Lời cuối về bác Thiệp

Nguyễn Thông

25-3-2021

Bác Nguyễn Huy Thiệp rời cõi trần thế xong rồi, cầu cho bác ấy thanh thản yên lành nơi hộ khẩu vĩnh hằng. Chả hay ho gì cái cõi tạm này, mà bác Thiệp là người từng trải đủ kiếp nạn. “Mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ/Đường thế đồ gót rỗ kỳ khu” (Nguyễn Gia Thiều).

Định không viết gì liên quan tới bác Thiệp nữa, để bác yên, nhưng nghe dư luận khen rát quá bài điếu văn của chủ tịch Thiều, vậy xin thêm một đôi lời.

Phải công nhận, chủ tịch Thiều viết cái điếu văn đó hay, đúng như dư luận khen ngợi. Viết như rút ruột, như đã cảm nhận rằng đây là cơ hội nghìn vàng để nói ra điều này điều khác, nếu không tận dụng sẽ khó có dịp, thậm chí không bao giờ nữa. Ông Thiều đã nói ra được những điều mà nhiều người muốn nói, vì vậy hay và nhận được sự đồng cảm.

Tôi là kẻ ngoại đạo văn chương, nhưng mê văn ông Thiệp, cực kỳ kính trọng ông, và cũng thực lòng khen bài điếu văn của ông Thiều. Với người chết, nghĩa tử là nghĩa tận, cái quan định luận, ông Thiều đã làm được điều tử tế, đúng mực, chứ không xu thời, phũ phàng vô lương như cái điếu văn của “ai đó” hồi tang lễ tướng Trần Độ.

Điều hết sức may mắn cho hội nhà văn xứ này là ông Hữu Thỉnh đã thôi chức trùm hội, chứ nếu ông ấy còn tại vị, chuyên viết điếu văn, có tiếng là “người viết điếu văn số 1”, không biết ổng sẽ thể hiện gì nói gì đọc gì khi đứng trước linh cữu nhà văn oan khổ Nguyễn Huy Thiệp.

Suốt mấy chục năm ông Thỉnh cầm trịch hội, phụ tá cho ông là ông Thiều và một vài ông bà khác nữa, tài năng văn chương xuất chúng Nguyễn Huy Thiệp đã chịu bao nhiêu khổ ải, lận đận vất vả long đong, kiếm sống đủ mọi cách, đường đời khó khăn. Ông mở đường cho một thời đại văn chương, quậy nồi văn học đương đại sôi sùng sục, tạo biết bao tiếng tốt, danh vị thơm ngon cho nền văn học nước nhà, nhưng cuối cùng gần như bị chế độ, bị các nhà xuất bản mà ông Thiệp đã đem về cho biết bao nhiêu danh tiếng và tiền bạc, bị hội nhà văn… gần như ném vào sự thờ ơ, quên lãng.

Không mấy ai nhớ đến ông, ngoài công chúng, bạn đọc tử tế, những người luôn kính trọng, biết ơn Nguyễn Huy Thiệp. Nhưng đám công chúng tử tế ấy chỉ trả ơn bằng tinh thần, tình cảm, chứ không bằng tiền bạc vật chất, bởi đa phần nghèo như ông Thiệp.

Ông Thiệp công lao hãn mã như thế với văn chương nước nhà nhưng nhà nước, chính phủ, hội nhà văn, ông Thỉnh, ông Thiều, và các ông bà có trách nhiệm gần như chả hề có ý định hoặc đấu tranh để tôn vinh ông Thiệp. Không một bằng khen, huy chương, huân chương, lại càng không tí tẹo chút mẩu giải thưởng của quốc gia, nói chi tới giải thưởng nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh. Khi ông đã hấp hối, gần lìa đời, thần chết đã líu ríu trò chuyện ngoài ngõ để rước ông đi, thì người ta mới sực nhớ sực nghĩ, cũng là một kiểu nghĩ bổ sung, thêm tên ông Thiệp vào danh sách đề cử giải thưởng nhà nước.

Theo tôi, nên dẹp, chả hay ho gì. Còn nếu cố muốn trao cho ông Thiệp giải thưởng, thì giải Hồ Chí Minh cũng chưa xứng với ông. Khi ông Thiệp bệnh tật, vợ chết, khó khăn, thiếu thốn, vào bệnh viện như đi chợ, hình như chưa một ông bà lớn nào, trong đó có những người từng đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, từng khen nức nở thế này thế khác, tới thăm ông, động viên ông, giúp đỡ ông. Tất nhiên ông Thiệp và con cháu ông không đòi hỏi nhưng đạo lý trên đời đòi phải như thế.

Bài văn tế, còn gọi là điếu văn của ông Thiều, hay thì hay thực, nhưng chẳng qua cũng chỉ là kiểu chữa cháy khi lửa đã tàn. Tạo chút xúc động tí thôi, chứ rốt cục vẫn không qua được cái thói đời “Lúc sống thì chẳng cho ăn/Đến khi thác xuống làm văn tế ruồi”, hoặc “Sống thì chẳng thấy ăn nào/Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy”.

***

Nguyễn Xuân Diện: Điếu văn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp do nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết và đọc tại lễ tang

Vào hồi 16h45 phút, ngày 20 tháng 3 năm 2021 (tức ngày 08 tháng 02 năm Tân Sửu), nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng đi về cõi vĩnh hằng. Trên tất cả các báo chính thống và mạng xã hội ngập tràn thông tin về sự ra đi của ông cùng những đánh giá về vị trí của ông trên văn đàn nước Việt, ngập tràn lời chia buồn và tiếc thương. Chỉ điều ấy thôi đã nói lên ảnh hưởng lớn lao của ông trong đời sống văn học và đời sống xã hội nước nhà.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950 ở Thái Nguyên, quê gốc ở Hà Nội. Thuở nhỏ, ông cùng gia đình di tản qua nhiều vùng quê ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Ông tốt nghiệp khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội rồi đi dạy học hơn 10 năm ở một vùng núi phía Bắc. Sau đó ông trở về Hà Nội và chính thức bước vào con đường của một nhà văn.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đến với văn chương khá muộn. Nhưng khi “Những ngọn gió Hua Tát” và những truyện ngắn khác của ông xuất hiện thì cũng là lúc cơn bão mang tên Nguyễn Huy Thiệp trỗi dậy, thổi qua cánh rừng đời sống văn chương Việt và nó làm tất cả rung lên. Kể từ năm 1975 cho tới lúc này, chưa có nhà văn nào có khả năng làm thay đổi một cách sâu sắc thi pháp và tinh thần văn xuôi Việt Nam như ông. Và cho tới lúc này, ông vẫn là người trị vì ngai vàng trong thế giới truyện ngắn Việt Nam đương đại.

Chúng ta có thể nói: Văn của ông là sự trần trụi đến nghiệt ngã, nhưng đó là sự trần trụi của một người dám nhìn thẳng sự thật và gọi đúng tên sự thật.

Chúng ta có thể nói: Văn của ông là sự nổi giận tựa cơn hỏa hoạn, nhưng đó là sự nổi giận của lương tâm trước sự suy đồi và giả dối của con người.

Chúng ta có thể nói: Văn của ông là sự đau đớn đến kinh hoàng, nhưng đó là sự đau đớn của tình yêu thương con người.

Những tác phẩm của ông mang vẻ đẹp của một lưỡi dao mổ: chói sáng, chính xác và đau đớn. Con dao ấy đã phẫu thuật những khối u ẩn giấu trong tâm hồn con người. Nó làm con người đau đớn đến mức tưởng không chịu nổi để rồi được bình phục và lớn lên.

Chỉ khi mang nỗi đau đớn tận cùng về con người, ông mới có thể viết những thiên truyện buốt lạnh đến rùng mình. Sự buốt lạnh đến rùng mình ấy chính là lời cảnh báo cao nhất về lương tri. Có lẽ lúc đó, đối với ông, nước mắt than khóc hay những lời an ủi hão huyền chỉ là sự phù phiếm đối với một nhà văn khi nghĩ về, và khi nói về đồng loại của mình.

Đọc những thiên truyện của ông, người đọc nhiều khi mang cảm giác kinh hãi, kinh hãi bởi họ nhận ra những vùng tăm tối đầy man dại còn đâu đó trong chính con người họ. Để từ đó, họ được thức tỉnh và biết hành động để phục sinh nhân tính của mình. Chính thế mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói : “Khó nhất không phải là tiền bạc, khó nhất không phải là tri thức, mà khó nhất là đạo đức, nhà văn chỉ là người đi tìm đạo cho dân chúng”.

Đấy là bản tuyên ngôn của ông về sứ mệnh người cầm bút. Và ông đã đi trên con đường ấy từ khi cầm bút cho tới khi giã từ cuộc sống thế gian mà không hề nao núng, không hề đổi thay cho dù trên con đường ấy quá nhiều chông gai, quá nhiều thách thức cùng biết bao mê dụ. Ông khắc nghiệt với con người bởi ông yêu con người. Ông chống lại sự đồi bại của con người để bảo vệ chính con người.

Nhưng trong các truyện ngắn của ông, có một dòng chảy lớn mang tinh thần thi ca với những vẻ đẹp huy hoàng trùm lên những số phận thấp hèn, bất trắc trong Những ngọn gió Hua Tát, Muối của rừng, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần… Dòng chảy kỳ vĩ đó làm cho con người thấy ấm áp, thấy yêu thương và thấy được những giấc mơ làm người đẹp đẽ của mình trong mọi hoàn cảnh. Ông thực sự mang đến cho văn xuôi Việt Nam đương đại một giọng nói khác biệt và đặc biệt với ngôn ngữ tinh xảo, kỳ lạ, ám ảnh và đầy bí ẩn.

Trong cuộc sống đời thường, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sống lặng lẽ và khiêm nhường. Ông im lặng trước mọi khen chê, mọi đố kị, mọi khiêu khích thậm chí cả những khiêu khích trong chính lúc này và cả những đe dọa. Ông thường ngồi chìm sâu giữa một đám đông, với dáng hình như cố thu nhỏ để khỏi ai nhìn thấy. Nhưng từ nơi chốn ấy, ông phóng chiếu một cái nhìn xuyên qua đời sống để thấu hiểu nó, giải phẫu nó, phán xử nó để cuối cùng được yêu thương nó.

Với những gì ông đã viết cho cuộc đời này, ông đã được nhận Huân chương Văn học Nghệ thuật Pháp (2007), Giải thưởng Premio Nonino (Italy, 2008). Nhưng giải thưởng lớn nhất cho những sáng tạo của ông chính là bạn đọc. Họ đã trao huân chương cho ông bằng chính trái tim mình.

Chúng ta nói về ông lúc này khi ông đã không còn ở chốn trần gian không phải để tôn vinh hay ngợi ca ông, bởi ở chốn vĩnh hằng kia không bao giờ xuất hiện khái niệm tôn vinh hay ngợi ca. Bởi chỉ những văn bản nghệ thuật mà ông làm ra mới có thể minh chứng ông, bảo vệ ông giữa muôn vàn náo loạn. Chúng ta nói về ông lúc này là để nói với chính chúng ta, về sự dấn thân, về lương tâm và lòng quả cảm của một người cầm bút.

Và lúc này chúng ta nghe, những ngọn gió ngân vang

Trên những ngọn núi, những cánh rừng Hua Tát

Cùng tiếng rì rầm mãnh liệt của những dòng sông

Chảy qua đêm tối về biển cả không gì ngăn được

Đâu đấy trên những cánh đồng nhớ thương hoàng hôn đau đớn

Một đám mây mang tên Nguyễn Huy Thiệp

Thả xuống những cơn mưa của tự do và lấp lánh

Trong dội vang tiếng sấm dọc chân trời

Lúc này trong những ngôi nhà nhỏ bé và mờ tối, những nhân vật của ông

Đang thắp những ngọn nến và cất lời cầu nguyện

Ông đã từng bước vào những ngôi nhà trong đêm đầy gió

Với đau khổ, yêu thương đến bầm nát tim mình

Hãy thanh thản ra đi, Nguyễn Huy Thiệp, hỡi chàng hiệp sỹ

Cùng thanh gươm ngôn từ hắt sáng ban mai

Những cánh đồng đang dâng hương như mùa xuân thứ nhất

Trên mỗi dấu chân chàng một ký tự sinh ra.

Xin vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp!

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. “Trong nước toàn ngừời MÙ ,người CHỘT là VUA.”
    Người miền Nam năm 75 vinh danh Dương Thu Hương vơ về phía QG vì không phải chị viét HAY QUÁ mà chị viết rất (có vẻ)THƯC về một XHCN miền Bắc mà hính như chưa có ai viết và người miền Nam ,bị xâm chiếm .cũng háo hức muốn biết. Cuốn Vỉ nhân tỉnh lẻ giới thiêu chi vói dân miền Nam ,nhưng cuốn Khải Hòan Môn,Thiên Đường Mù .Hành Trình Ngày Thơ Áu đã được dân miền Nam đón nhận:Nó lạ lẫm đẻ người ta khám phá ra cái Thiên Đừng CS…
    NHuy Hiệp sau này vói chuyện Tứớng về hưu cung nói lên phần nào về xả hội XHCN .Với tôi ,chỉ còn lại trong tôi cái nồi nấú thai nhi vói những tay chân lồi lên trong nồi nước sôi của cô con dâu là b/s (?) lấy về tù những ca phẩu thuật phá thai (phổ biesn ở miefn Bắc) dẻ bôi bổ cho bọn LỢN nuôi từng bầy sau nhà hay cái nhau được lựa chọn ngâm ruou Văn Điển đẻ cha chồng -tướng về hưu-“bồi dưởng là GÂyY ân tượng nhất về nhà văn NH Thiệp…
    Thạt ra day chỉ là một số chuyện -và sau này còn khá nhiều nhà văn khác – viết thực tế xả hôi ..
    lột trần truồng ,không che dâu ,không theo lênh đảng ,tự cơi trói cho mình đẻ có 01 mảng văn chương mang tính cách văn hóa lịch sử một thời…
    Tôi ngưởng mộ Nguyễn huy Thiệp cũng là ngưởng mộ những ngừời làm văn hóa “trọn đời đi trên con dường chân thật…” của những nhà văn XHCN ,không di theo con đường bác chỉ đạo !

  2. “ai đó” hồi tang lễ tướng Trần Độ”

    “ai đó” là thần tượng của con trai Lưu Trọng Lư

    Đảng nên trao cái giải thưởng gì đấy cho Nguyễn Huy Thiệp . Ai có giải thưởng này nọ của Đảng cũng đều đáng kính trọng cả . Heck, thậm chí có được quà của ô Phúc cũng là 1 điều đáng tự hào, RFA nói thía zìa Carl Thayer.

  3. Tuyệt đối không ủng hộ ý kiến cho rằng Nguyễn Huy Thiệp lẽ ra phải được giải thưởng hoặc huân chương gì đó của CS.
    Nguyễn Huy Thiệp sẽ được Lịch Sử đặt vào đúng vị trí cao quý của mình.

  4. @ Thân gởi ANH Nguyễn Thông !

    Xin đa tạ BÀI VIẾT của ANH thật khách quan cổ vũ cho CÁI THIỆN cái TỐT và phê bình cái ÁC cái XẤU … cho dù 9 NĂM trước chúng ta từng BÚT CHIẾN KHẨU CHIẾN nảy lửa

    Những đóng góp thẳng thắn như CƯỜNG TOAN của tôi đã phá TOANG những định kiến do Anh thu nhận từ cái gọi là giáo dục xã nghĩa …
    Thiển nghĩ ANH nên viết lại kinh nghiệm ĐỘT BIẾN cá nhân ấy BIẾT ĐÂU là Bài học cực kỳ quý báu cho những Người bản Thiện đôi chút vẫn còn

    Tôi xin ngả mũ chào ANH vì đã đứng về phía DÂN TỘC, TỔ QUỐC và ĐỒNG BÀO dùng ngòi bút Thép Nhà báo Tự do chân tình viết lên CHÂN THIỆN MỸ thật cực kỳ hiếm lúc này !

    HY VỌNG Anh viết cổ vũ động viên ĐẠI HỌC PHAN CHÂU TRINH SỐ HÓA TRỰC TUYẾN làm sao cho PHẦN còn lại CHỈ CÓ 5 PHẦN TRĂM ( 5% ) vận động 1.001 Quý vị ĐÓNG GÓP
    trong số 100.000.000 dân (6.000.000 Kiều bào hải ngoại + 94.000.000 Đồng bào trong Tổ Quốc )

    ĐẠI HỌC PHAN CHÂU TRINH SỐ HÓA TRỰC TUYẾN đã xây dựng xong 95 % CƠ SỞ TIN HỌC trên Tân Lục địa thứ 6 INTERNET và SIÊU XA LỘ THÔNG TIN

    làm sao cho PHẦN còn lại CHỈ CÓ 5 PHẦN TRĂM ( 5% ) vận động 1.001 Quý vị ĐÓNG GÓP
    trong số 100.000.000 dân SAO CHO 1.001 vị Giáo sư, kỹ sư NAY ĐÃ VỀ HƯU mỗi vị 15 giờ cho 30 videos PHỤ GIẢNG phụ đạo GIÚP LÀM BÀI TẬP cho 1.000 GIÁO TRÌNH của các Đại học lừng danh MỸ Harvard, MIT, Stanford …

    ĐÂY là Chương trình HUY ĐỘNG Tiềm năng Khoa học kỹ thuật hiện đại của Thê hệ Trẻ CẦN TIẾP TỤC và làm bệ phóng dùng lực lượng có chuyên môn cao và kỹ năng tốt NÂNG ĐỠ HÀNG CHỤC TRIỆU CÁC CHÁU TRẺ HIẾU HỌC như Đại Học PHAN CHÂU TRINH số hóa trực tuyến chúng tôi đã HOÀN THÀNH CƠ SỞ THÔNG TIN trên Tân lục địa thứ 6 INTERNET chỉ còn lại 5 % – 5 PHẦN TRĂM

    CHUNG SỨC HÙN LẠI góp lại lấy TỔ QUỐC ĐỒNG BÀO và TƯƠNG LAI cố gắng xây dựng phần còn lại CHỈ CÒN CÓ 5% chỉ còn lại 5 % ( 95% Đại học PHAN CHÂU TRINH số hóa trực tuyến ĐÃ HOÀN THÀNH từ 15/02/2018 !!)
    cho khoảng 1.001 vị Giáo sư, kỹ sư NAY ĐÃ VỀ HƯU mỗi vị 15 giờ cho 30 videos PHỤ GIẢNG phụ đạo GIÚP LÀM BÀI TẬP cho 1.000 GIÁO TRÌNH của các Đại học lừng danh MỸ Harvard, MIT, Stanford … CHỈ 15 GIỜ so với HÀNG VẠN GIỜ quý vị đóng góp cho các Cường quốc Âu-Mỹ

    https://baotiengdan.com/2021/03/19/lam-sao-de-vinfast-truong-hai-thanh-huyndai-va-hoa-phat-hoa-sen-thanh-posco-cua-viet-nam/?unapproved=123579&moderation-hash=dd3f7aa8d21a5f12ab82c9104bb308c9#comment-123579

    THÂN CHÀO Anh NGUYỄN THÔNG trên Con đường về CHÂN TRỜI MỚI ấy !

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  5. Dẫu chẳng biết tí tẹo nào về văn chương xhcn của các bác, nên em không muốn nàm phức tạp thêm.
    Ôi nước Đảng Địa Ngục cõi trần gian.
    Thắp nén tâm nhan tiễn người vượt ngục.

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây