Mừng tết Tân Sửu, hãnh diện về một nước Việt Nam văn hiến

Hồ Bạch Thảo

10-2-2021

Ngày cận tết, ngồi một mình bên cửa sổ tham khảo sách để soạn Lịch Sử Việt Nam thời Tự Chủ; nhìn ra ngoài vườn, tuyết phủ trắng xóa. Tuy tuyết lạnh nhưng cõi lòng tôi  ấm lại, vì cảm nhận được kiến thức của tổ tiên ta không thua bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Điều cảm nhận nằm trong bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, với sử liệu  sau đây: “Tháng 9, ngày 15 năm Hồng Đức thứ 13 , giờ Tuất , nguyệt thực.”

Khoa học cho biết, khắp nơi trên thế giới đều có thể thấy nguyệt thực xảy ra cùng thời gian. Tò mò thử xem người Trung Quốc bấy giờ có thấy giống như ta hay không. Vào thời đó nước ta dùng lịch Hiệp Kỷ, ghi giờ Tuất, tức khoảng từ 19 giờ  đến 21 giờ tối; niên hiệu Hồng Đức tức Vua Lê Thánh Tông.

Nếu Âm Lịch Việt Nam lúc bấy giờ giống với Trung Quốc, phía Trung Quốc dùng lịch Đại Thống, ắt phải ghi như sau: Tháng 9 ngày 15 năm Thành Hóa thứ 18, Thành Hóa tức niên hiệu Vua Hiến Tông nhà Minh.

Mở Minh Thực Lục ra, đúng ngày, tháng, năm nêu trên, sử Trung Quốc ghi: “Dạ vọng nguyệt thực; miễn bách quan minh nhật tảo triều夜望月食,免百官明日早”. Có nghĩa là: “Trong đêm nhìn lên trời thấy nguyệt thực, ngày hôm sau miễn cho bách quan khỏi phải vào triều sớm”. Rõ ràng về lịch pháp vả khoa thiên văn của ta lúc bấy giờ không thua gì Trung Quốc, những điều ta thấy thì Trung Quốc cũng thấy y như vậy.

Lại tò mò thêm với câu hỏi kiến thức của cha ông ta lúc bấy giờ có được văn minh Tây phương chia sẻ hay không? Làm việc này phải mượn bảng Nhị Thiên Niên Trung Tây Lịch Chuyển Hoán để đổi ngày tháng năm Âm Lịch nêu trên, ra Dương Lịch. Kết quả cho biết, đó là ngày 26/10/1482.

Tra Google, được biết ngày 26/10/1482 xảy ra nguyệt thực trên thế giới như sau: “A partial eclipse of the Moon occurred on 26 October, 1482 UT Old Style, with maximum eclipse at 16:41 UT. The Moon was strikingly shadowed in this deep partial eclipse which lasted 3 hours and 17 minutes, with 89% of the Moon in darkness at maximum.

 The penumbral eclipse lasted for 5 hours and 44 minutes. The partial eclipse lasted for 3 hours and 17 minutes. Maximum eclipse was at 16:41:54 UT.

(Nguyệt thực từng phần xảy ra vào ngày 26 tháng 10 năm 1482 Giờ quốc tế Lịch Cũ; với nguyệt thực cực điểm vào lúc 16:40 Giờ quốc tế. Mặt trăng bị che bởi nguyệt thực từng phần trong vòng 3 giờ 17 phút; với tối đa là 89% bị che phủ.

Nguyệt thực toàn phần trong vòng 5 giờ 44 phút, từng phần trong vòng 3 giờ 17 phút, cực điểm vào lúc 16:41:54 Giờ quốc tế).

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Khoa thiên văn của ta ngày xưa cũng thấy được nguyệt thực cùng ngày với Trung Quốc, Tuyệt quá, tự hào quá đi mất!

    Trả Lời
    Nguyễn Đình Cống 10/02/2021 at 1:45 pm
    Dự đoán được Nguyệt thực sẽ xảy ra mới là “Khoa Thiên văn”, còn nhìn thấy Nguyệt thực thì mọi người đều có thể . Việc ghi lại ngày giờ nó xảy ra thì một người biết chữ bất kỳ nào cũng làm được. Tuyệt cái gì, tự hào vì cài gì?


    CHUYẾN NÀY phải vực dậy Nhà Thiên văn Nguyễn Quang Riệu ĐÃ và ĐANG lang thang giữa Giải Thiên Hà Ngân Hà HAY ít ra là Nhà Vũ trụ học TRINH XUÂN THUẬN lật lại xem cái Kỳ diệu của Trụ vũ !!!

    ************************************
    WHO ? 10 thằng Chuyên gia chuyên làm hàng giả !!!
    **********************************

    Đại Hán bôi Đen …10 thằng Chuyên gia tẩy thành Trắng
    Nguồn gốc Siêu vi Trung C..uốc thế là xong ! Phẳng bằng !
    WHO ? 10 thằng Chuyên gia chuyên làm hàng giả !!!
    Có 1 thằng đến từ Xứ Vệ lại vượt biển qua băng
    Sống nước Kenya xứ Bố bác Ô-Ba-Má
    Hồng đế Tập Cận Bình tống vào mồm chúng gẫy răng
    Sáng đi điều tra Viện Siêu vi Trung C..uốc Ngô Cẩu
    Chiều thăm Viện bảo tàng Hàng giả có ngượng chăng ???
    Chắc mụ Người dơi Cái Thạch Chính Lệ nữ phù thủy
    Thảy cái ‘tày háy’ vào mồm 10 thằng Chuyên làm Tin giả bẻ măng
    Khiến chúng đê mê mê ly như con Tê Mê ‘chim’ tê giác
    Quên cả cái mụ Người dơi Cái Thạch Chính Lệ bà Chằng !
    Eo ơi Thời Đồ đểu Chí Phèo Hồ Chí Meo toàn phạm thị hoài Bác
    Bác HÙ bác MAO xếnh xáng toàn Mao đầy LÔNG trương căng !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Dự đoán được Nguyệt thực sẽ xảy ra mới là “Khoa Thiên văn”, còn nhìn thấy Nguyệt thực thì mọi người đều có thể . Việc ghi lại ngày giờ nó xảy ra thì một người biết chữ bất kỳ nào cũng làm được. Tuyệt cái gì, tự hào vì cài gì?

    • Nhưng mà cái việc sưu tra qua lại của tác giả thì cũng tuyệt. Hơn người chỉ việc chui vào thùng, trở thành thùng nhân, và nhảy ra khỏi thùng là trở thành tổng bí thư.

    • Để đoán định được khi nào nguyệt thực hay nhật thực xẩy ra cần phải dựa trên định luật hấp dẫn và các định luật về chuyển động của Newton. Việc chép lại sự kiện là năm 1482, khi đó Newton chưa ra đời (ông sinh năm 1643) vậy nên nhận xét của ông Cống thực sự chuẩn xác.

      Tất nhiên đòi hỏi các nhà chép sử hay viết sử biết vật lý là điều xa xỉ!

  3. Khoa thiên văn của ta ngày xưa cũng thấy được nguyệt thực cùng ngày với Trung Quốc, Tuyệt quá, tự hào quá đi mất!

Leave a Reply to Nguyễn Đình Cống Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây