Đầu năm nói chuyện học trò

Lâm Bình Duy Nhiên

13-2-2021

Hầu như năm nào Tết đến tôi cũng buồn. Mà có lẽ không chỉ mình tôi. Tôi tin rằng có hàng triệu người Việt xa xứ đều buồn với bao hoài niệm về quê hương những ngày Tết cổ truyền. Bất luận tha hương vì chính trị, vì kinh tế, vì việc làm, vì việc học hành hay đơn giản theo chồng (hay vợ) đi xa, thì mọi người đều mang bao nỗi niềm và cảm xúc khó tả trong những ngày này.

Huống chi khi cả thế giới đang phải đương đầu với Covid thì sự đoàn tụ, sum họp bên cha mẹ, con cái, anh em, gia đình đã trở nên vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không thể.

Hôm nay đi dạy, bất chợt nhận được một niềm vui nhỏ. Trong lớp năm thứ hai, một nhóm học trò khi chào tôi, các em đã nói: “Chúc Mừng Năm Mới… thầy Lâm Bình”. Thoạt đầu, có em chưa kịp hiểu thì vài giây sau, em ấy thốt lên : À, là Năm mới Trung Hoa ( Ah, c’est le Nouvel An chinois!).

Nhưng em khác lại bảo: Không, là Năm mới ở Việt Nam mà!

Trong thời khắc lạnh giá của mùa đông, của tâm tư tha hương thì lời chúc của học trò tạo cho tôi nhiều cảm xúc thú vị.

Dẫu dạy Toán nhưng tôi vẫn thường hay nói chuyện thời sự, chính trị hay lịch sử với học trò của mình. Trong đó, lịch sử Việt Nam vẫn là đề tài hấp dẫn gây nhiều tò mò cho các em. Vì sao tôi đến đây? Vì sao tôi đi dạy học? Vì sao tôi không về Việt Nam? Vì sao Việt Nam vẫn còn theo thể chế cộng sản? Và trong các câu chuyện ấy, tôi vẫn hay nhắc đến sự khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc, điều mà người phương Tây đôi khi không để ý. Điều rõ ràng nhất là nhiều người vẫn hay mỉm cười bảo: Đối với tôi, tất cả đều là Tàu!

Cách đây vài năm, lần đầu tôi dạy cho một lớp năm thứ ba, dành cho học sinh đi học những ngành như Y, như Luật hay Kinh tế, có một em đến trò chuyện với tôi. Cậu ta kể rằng tối qua có xem một chương trình giới thiệu về Việt Nam và cậu cảm thấy đó là một mảnh đất đẹp và hiếu khách. Tôi mỉm cười bảo, nếu em muốn tìm hiểu, nên đi bây giờ trước khi quá muộn, trước khi Việt Nam trở thành một vùng đất móc tiền khách du lịch bằng mọi giá và phát triển một cách với tội vạ.

Trong giờ nghỉ giữa hai tiết học ấy, tôi có kể rằng Việt Nam là một trong vài nước độc tài cộng sản hiếm hoi còn tồn tại trên thế giới. Em trố mắt nhìn tôi ngạc nhiên. Tôi hiểu vì đối với nhiều người, chủ nghĩa cộng sản chỉ còn là một dĩ vãng buồn của một thời Chiến tranh Lạnh.

Vài ngày sau, cũng chính cậu học trò này đã kể với tôi rằng cậu đã đọc một cuốn sách về Việt Nam của Pierre Brocheux. Cậu đã nói một câu khiến tôi không thể nào quên được: Thầy ơi, em không hiểu người cộng sản sau khi đã “thống nhất” ( réunification) nước Việt Nam, họ lại khiến cho hàng triệu người phải bỏ nước ra đi và biết bao người đã chết ngoài biển! Em không hiểu vậy tại sao họ lại muốn “thống nhất”? Sao họ không để tiến trình thống nhất ôn hoà như nước Đức?

Tôi chỉ biết nhún vai, bảo rằng lịch sử không có chữ nếu!

Thỉnh thoảng, tôi vẫn cảm động khi nhớ về lời nhận xét trên của một cậu học trò người Thụy Sĩ, chỉ mới 19 tuổi!

Đó là điều mà không ít người Việt vẫn không muốn hiểu và đó cũng là nỗi bất hạnh của dân tộc!

Sự hiện diện của một ông thầy giáo người Việt luôn là một sự thú vị cho học trò trong những ngôi trường tôi từng đi qua, từ đại học đến trung học. Điều khiến tôi thích thú chính là sự tò mò và khả năng tìm hiểu cũng như phân tích sự việc của các em. Trước những dịp lễ, tôi vẫn hay để học trò các lớp thảo luận về đủ thứ chuyện trong xã hội. Từ bầu cử đến văn hoá, chính trị hay môi trường. Các em trong độ tuổi 16-20 nhưng có một khối lượng kiến thức rất ấn tượng. Quan sát và lắng nghe học trò nói chuyện mới cảm thấy tuổi thơ của chính tôi rất nghèo nàn trên mọi phương diện trong một xã hội tù túng. Nhiều em đã rất “cứng cỏi” trong tranh luận và phản biện, nhất là khi liên quan đến chính trị. Nhiều bất đồng về cách nhìn hay nhận thức nhưng các em luôn tìm cách đưa ra các lập luận để phản biện chứ không hề cãi nhau hay bực tức nhau.

Những luồng tư tưởng thiên tả hay thiên hữu cũng sớm được bộc lộ nơi học trò của tôi. Trong các cuộc tranh luận ấy, tôi chỉ đóng vai trò người quan sát. Ít khi tôi đưa ra cách nhìn hay lập trường của cá nhân. Tôi chỉ muốn các em tự tin vào những gì các em cho là đúng.

Không ít học trò của tôi bày tỏ nguyện vọng tham gia các đảng phái chính trị. Để làm gì? Tôi hỏi các em. Không chút do dự, để cống hiến cho xã hội, để giúp cho xã hội hoàn thiện hơn, nhân bản hơn, công bằng hơn,…

Đó là điều khiến tôi rất cảm phục nơi chính học trò của mình.

Có lần, tôi đã bảo với các em rằng, tuổi trẻ của tôi không hề có những cuộc tranh luận cởi mở và thú vị như thế vì quê hương của tôi như một nhà tù khổng lồ, bóp nghẹt mọi hơi thở hay khát vọng tự do. Tôi động viên các em cứ làm chính trị như các em mong ước. Tả hay hữu gì cũng hay vì một xã hội đa nguyên cần những luồng tư tưởng khác nhau. Chỉ có va chạm và tranh luận mới khiến xã hội tự hoàn thiện hơn và đáng sống hơn. Điều cần lên án chính là chủ nghĩa cực đoan, độc tài chính trị, tôn giáo và chủ nghĩa kỳ thị, phân biệt chủng tộc. Tôi chỉ nhắc lại vì đơn thuần đó chính là những gì các em được giáo dục hàng ngày trong các lớp học.

Tuổi trẻ Thụy Sĩ nói riêng hay tại châu Âu nói chung được giáo dục rất bài bản về những khái niệm về tự do, về nhân quyền và về chính trị. Đó là cuộc sống, là hơi thở của các em. Chính trị là một khái niệm tốt đẹp không thể tách rời trong muôn vàn lĩnh vực trong đời sống. Các em không hề ngần ngại khi bàn đến chính trị.

Từ chuyện bầu cử tại Mỹ đến chuyện BLM, hay QAnon, từ những chính sách đón nhận người di dân đến sự bất bình đẳng giữa các quốc gia Nam-Bắc trên thế giới, từ sự tồn tại của một xã hội tiêu thụ bất chấp sự cạn kiệt của tài nguyên thế giới đến sự lên ngôi của chủ nghĩa dân tuý tại nhiều quốc gia tiến bộ,… Dường như không có chủ đề nào khiến các em e ngại.

Các em cũng hoàn toàn cảm nhận được trách nhiệm của thế hệ trẻ về môi trường. Trước cơn đại dịch, nhiều ngày thứ sáu, sinh viên học sinh tại Thụy Sĩ đã rầm rộ xuống đường tuần hành vì môi trường, vì khí hậu. Tại Lausanne , hàng ngàn bạn trẻ đã đồng hành cùng nhà hoạt động môi trường trẻ tuổi Greta Thunberg, trong đó có hàng trăm học trò của tôi.

Đó là điều khiến tôi cảm động và vui mừng. Tôi ủng hộ các em vì ngay cả khi đã học tại Thụy Sĩ, thế hệ của tôi cũng chưa từng có dịp xuống đường như thế.

Các em tuần hành vì các em tin vào khả năng có thể làm thay đổi cái nhìn của các chính trị gia. Không ít người lớn cười nhạt vì xem thường nhưng nếu công tâm thì chính thế hệ trẻ mới là những nhà lãnh đạo thế giới trong tương lai!

Đơn giản là thế!

Có một lần, học trò cho tôi xem cảnh “biển người” tại Sài Gòn và bày tỏ sự “khâm phục” về tình yêu của người Việt đối với quả bóng tròn. Nhưng có em cũng hỏi tôi rằng tại sao không có những “biển người” như thế để xoá bỏ chế độ độc tài trong nước?

Tôi chỉ biết cười bảo rằng cái hay của một chế độ cộng sản là đã khiến con người ta đặt tình yêu vào những gì vô hại cho chế độ!

Học sinh trung học năm thứ hai tại Thụy Sĩ phải làm một luận văn Tú tài. Có rất nhiều đề tài từ các môn học đến văn hoá, triết học, nghệ thuật,… Năm nay, có một em làm luận văn về Chiến tranh Việt Nam. Em liên lạc với tôi và nhờ tôi hướng dẫn. Với người đồng nghiệp dạy Sử, tôi có nhắc lại câu nói nổi tiếng của Joachim Peiper :”Lịch sử luôn được viết bởi người chiến thắng, còn lịch sử của những người thuộc phe thất bại thì thuộc những người ngày càng thưa dần”, và tôi cho rằng chưa bao giờ câu nói ấy lại đúng với những gì đã xảy ra tại Việt Nam.

Tôi khuyên em, trong khả năng của mình, nên tìm hiểu Sự thật của một cuộc chiến thảm khốc mà những vết thương đến ngày nay vẫn còn hiện hữu trong tiềm thức của cả một dân tộc.

Đó đơn thuần chỉ là một luận văn Tú tài nhưng đủ cho chúng ta thấy sự đa dạng về các lĩnh vực và kiến thức trong một môi trường giáo dục cởi mở và nhân bản như tại Thụy Sĩ.

Tuổi trẻ của Tự do đầy nhiệt huyết và kiến thức chính là chìa khoá cho bao xã hội văn minh và tiến bộ . Sự tự hoàn thiện và cởi bỏ những tư duy cứng nhắc, ích kỷ luôn là khát vọng của thế hệ trẻ tại Thụy Sĩ hay thế giới phương Tây. Đó chính là cái nét đẹp của một môi trường dân chủ. Luôn tự chất vấn để đạt đến sự công bằng là đích đến của một guồng máy hoàn chỉnh. Bao bài học thú vị tôi có được từ những quan sát và trò chuyện với học trò. Đó có lẽ là điều khiến tôi hạnh phúc nhất khi bước chân vào “nghiệp” dạy học.

Có thể nói sự trưởng thành trong nhận thức của học trò đã khiến chính những người dạy học cũng phải tự thay đổi để kịp thích ứng với thời đại. Ngày nay, người thầy không còn là người được tự cho rằng chỉ có mình là người duy nhất nắm giữ kiến thức và cả chân lý! Cái nhìn lỗi thời ấy có lẽ hiện diện rõ nét trong tư tưởng Khổng giáo và Nho giáo tại Việt Nam.

Nơi xứ người, không hề có sự “lo ngại” hay “sợ” trước những phản biện của tuổi trẻ. Ngược lại, luôn có sự khuyến khích về tranh luận, trao đổi giữa các thế hệ. Những khái niệm về Tự do, Nhân quyền, Dân chủ vốn luôn được truyền thụ một cách thẳng thắng và trung thực khiến cho các thế hệ tương lai luôn tự tin vào chính khả năng của mình. Thất bại không hề làm họ chùn bước. Chính tiếng nói của họ mới góp phần làm thay đổi diện mạo của xã hội. Hơn ai hết, tuổi trẻ tại Thụy Sĩ hiểu rõ bài học vỡ lòng ấy.

Đó cũng là những gì tuổi trẻ tại Việt Nam thiếu hẳn. Từ tư duy đến nhận thức và cả khát vọng đều đã bị bóp chẹt trong một xã hội dường như chỉ biết đến sự thành công vật chất và công danh. Sự thức tỉnh không thể đến một sớm một chiều. Nó đòi hỏi sự trưởng thành trong va chạm và thất bại. Tất cả đều thiếu hẳn trong hành trang của tuổi trẻ Việt Nam.

Lỗi do ai? Do cơ chế? Do chế độ? Đúng nhưng không thể can tâm chấp nhận vì đó là thái độ đồng loã với cái xấu, khiến chúng tiếp tục hiện diện trong đời sống hàng ngày…

Khai dân trí chính là mấu chốt của xã hội Việt Nam.

Mong lắm thay, tuổi trẻ Việt Nam một ngày nào đó cũng tự “cởi trói” và dám đương đầu với mọi thử thách của lịch sử và thời đại, như tuổi trẻ của bao miền đất Tự do trên trái đất này!

Viết vội trong muôn vàn cảm xúc của ngày Mồng một Tết Tân Sửu 2021.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN


  1. THÂN CHÚC Ban Biên Tập báo TIẾNG DÂN nhất là Bà ĐINH THỊ THU cùng TẤT CẢ Bạn đọc đóng góp ý kiến xây dựng :
    NĂM MỚI Tân Sửu TIẾN BỘ SÁNG TẠO HẠNH PHÚC SỨC KHOẺ

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=2&idpoeme=13247


    Ôi ! Hàng vạn Người Lính Già Đất Việt ! Hỡi Người Chiến binh bất diệt Sử Thi
    *********************

    https://www.youtube.com/watch?time_continue=3&v=ytzJMwHO0bE&feature=emb_logo
    Ông Đồ già – Thơ Vũ Đình Liên – giọng ngâm Hoàng Oanh

    Mỗi cuối năm Bang Cali Quận Cam
    Hội chợ Tết Việt nơi Sài Gòn Nhỏ
    Hai mươi năm liên tiếp cùng nhau làm
    Giữa lòng Bang Cali Nước Mỹ
    Lại thấy hàng ngàn Người lính Già Việt
    Thăm Hội chợ Tết San Francisco
    Thuyền nhân – Tù trại lao cải cải tạo
    Người lính Việt Nam Cộng Hòa H.O.
    Giữa dòng người bên phố San Francisco

    https://www.youtube.com/watch?v=zDmgyIkY4kA

    San Francisco những ngày Xuân…’không có Tết’
    1 265 vues•Première diffusée il y a 12 heures

    Nhưng Tết Tân Sửu năm 2021
    Chẳng còn Tết Việt nơi Sài Gòn Nhỏ
    Đại dịch siêu vi Trung C..uốc phá toang
    Thế giới cùng Hoa Kỳ không thương tiếc
    Chỉ chừa Hoa Lục tội phạm kinh hoàng
    Thủ phạm dấu chuyện xổ chuồng Vũ Hán
    Siêu vi Trung C..uốc huỷ diệt điêu tàn
    Gây Chiến tranh Vi trùng giết Nhân loại
    Uất hận bất công Đại Hán vẫn nghênh ngang !

    https://www.youtube.com/watch?v=5C_ByVI41g8
    Ông Đồ – Vân Khánh

    Mỗi cuối năm Bang Cali Quận Cam
    Hội chợ Tết Việt nơi Sài Gòn Nhỏ
    Hai mươi năm liên tiếp cùng nhau làm
    Giữa lòng Bang Cali Nước Mỹ
    Lại thấy hàng ngàn Người lính Già Việt
    Thăm Hội chợ Tết San Francisco
    Thuyền nhân – Tù trại lao cải cải tạo
    Người lính Việt Nam Cộng Hòa H.O.
    Giữa dòng người bên phố San Francisco
    Thơ ta buồn cho Chợ Tết mỗi vắng
    Mỗi năm Người Lính Gìa phố Bolsa nay đâu?
    Hoa Đào Hồng + Hoa Mai Vàng buồn không thắm
    Lại thấy vắng dần Người lính Già Việt
    Thăm Hội chợ Tết San Francisco
    Từng Thuyền nhân – Người tù trại lao cải
    Người lính Việt Nam Cộng Hòa H.O.
    Vắng bóng trên Phố Thiên Thần + San Francisco

    https://www.youtube.com/watch?v=ybWndK2zi4U

    3 phút Hội Tết Quý Tỵ San Francisco ngày 3/2/2013

    Nhưng Tết Tân Sửu năm 2021
    Chẳng còn Tết Việt nơi Sài Gòn Nhỏ
    Đại dịch siêu vi Trung C..uốc phá toang
    Thế giới cùng Hoa Kỳ không thương tiếc
    Chỉ chừa Hoa Lục tội phạm kinh hoàng
    Thủ phạm dấu chuyện xổ chuồng Vũ Hán
    Siêu vi Trung C..uốc huỷ diệt điêu tàn
    Gây Chiến tranh Vi trùng giết Nhân loại
    Uất hận bất công Đại Hán vẫn nghênh ngang !

    Nhưng Tết Tân Sửu năm 2021
    Chẳng còn Tết Việt nơi Sài Gòn Nhỏ
    Đại dịch siêu vi Trung C..uốc phá toang
    Thế giới cùng Hoa Kỳ không thương tiếc
    Hàng ngàn Lá Vàng rơi như Băng tuyết
    Bao Cô Thầy cùng bạn bè bên Hoa Kỳ
    Huyết lệ lưu vong Paris thương nhớ Cali
    Thung lũng Hoa Vàng – Phố Sài Gòn Nhỏ
    Quận Cam ta nhớ bằng Huyết lệ lâm ly
    Như Hoa Xuyên Tuyết rơi trên giấy

    Năm nay Hoa Đào Hồng + Hoa Mai Vàng
    Lại nở trong Hoài niệm Đại dịch phá toang
    Thế giới cùng Hoa Kỳ không thương tiếc
    Hàng ngàn Lá Vàng rơi như Băng tuyết
    Bao Cô Thầy cùng bạn bè bên Hoa Kỳ
    Huyết lệ lưu vong Paris thương nhớ Cali
    Thung lũng Hoa Vàng – Phố Sài Gòn Nhỏ
    Quận Cam ta nhớ bằng Huyết lệ lâm ly
    Ôi ! Hàng vạn Người Lính Già Đất Việt
    Hỡi Người Chiến binh bất diệt Sử Thi
    Trong Lòng Đất Mẹ + Lòng Đất Hoa Kỳ
    Những Người trăm năm cũ vào Bất tử
    Khí phách Anh thư Anh hùng trong Việt Thi ! ….

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    Cộng đồng người Việt ở San Francisco từng được hưởng những Hội Chợ Tết tưng bừng vào những ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền. Năm nay, đại dịch COVID-19 đã lấy đi hết, kể cả không khí Tết.

    https://www.youtube.com/watch?v=E_LAI_KhXI0

    Hội Tết năm Nhâm Thìn 15/01/2012 Cộng Ɖồng Việt Nam tại San Francisco

    Như truyền thống hàng năm, Trung Tâm Cộng Đồng VN San Francisco phối hợp cùng các tổ chức hội đoàn địa phương đã tổ chức Hội Tết San Francisco lần thứ 17 thành công mỹ mãn. Cho dù ngày Hội Tết trùng với trận Super Bowl tranh chung kết, nhưng Hội Tết đã có khoảng 10 ngàn lượt người đến tham dự trong không khí tưng bừng đón Xuân, trời quang mây tạnh, nắng ấm chan hòa.
    Lúc 11g sáng Chủ nhật ngày 3 tháng 2 năm 2013 tại cổng chào Little Saigon San Francisco, phái đoàn thị trưởng thành phố San Francisco cùng BTC đã cắt băng khai mạc Hội Tết Quý Tỵ lần thứ 17 vào cửa hoàn toàn miễn phí.
    Hội Tết mang chủ đề “Xuân Nhân Quyền Cho Việt Nam” đã được “Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Giới trẻ Lasan” đánh vang tiếng trống đón mừng năm mới ngay tại cổng chào Little Saigon.
    Phái đoàn quan chức thành phố tiến đến khán đài chính trong tiếng trống của đoàn lân, trong tiếng hoan hô, chào mừng của mọi người đứng hai bên dãy lều gian hàng của các tổ chức thương mại tham gia hội chợ.

    https://www.youtube.com/watch?v=TNSX_BI9euM
    Tết! Tết! Tết đến rồi! Tết tha hương! Tết nhớ thương… 21 355 vues•17 janv. 2015

    Tại đây, nghi thức chào cờ khai mạc hội chợ Tết đã được Hội Ái Hữu H.O San Francisco thực hiện rất trang trọng.
    Dược sĩ Phạm Đỗ Hùng, thay mặt Trung Tâm Cộng Đồng Việt Nam San Francisco và Ban Tổ Chức Hội Tết, phát biểu khai mạc Hội Tết. Bằng song ngữ Mỹ Việt, ông cám ơn sự đóng góp công sức và tài chánh của mọi người đã đem lại thành quả tốt đẹp cho Hội Tết, ông cầu chúc hạnh phúc, mọi sự an lành và thịnh vượng đến đồng hương. Ông nói:
    “….Năm nay, với chủ đề “Xuân Nhân Quyền cho Việt Nam”, chúng ta hãy cùng nhau hợp lực đòi hỏi đáp ứng cho nhu cầu khẩn thiết này của đồng bào quốc nội… ”

    https://www.youtube.com/watch?v=vrJ22EZrsZY
    Hội chợ Tết Giáp Ngọ San Francisco – Phần 1

    Tiếp theo là phát biểu của thị trưởng thành phố San Francisco ông Ed Lee: Ông nói: Khu Little Saigon San Francisco trở thành tấm gương quý cho tất cả những người di dân đến thành phố thân yêu của chúng ta trở nên thành công và thịnh vượng.
    Tiếp đến các giám sát viên S.F gởi lời chúc tết đến người Việt tại S.F với lời khen ngợi về sự đóng góp lớn của người gốc Việt cho thành phố này. Cũng trong dịp này, các quan chức trao tặng bằng tưởng lệ đến BTC.
    Sau khi các em nhỏ được phát bao lì-xì là phần dâng hương lên bàn thờ Tổ Quốc do Hội Cao Niên và Hội Phụ Nữ đảm trách đã dâng lễ long trọng cầu xin đức Quốc Tổ cho người Việt được một năm đầm ấm và người dân tại quốc nội sớm có tự do, dân chủ và nhân quyền.
    Sau nghi thức thả bong bóng mang cờ vàng trở về quê hương, tại cổng chào Little Saigon, tiếng trống của 40 tay trống của “Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Giới trẻ Lasan” đã làm vang động cả khu Little Saigon và vũ điệu mừng xuân đã làm ngây ngất mọi người nhất là dân bản xứ và các cộng đồng bạn. Được tán thưởng bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt.
    Chương trình văn nghệ ở sân khấu chính ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung trình bày 2 bản nhạc làm rung động lòng người là bản nhạc: Anh Là Ai của nhạc sĩ Việt Khang vì sáng tác bản nhạc này ông hiện đang bị giam cầm tại VN và bản nhạc thứ 2 là Triệu con Tim của nhạc sĩ Trúc Hồ hiện đang bị cấm phổ biến tại VN vì bản nhạc này đã tạo thành công vang dội cho chiến dịch Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói do NS Trúc Hồ khởi xướng đấu tranh cho tự do và nhân quyền tại Việt Nam, đã đạt hơn 120 ngàn chữ ký từ 59 quốc gia ký vào Thỉnh Nguyện Thư gởi Liên Hiệp Quốc.
    Hội tết đã kết thúc gần 5 giờ chiều cùng ngày.

    https://www.youtube.com/watch?v=NaCxnZsiNlc
    Hội chợ Tết Giáp Ngọ San Francisco – Phần 2

    Cộng Đồng Người Việt San Francisco phối hợp cùng các tổ chức hội đoàn tại địa phương tổ chức Hội Tết San Francisco lần thứ 18, Tết Giáp Ngọ 2014 tại United National Plaza tại thành phố San Francisco vào ngày 25 tháng 1 năm 2014 nhằm ngày 25 tết âm lịch. Hội Tết năm nay một lần nữa mang chủ đề “Xuân Nhân Quyền Cho Việt Nam” điểm đặc biệt là được tổ chức ngay tại quảng trường của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại thành phố San Francisco đã quy tụ được hàng ngàn người đến tham dự trong không khí tưng bừng đón Xuân, trời quang mây tạnh, nắng ấm chan hòa.

    https://www.youtube.com/watch?v=0FYxv8IsvKo

    Hội Chợ Xuân Nhân Quyền Cho VN tại quảng trường LHQ San Francisco
    681 vues•29 janv. 2014

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=2&idpoeme=13247

  2. Giới trẻ Thụy Sĩ có biết ở xứ sở “độc lập – tự do – hạnh phúc” vào cuối thập niên thứ hai của thế kỷ 21 đã xảy ra vụ đàn áp khủng bố dã man, một trung đoàn cảnh sát trang bị đến tận răng tấn công một ngôi làng nhỏ giết và phanh thây một cụ già ngoài tám mươi tuổi thương tật ?
    Họ có biết phản ứng của giới trẻ Việt Nam trước sự việc này ?
    Họ sẽ hiểu thế nào là cộng sản, một chế độ chưa hoàn toàn bị xóa bỏ trên thế gian này.

Leave a Reply to vưỡn Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây