Đại diện cho dân và trò bịp của cộng sản

Đỗ Ngà

24-2-2021

Trên trang web của Quốc hội có thông tin như sau “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước, là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội”.

Ngày 4/2/2021, trên báo Tuổi Trẻ có bài viết “Sẽ bầu 207 đại biểu Quốc hội ở trung ương, giảm đại biểu khối hành pháp” trong đó cho biết, cơ cấu đại biểu quốc hội ở trung ương là 207/500, còn lại là địa phương. Rồi trong đó họ liệt kê nào là các cơ quan Đảng 10 đại biểu; cơ quan Chủ tịch nước 3 đại biểu; cơ quan thuộc Chính phủ 15 đại biểu; khối quân đội là 12 đại biểu; công an là 2 đại biểu; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên dự kiến sẽ bầu 29 đại biểu bla bla bla…

Ủa? Chứ các vị nói đại biểu quốc hội là “đại diện cho dân” mà sao các vị cơ cấu toàn là đại điện cho đảng cho chính phủ cho quân đội, cho công an, cho các chính quyền địa phương không vậy? Vậy đại diện cho dân đâu? Hỏi cũng là trả lời “đại diện cho dân con khỉ mốc!”

Ở các nước dân chủ, Hạ viện là nơi đại diện cho dân, người đó được gọi là dân biểu. Họ có thể là người của đảng phái, có thể không, nhưng họ không hề nắm một chức vụ nào khác trong nhà nước. Vị trí của họ là do dân bầu lên và họ phải ứng cử và vận động dân bầu cho họ chứ chẳng có kiểu “đảng cử dân bầu” bịp bợm như ĐCS đang làm.

Nên nhớ, đảng phái ở các nước dân chủ chỉ là một tổ chức chính trị có nhiệm vụ cung cấp nhân sự cho các vị trí dân cử trong nhà nước. Họ hoàn toàn không có một bộ máy đảng khổng lồ với quy mô và quyền lực lớn hơn bộ máy nhà nước như trong cách tổ chức của ĐCS Việt Nam.

Hạ viện được ghi nhận nó hình thành từ nửa sau của thế kỷ 13 ở Anh Quốc, khi các chủ đất và các chủ sở hữu tài sản khác ở các quận và thị trấn bắt đầu cử đại diện đến Nghị viện để trình bày bất bình và kiến nghị với nhà vua và chấp nhận các cam kết về việc nộp thuế.

Đến đầu thế kỷ 14, những người đại diện cho dân bắt đầu được phân công ngồi trong một căn phòng riêng biệt trong Nghị Viện, người Anh họ gọi đó là “House of Commons”. Và từ đó Quốc Hội Anh có 2 viện: Viện Nguyên Lão “House of Lords” và Viện Thứ Dân “House of Commons”.

Nước Anh trước nội chiến 1642-1651 là chế độ Quân chủ Chuyên chế chứ không phải Quân Chủ Lập Hiến như bây giờ. Và nội chiến xảy ra là do mâu thuẫn giữa Nghị Viện và Nhà Vua, kết quả phe Nghị Viện thắng và nước Anh mới có chế độ Quân Chủ Lập Hiến. Và nước Anh có dân chủ từ đó.

Từ thế kỷ thứ 14, nước Anh dưới chế độ Phong Kiến mà đã có viện thứ dân, nghĩa là họ đã có quốc hội đại diện cho dân đúng nghĩa. Vậy mà đến nay là thế kỷ 21 mà Việt Nam chưa có quốc hội đại diện cho dân thực sự.

Từ “đại diện cho dân” là từ bịp bợm mà CS dùng để mị dân mà thôi. Nói thẳng ra là Việt Nam đã rước vào mình một thể chế còn kém xa chế độ phong kiến nước Anh trước đây 8 thế kỷ. Nhờ CS mà nước Việt “đi trước thời đại” đến 8 thế kỷ so với người ta đấy!

_____

Tham khảo:

http://quochoi.vn/gioithieu/gioithieuveqh/Pages/dai-bieu-qh.aspx?ItemID=32508

https://tuoitre.vn/se-bau-207-dai-bieu-quoc-hoi-o-trung-uong-giam-dai-bieu-khoi-hanh-phap-20210204145809.htm

https://www.britannica.com/topic/House-of-Commons-British-government

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Bài viết quá hay! Thích nhất là : ”đại diện cho dân con khỉ mốc! ” và ”Từ “đại diện cho dân” là từ bịp bợm mà CS dùng để mị dân mà thôi. Nói thẳng ra là Việt Nam đã rước vào mình một thể chế còn kém xa chế độ phong kiến nước Anh trước đây 8 thế kỷ.”

  2. Đó mà gọi là bầu QH, thực ra nói về bịp bợm thì không ai qua đảng, QH và chính phủ VN.
    Đây cũng gọi là bầu, nhân sự duy nhất được Ban Chấp hành Trung ương và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngoài ra không có sự ứng cử và đề cử nào khác, các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước 23/10/2018.
    Hỏi các cháu lên 10 xem như vậy có phải là bầu hay trò chơi lưu manh?

Leave a Reply to Mạnh Hùng Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây