Bộ trưởng về hưu viết sách

Huy Đức

1-3-2021

Loại sách mà tôi thích tìm kiếm nhất là hồi ức của các quan chức, chính trị gia. Kể cả những người viết sách thanh minh hay đánh bóng bản thân thì trong đó vẫn chứa đựng rất nhiều sự kiện có thể kiểm chứng. “Không có ai tẻ nhạt…” cả, nhất là những người đã nắm không ít “thâm cung” và có thể tự mình viết sách.

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, nghe nói, khi đương chức không bao giờ đọc các bài diễn văn được thư ký soạn sẵn. Cái cách nghiền ngẫm một vấn đề rồi đúc kết nó, chắc chắn thư ký không làm thay được. Những cuốn sách xuất bản khi nghỉ hưu của ông, đọc là thấy, cũng tự tay ông viết.

Rất nhiều câu chuyện thú vị trong cuộc sống cá nhân cũng như sự nghiệp của ông được kể một cách khúc chiết, dung dị. Phần lớn, những gì ông nhớ đều là những bài học (có khi bắt đầu từ sai lầm của ông). Ông tổng kết những việc đã làm được khi đương chức (Chủ tịch, Bí thư Nghệ An; Bộ trưởng VH-TT và Bộ trưởng TT-TT) có hệ thống, có chọn lọc, đáng tự hào mà không lên gân quá. Tôi nghĩ, những người về hưu viết sách nên đọc sách của ông để có thêm kinh nghiệm.

Đọc “Dấu Ấn Thời Gian” mới biết, ông Lê Doãn Hợp là người đã đóng vai trò quyết định trong việc trao giải thưởng nhà nước cho 4 nhân vật Nhân Văn Giai Phẩm: Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt, Hoàng Cầm. Việc trao giải này bị nhiều ý kiến phản đối bao gồm cả đơn của vợ nhà thơ Tố Hữu. Ông đã phải mất hai tháng đọc tài liệu để giải trình. Rất may, người nắm giữ hồ sơ vụ Nhân Văn – ông Nguyễn Đình Hương – đã rất ủng hộ việc “chiêu tuyết” cho những tài năng bị vùi dập hàng chục năm (dù án treo bút chỉ 3 năm) chỉ vì lý do sâu xa là… đố kỵ.

Đặc biệt, trong sách, ông Nguyễn Đình Hương đã cho biết một câu chuyện rất đáng suy nghĩ: Thời ông Nguyễn Hữu Đang (Trưởng Ban Tổ chức Lễ tuyên bố Độc lập 2-9-1945) bị giam ở nhà tù Nam Định, gia đình đi lại thăm nuôi khó khăn, xin chuyển về Hỏa Lò mà 3 năm không ai giải quyết. Khi gia đình gặp được ông Nguyễn Đình Hương (Phó Ban Tổ chức Trung ương), ông Hương đề đạt lên Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông Đồng bút phê đồng ý.

Ông Hương nói, “Tù đâu thì cũng là nhà tù của chế độ ta, sao không giam họ ở nơi gần gia đình nhất để tiện thăm hỏi động viên nhất”. Có lẽ khi dẫn lại lời của ông Nguyễn Đình Hương, cựu bộ trưởng Lê Doãn Hợp cũng muốn các đồng chí đương chức của ông đọc và suy nghĩ để đánh thức trong họ phần con người nhất.

Những cuốn sách của Lê Doãn Hợp
Những cuốn sách của Lê Doãn Hợp
Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Người CS rất ts ít “PHÀN CON NGƯỜI” mà nhiều phần con thú.Bất hạnh thay cho dân tộc nào bị NHỮNG người CS lãnh đạo . Dưới sự lãnh đạo của họ,phần CON THÚ sẽ được phát triển hơn phần CON NGƯỜI!

  2. Tôi cũng rất thich đọc hồi ký của những nhân vật tai to mặt lớn. Hồi ký đầu tiên tồi được đọc là cuốn A Vietcong Memoir của Trương Như Tảng, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Nếu ai chưa đọc cuốn này thì nên tìm đọc cho biết. Trong cuốn đó có nhiều tình tiết quan trọng về vai trò Mặt trận Giải phóng Miền nam Việt Nam và quyết định của Hà Nội trong việc giải thể tổ chức này khi những người lãnh đạo từ chối học tập lý thuyết cộng sản. Kết quả là trận “tổng tiến công và nổi dậy” vào năm 1968 để xóa sổ quân đội của tổ chức này.

  3. Đỗ 10 nhà nó. Sống thì ác đến quỷ cũng kinh. Chết thì giãy đành đạch ” sám húi” . Má 5 nó thúi thấy mồ

  4. Nguyễn Hữu Đang, Thái Bình, bị giam ở nhà tù Nam Định mà kêu là xa sao?
    Nguyễn Đặng Minh Mẫn- TNLT, Trà Vinh bị giam ở trại giam số 5 tỉnh Thanh Hóa, Ông Nguyễn bắc Truyển bị giam ở Trại giam An Điềm, cách Thành phố Hồ Chí Minh cả ngàn cây số. Lê Đình Lượng, Nguyễn Trung Trực thường bị chuyển đi các trại giam xa gia đình…
    Đ.M. các đồng chí đương chức của các ông đọc và suy nghĩ để đánh thức trong họ phần con người nhất, đánh thức cái dã tâm phóng lợn cọng sản hcm dã man nhất thì có.
    Chẳng có thằng bộ trưởng đé.o nào tử tế.

  5. Như vậy có nghĩa là thân phận người dân trong thiên đường xã hội chủ nghĩa như con sâu cái kiến. Nếu may gặp các nhân vật như Lê doãn Hợp, Lê đình Hương thì con sâu cái kiến có phận nhờ, còn không thì chết ráng chịu. Đó chính là một chế độ phong kiến trá hình. Một cái chế độ mà Huy Đức luôn đem thân khuyển mã ra để phục vụ.

Leave a Reply to Thanh Trang Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây