …. không chính danh chẳng dám lấy tên thật CHA sinh MẸ đẻ đặt tên với HOÀI BẢO của mình

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT + TỶ LƯƠNG DÂN

  7. Đúng là trí thức thứ thiệt. Ngay cả Kiệt, họ cũng phủi đít ra đi. Họ ” ôn hòa có học” nhưng không phải để kiếm cái Đùi gà do chế độ ban phát. Nhìn lại đám nhân danh” trí thức” bây giờ thì quả là đáng ghét, miệng nam mô bụng bồ thúi khắm.

  8. – Đừng dài dòng (thơ phú, cảm thán, rên rỉ) ở diễn đàn này.
    – Bên Thắng Cuộc được Huy Đức viết ra để cảnh tỉnh bọn “thắng cuộc”. Khuyên chúng bớt mê muội. Nhưng bênh Mác Lê đã thấm tới cao hoang, không thuốc gì chữa nổi. Lại thêm tâm lý của kẻ “thắng cuộc” khiến chúng cao ngạo.
    Cả một thời kỳ bi thương. Dân bi thương về kinh tế. Trí thức bi thương tinh thần, được Huy Đức ghi lại khá đầy đủ và trung thực,

  9. Bây giờ cũng có khá hơn đâu, cái lồng ấp nở vẫn cho ra lò bầy gà công nghiệp trùng huyết cs điên điên khùng khùng, cơ đồ áo váy rợp trời chưa từng có được.

  10. Có ai đề nghị nâng ông Huỳnh Kim Báu thành hàng triết gia như kỳ Hạ Đình Nguyên chưa ? Níu chưa thì cho tớ đóng góp hai hào .


  11. Xưa vẫy tay chào Tạm biệt … Nay vẫy tay chào Vĩnh biệt … Cánh Hạc hồng !
    *************************

    Thân gởi Kỹ sư Nguyễn Sỹ Thuận (Florida, chú láng giền của Tây độc Trump !!), Tiến sĩ Trần hà Nam (Việt Nam), Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh (Canada, còn hay mất ??) , anh Lê Viết Mỹ (chắc chú rể Việt về Quê vợ Tàu !!) .. .. như cùng nhau Tưởng niệm Anh Huỳnh Kim Báu vừa ‘dấn thân’ vào Cuộc Lữ ngút ngàn như gợi nhớ về Một Thời giao động giữa cừ đại và cực tiểu nơi đường Nguyễn Thông nối dài nhưng lại quá ngắn ngủi ! ….

    Vàng kim báu chúng còn vứt xó !
    Mao Xếnh Xáng phán trí thức phân bò !!!!
    Hồ Chí Meo gài Trăm hoa đua nở
    Tự sướng một thoáng rồi phá huỷ ra tro !
    Mẹ Việt Nam Năm + Nhân văn Giai phẩm
    Ngàn lẻ một thứ nữa hóa thành bo bo !!
    Chúng chỉ xài những thằng tự làm nô lệ
    Cứ nhìn bọn trí nô xã nghĩa bưng bô
    Ngày đêm hùa nhau ca ngợi Bác và Đảng
    Tố Hữu sống biệt thự thực dân nhờ thi nô
    Chết là chó cho vợ con bán lại biệt phủ
    Thằng Lành sống Hồng tử nhờ ngợi ca Hồ !
    Huỳnh Kim Báu ‘dấn thân’ cho vào bể phốt !
    Mao Xếnh Xáng phán trí thức phân bò !!!!
    Hồ Chí Meo nhử Trăm hoa đua nở
    Tự sướng một thoáng rồi phá toang ra tro !
    Thương Văn Cao bơ phờ giữa Nhà tù Lớn
    Tội Thụy An trong sà lim địa ngục Hỏa Lò
    Mẹ Việt Nam Năm + Nhân văn Giai phẩm
    Ngàn lẻ một thứ nữa hóa thành bụi tro !!

    Huỳnh Kim Báu ‘dấn thân’ cho làm cảnh
    Hội Trí thức iêu nước ao tội kiếp thân Cò !
    Bao nhiệt tình sống Tâm tình Ngô Thời Nhậm
    Giữa buổi Giao thời vì lẽ bấy Nguyên do
    Vì Nước vì Dân thật sự Lòng Kẻ sĩ :
    Lớn lên từ Dưỡng chất Miền Nam Tự do !
    Nhưng cũng đành thúc thủ tuyệt vọng :
    Đành lên thuyền nan vượt biển xong cho !
    Giã từ bao Giấc Mơ bấy nhiêu Viễn Mộng
    Vẫy tay chào Tạm biệt …Tổng thư ký buồn xo
    Huỳnh Kim Báu tựa như Nhịp cầu giao diện
    Hoà hợp Hòa giải lỡ chuyến tầu hẹn hò !

    Nay vẫy tay chào Vĩnh biệt … Huỳnh Kim Báu
    Như cánh Hạc hồng bay về Vùng Đất Mẹ bụi tro …
    Biết đến bao giờ dừng Ga Hoài Giải nhỉ ?
    Đáp tầu hẹn hò Ngày ấy Ta cũng hóa tàn tro ! ….

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

Leave a Reply to cong anh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây