Lộ diện ‘Tứ trụ’ và sự khó đoán định gia tăng trong chính trị Việt Nam

Nghiên Cứu Quốc Tế

Lê Hồng Hiệp

17-1-2021

“Chính trị là nghệ thuật của những điều có thể”. Câu nói nổi tiếng của chính trị gia người Phổ Otto Von Bismarck hàm ý rằng các chính trị gia đôi khi phải thỏa hiệp với nhau để đạt được những giải pháp mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận. Những thỏa hiệp như vậy thường biến những giải pháp chính trị dường như là không tưởng trở nên khả dĩ. Một ví dụ điển hình cho câu nói này chính là kết quả của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa 12.

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của ĐCSVN, diễn ra trong hai ngày 16-17/01/2021, đã đưa ra quyết định về các vị trí nhân sự hàng đầu của Việt Nam, vốn sẽ được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 sắp tới của Đảng. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ hội nghị cho thấy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ cương vị tổng bí thư và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề bạt làm chủ tịch nước. Trong khi đó, vị trí thủ tướng sẽ do ông Phạm Minh Chính, hiện là trưởng ban tổ chức trung ương, tiếp quản, và ông Vương Đình Huệ, cựu phó thủ tướng chính phủ và hiện là bí thư thành ủy Hà Nội, sẽ trở thành tân chủ tịch quốc hội.

Việc Trung ương Đảng chấp thuận để Tổng Bí thư Trọng, hiện 77 tuổi, ở lại dù tuổi cao, sức yếu và đã hết giới hạn nhiệm kỳ là một điều bất ngờ đối với hầu hết các nhà quan sát chính trị Việt Nam. Trong một bài bình luận vào tháng 9 năm 2020, tác giả bài biết này cho rằng có khả năng ông Trọng sẽ ở lại sau Đại hội 13 nhưng trên cương vị chủ tịch nước chứ không phải tổng bí thư. Điều này là do trong khi Đảng có thể một lần nữa coi ông Trọng là “trường hợp đặc biệt” để miễn giới hạn tuổi tác cho ông, thì Điều lệ của Đảng quy định rằng “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”.

Vì ông Trọng đang đảm nhiệm nhiệm kỳ tổng bí thư thứ hai và đảng chưa công bố bất kỳ ý định nào sẽ sửa đổi điều lệ, giới hạn nhiệm kỳ sẽ là trở ngại lớn nhất để ông có thể ở lại trên cương vị tổng bí thư. Tuy nhiên, quyết định được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 có nghĩa là việc sửa đổi điều lệ Đảng sẽ được tiến hành ngay tại Đại hội 13 để mở đường cho ông Trọng tiếp tục ở lại.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng được nhiều người cho là sẽ nghỉ hưu nếu không giành được vị trí tổng bí thư. Điều này là do ông Phúc, hiện 67 tuổi, đã vượt quá giới hạn 65 tuổi để tái cử vào Bộ Chính trị, trong khi thông lệ là chỉ có một trường hợp đặc biệt được áp dụng cho vị trí tổng bí thư. Tuy nhiên, Hội nghị Trung ương 15 đã quyết định lần này ông Phúc sẽ được coi là trường hợp đặc biệt thứ hai để có thể ở lại đảm nhiệm chức Chủ tịch nước.

Việc sắp xếp để ông Phạm Minh Chính đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Chính phủ và ông Vương Đình Huệ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Quốc hội ít gây ngạc nhiên hơn. Tuy nhiên, việc ông Chính được đề bạt nắm giữ chức thủ tướng cũng là một sự phá vỡ truyền thống vì từ năm 1986 đến nay, vị trí này luôn được dành cho một trong các phó thủ tướng của nhiệm kỳ trước, một vị trí mà ông Chính chưa từng đảm nhiệm. Hơn nữa, việc không có chính trị gia miền Nam nào nắm giữ một trong bốn vị trí cao nhất có nghĩa là Đảng cũng đã quyết định gạt qua một bên một thông lệ quan trọng khác, đó là duy trì sự cân bằng vùng miền trong bốn vị trí hàng đầu của đất nước. Để bù đắp cho điều này, một trong những chính trị gia miền Nam trong Bộ Chính trị tiếp theo được dự kiến sẽ nắm giữ ghế thường trực Ban Bí thư, vị trí chính trị số năm trong hệ thống thứ bậc của ĐCSVN.

Tất cả những thay đổi trên là chưa có tiền lệ. Quyết định của các nhà lãnh đạo Đảng chấp nhận phá vỡ các chuẩn tắc đã được thiết lập để thực hiện những thay đổi này cho thấy rằng họ đã có những mặc cả, thỏa hiệp đáng kể với nhau để biến những giải pháp dường như là không thể trở thành hiện thực. Bên cạnh lý do thuận tiện chính trị, các xoay sở của họ để đàm phán các lựa chọn hạn chế và vượt qua những ràng buộc về hoàn cảnh và thể chế cũng là điều đáng kể. Mục tiêu cuối cùng của họ là đưa ra được một cơ cấu lãnh đạo mới được tất cả các phe nhóm chấp nhận. Trong quá trình này, việc thể chế hóa “chính trị kế nhiệm” của Đảng có thể tạm thời bị bỏ qua một bên.

Các quyết định về nhân sự “tứ trụ” và những thay đổi về thể chế được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 sẽ có những tác động quan trọng đối với ĐCSVN và triển vọng chính trị Việt Nam trong những năm tới. Những diễn biến tiếp sau Đại hội 13 cho tới hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng sẽ là những chỉ dấu quan trọng cho thấy, Đảng sẽ xử lý như thế nào những hậu quả có thể xảy ra xuất phát từ việc Đảng rời xa các chuẩn mực đã được thiết lập, đặc biệt là sự bất ổn và khó đoán định ngày càng tăng trong “chính trị kế nhiệm” cấp cao của Đảng.

Hiện tại, một câu hỏi đặt ra trước mắt là liệu các quyết định được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 có được thông qua bởi 1.590 đại biểu tham dự Đại hội 13 của Đảng hay không? Mặc dù khả năng một số quyết định này bị đảo ngược ở đại hội là rất thấp, chúng ta không nên hoàn toàn bác bỏ khả năng này.

Rốt cuộc, các chính trị gia Việt Nam đã chứng minh họ là bậc thầy về “nghệ thuật của những điều có thể”. Vì vậy, những thay đổi vào phút chót, cho dù có xác suất thấp đến mức nào, vẫn có thể xảy ra một lần nữa.

Bình Luận từ Facebook

11 BÌNH LUẬN

  1. “Hiện tại, một câu hỏi đặt ra trước mắt là liệu các quyết định được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 có được thông qua bởi 1.590 đại biểu tham dự Đại hội 13 của Đảng hay không? Mặc dù khả năng một số quyết định này bị đảo ngược ở đại hội là rất thấp, chúng ta không nên hoàn toàn bác bỏ khả năng này.” => Đại hội bầu ra TW dựa trên danh sách có sẵn, rồi đại hội giải tán. TW bầu BCT và TBT. Nên đại hội không có quyết định gì đến nhân sự cấp cao nhất, “nhà nghiên cứu” ơi.

  2. Có thể nào tạp chí gọi là “Nghiên cứu chính trị” mà tên gọi của nó nghe sang trọng
    qúa khi hàm chứa tính “hàn lâm” nhằm tạo ra “credit” thì rốt cuộc chỉ là 1 cơ quan
    tuyên truyền cho nhà nước CsVN.? Ai đọc kỹ hết thì mới ngô ra được ?
    Đó là nghi vấn đáng chú ý nhất cho toàn thể đồng bào VN. trong & ngoài nước.

    • Đồng ý quan điểm này của Khách Quan. Đọc bài viết sẽ thấy là Tác giả là người được một nhân vật nào đó của BCT / CSVN tín nhiệm mà đưa tin mật ra để viết bài với mục đích là thăm dò dư luận, do đó, bài viết không thể gọi là phân tích nghiên cứu khách quan, vì không có cơ sở lý thuyết hay thực nghiệm nào gọi là khảo hướng khả tín, trong khi các bình luận gia chỉ đoán mò.
      Bài viềt mở đầu bằng tiền đề là:
      “Chính trị là nghệ thuật của những điều có thể”. Câu nói nổi tiếng của chính trị gia người Phổ Otto Von Bismarck hàm ý rằng các chính trị gia đôi khi phải thỏa hiệp với nhau để đạt được những giải pháp mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận.”
      Câu nói của Bismarck được sử dụng trong thời quân chủ của Đúc và về sau khá phổ biền trong các nước dân chủ phương Tây, không thể áp dụng cho CSVN. Đảng CSVN không có sử dụng dân chủ hay thoả hiệp tạm thời với ai, họ đấu đá nội bô vì quyền lợi kinh tế vùng miền, giết nhau không thương tiếc, đo là chuyện hiển nhiên.
      Bài viết kết lụận là:
      “Rốt cuộc, các chính trị gia Việt Nam đã chứng minh họ là bậc thầy về “nghệ thuật của những điều có thể”. Vì vậy, những thay đổi vào phút chót, cho dù có xác suất thấp đến mức nào, vẫn có thể xảy ra một lần nữa.”
      Giải pháp cuối cùng cho vấn đề nhân sự là chia chác quyền lợi cá nhân và phe nhóm một cách bắt đắc dĩ, không phải là thoả hiệp trong các chính sách để giải quyết các vấn đề trọng đại của đất nước. Tác giả lấy cơ sở gì mà khen họ là bậc thầy trong các thoả hiệp
      Đây là một lối ca ngợi Đảng CS và người cho tín và là sai lầm nghiêm trọng trong tư duy của nhà nghiên cứu.

  3. Thôi rồi Việt Nam lại trở lại bị tàu hoá. Phạm Minh Chính là tác giả của cái bộ luật chết yểu “luật đặc khu kinh tế” dâng đất cho Tàu

  4. Trà Đá Vỉa Hè có bình trong bài: “Dũng – Sang đánh nhau, Phú Trọng đắc lợi” , tin rò rỉ như sau:
    -Tổng bí thư-Nguyễn Phú Trọng đạt 82% phiếu.
    -Chủ tịch quốc hội-Phạm Minh Chính đạt 90% phiếu.
    -Thủ tướng-Vương Đình Huệ đạt 90% phiếu.
    -Chủ tịch nước-Nguyễn Xuân Phúc đạt 95% phiếu.
    Được ghi nhận comment này post lúc 16/01/2021 at 8:52 pm
    Bài gốc trang này được ghi nhận lên trang nghiencuuquocte ngày 17/1/2021.
    Chỉ khác ở chỗ vị trí thủ tướng và CTQH.
    Trà đá mà không vỉa hè tí nào

  5. Một ban chấp hành trung ương mới.
    Một lớp biệt phủ, biệt thự, lầu son gác tía mới.
    Một khối nợ mới chất lên đầu lên cổ ngót trăm triệu dân, để chứng tỏ thiên tài lãnh đạo của đảng đang làm thế giới lác mắt.

  6. Cụ đồng chí ngài hào kiệt giáo sư tiến sĩ chuyên ngành xây dựng đảng Nguyễn Phú Trọng Lú tái cử một nhiệm kỳ nữa đã đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân cả nước tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của ngài.
    Nhiệm kỳ qua, ngài thổi lò tôn chống tham nhũng khiến củi khô củi ướt đều cháy sạch.
    Chỉ có điều tối thiểu là chống tham nhũng thì phải kê khai tài sản công khai minh bạch, ngài lại cho là chuyện “nhạy cảm, riêng tư” cố tình gạt bỏ.
    Có lẽ tại bệnh lú của ngài quá nặng rồi sao ?

  7. Chẳng có chó gì mà phải tuyệt mật, thì thào. Một cái đảng một mình một chợ bầu bán rón rén như thằng vụng trộm, chính danh minh bạch ở đâu, cô bà buôn thúng bán bưng anh nhân công thì không cần biết thằng chó nào lên xuống.
    Phường nghị Trung ương lần thứ 15 này là lật bài ngửa rồi, đoán trật nữa thì cởi dùm cái áo tiến sỹ kỹ sư đi.
    Bậc thày con khỉ, việc biến một ngôi làng, vườn rau thành bãi tha ma mới đúng là bậc thày không gì mà không dám làm.

  8. “nghệ thuật của những điều có thể” có thể không xảy ra, cái gì đến sẽ đến. Hệ thống chính trị kế nhiệm đã trở nên hỗn loạn… trong trật tự.
    Sau đại hội XI, Trọng sai sứ Hoàng Bình Quân sang Tàu để báo cáo đại hội thành công lấp lánh. Sau ĐH 13 cũng sẽ là 1 Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng táo Tàu sang Bắc Kinh kính thưa kính gửi.

Leave a Reply to Dân Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây