Đấu khẩu Mỹ – Trung trong buổi khai mạc 18/3 ở Alaska

Lê Minh Nguyên

20-3-2021

Bốn nhân vật chính tại đối thoại Mỹ – Trung. Từ trái qua: Ngoại trưởng Antony Blinken, Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan, Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì và ngoại trưởng Vương Nghị

Phía Mỹ là ngoại trưởng Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan. Phía TQ là ngoại trưởng Vương Nghị và ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì.

Mỹ:

– TQ đe dọa trật tự và ổn định chung toàn cầu.

– Mỹ ‘quan ngại sâu sắc’ về tình cảnh của người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

– TQ trấn áp Hồng Kông, Đài Loan và những đợt tấn công mạng nhắm vào Mỹ.

– TQ có hành động cưỡng ép kinh tế đối với các đồng minh của Mỹ.

– Hàm ý TQ làm ngơ trước những vấn đề của mình, làm như thể không có chuyện gì xảy ra, tìm cách che giấu những vấn đề đó đi’.

– Tố cáo TQ “nặng phần trình diễn”.

– Tố TQ “vi phạm quy tắc ngoại giao” khi nói quá dông dài trong phần phát biểu khai mạc

Trung Quốc:

– Mỹ nên tránh can thiệp vào công việc nội bộ của TQ.

– Mỹ cần từ bỏ tâm lý chiến tranh lạnh.

– Mỹ có cách tiếp cận vấn đề trịch thượng.

– Mỹ loan báo các biện pháp chế tài trước cuộc gặp gỡ là hành động cố ý.

– Mỹ dùng sức mạnh quân sự và tài chính của mình làm cánh tay dài để phán xét và đàn áp các nước khác.

– Mỹ lạm dụng “khái niệm an ninh quốc gia để cản trở các giao dịch thương mại bình thường, kích động một số nước tấn công TQ”.

– Mỹ không có quyền lên lớp cho TQ về nhân quyền hay dân chủ.

– Công kích “nền dân chủ đang chật vật phấn đấu” của Mỹ.

– Mỹ đối xử tồi tệ với các nhóm thiểu số, nên tập trung giải quyết những vấn đề kỳ thị trong nước.

– Mỉa mai về quyền tự do báo chí ở Mỹ.

– Tố Mỹ “vi phạm quy tắc ngoại giao” khi nói quá dông dài trong phần phát biểu khai mạc.

***

Cuộc hội đàm diễn ra ngay sau chuyến đi của các quan chức Mỹ thăm các đồng minh Nhật và Hàn, đánh dấu một loạt động thái của Mỹ cho lập trường cứng rắn, và những lời lẽ đáp trả gay gắt của TQ.

Với khởi đầu căng thẳng, hai bên mở một phiên họp khác vào chiều tối cùng ngày, được mô tả là “có nội dung, nghiêm túc, và thẳng thắn.” Buổi họp thứ ba tiếp theo vào sáng hôm sau 19/3.

Trong khi chính phủ Biden chưa hoàn tất đường hướng đối với TQ, kể cả giải quyết thế nào vấn đề thuế quan, chính phủ Biden cho tới nay nhấn mạnh tầm quan trọng của các giá trị dân chủ, và những hành động vi phạm nhân quyền mà TQ bị cáo buộc.

Cả hai bên bất đồng ý kiến về rất nhiều khía cạnh của cuộc hội đàm, ngay cả về tính chất cuộc gặp gỡ. TQ nhấn mạnh đây là một cuộc “đối thoại chiến lược” dựa trên các cơ chế song phương trong quá khứ, trong khi phía Mỹ bác bỏ quan điểm đó, nói rằng đây chỉ là một lần họp duy nhất để thảo luận các vấn đề.

Phía Mỹ không hy vọng nhiều vào kết quả của cuộc họp, coi đó chỉ là điểm khởi đầu của một tiến trình vừa lâu dài vừa phức tạp, trong khi phía TQ thì lo âu hơn và muốn có được những chiến thắng cụ thể để trấn an dư luận bên trong TQ.

Đặc điểm của các chế độ độc tài là luôn luôn hát giọng cao, bởi vì nếu để cho thấy yếu đuối thì lãnh tụ đó sẽ bị lật đổ, trong khi ông Tập Cận Bình đang nỗ lực để tiếp tục ngồi nhiệm kỳ ba, phá lệ.

Khác với các chế độ dân chủ, lãnh tụ số một lo đào tạo lãnh tụ số hai, trong các chế độ độc tài, lãnh tụ số một luôn tìm cách triệt tiêu lãnh tụ số hai (Stalin diệt Trotsky ở Nga, Mao diệt Lưu Thiếu Kỳ ở TQ, Lê Duẫn bẻ càng Võ Nguyên Giáp ở VN…). Nhưng ở TQ hiện nay, nhân vật số hai (Lý Khắc Cường) Tập không tiêu diệt được, nên là mối hiểm họa cho ông, nếu ông ta yếu hay thất bại thì giấc mơ Tập Trạch Đông của ông ta không thể thực hiện được.

Mỹ cương cứng, TQ hát giọng cao nên chảo nước sôi châu Á lại càng sôi thêm.

***

Nhà hoạt động Ngô Văn Hiếu bình luận: Biden không phải là Trump và Blinken không phải là Tillerson hay Pompeo, Trung Quốc đã mất cái cửa sổ cơ hội.

Phía TQ đã quá dở vì đã tính già hóa non mà không reaching a done deal với Trump trước 20/1/21, nhất là trước ngày bầu cử 3/11/2020. Có lẽ vì Covid-19 và do lo đấu đá trả treo ở Mỹ nên Trump và Tập đã bỏ mất cơ hội đạt thỏa thuận của thương chiến. Trump đã mở ra rồi phải để cho Biden khép lại.

Thật ra, Biden hay Hillary hay Obama đều rất cứng với TQ cho dù tình cảnh hiện nay Mỹ bất lợi hơn 4 năm trước. Obama đã lo chuyển trục quân sự và lập TPP để bao vây kinh tế; nhưng trống mà không có dùi trong 4 năm qua thì nay phải khảo sát lại tình hình để đề ra sách lược thích đáng.

Thông thường, chính quyền Dân Chủ thường chú trọng đến tự do dân chủ nhân quyền và dùng sức mạnh mềm hơn là Cộng Hòa. Cộng Hòa thích dùng sức mạnh cứng cho dù thiếu hiệu quả.

Hiện TQ đã sớm vượt qua Covid-19 với tổn thất sơ sài trong khi Mỹ bị 30 triệu ca nhiễm và hơn 500 ngàn chết, hơn $4 -6 trillions nợ vì Covid-19 và hơn $4 trillions nợ vì Trump thâm thủng ngân sách, Mỹ mất TPP trong khi TQ có RCEP, TQ vẫn tăng xuất siêu sang Mỹ dù Mỹ vẫn trợ giá nông sản… và đồng minh Mỹ đã “rã rời” hơn.

Hiện nay cách tốt nhất cho Biden là cứ từ từ theo đúng lập trường của Mỹ thời Obama, lấy công pháp quốc tế và tự do nhân quyền cũng như công bình làm trọng. Khi Mỹ có Ấn, Nam Dương, các nước khác thay thế TQ trong ngoại thương thì TQ sẽ nhượng bộ.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Bọn cuồng Trump sáng mắt chưa: Chính quyền Biden cứng rắn với tàu cọng và bọn da trắng đã tấn công người da màu trên đất MỸ!

Leave a Reply to Nặc Danh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây