Tiết chế và cân bằng (Checks and Balances)

Phạm Quang Tuấn

1-1-2021

Đặc tính nổi bật nhất của cơ chế chính trị Mỹ là các biện pháp tiết chế và cân bằng quyền lực (checks and balances). [Checks: nghĩa thông thường là kiểm tra, kiểm điểm, nhưng ở đây có nghĩa là ngăn chặn hành động lạm dụng quyền hành.]

Những nhà lập hiến Mỹ và các nhà làm luật kế tiếp sợ nhất là độc tài, nên họ đã phân chia quyền lực chính trị đến mức tối đa để không cá nhân nào có thể nắm hết. Quyền nào cũng bị một cơ quan khác giới hạn, tiết chế. Nhờ vậy, hệ thống chính trị Mỹ đã không thể bị một kẻ dân túy ham mê quyền lực như Donald Trump lũng đoạn, dù đã lôi cuốn được một số dân đáng kể tin tưởng tới mức điên cuồng.

Những nguyên tắc checks and balances này được thực hiện rất cụ thể qua hiến pháp và pháp luật chứ không phải chỉ mù mờ như phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ở CHXHCNVN.

Nguyên tắc tam quyền phân lập chỉ là một khía cạnh của checks and balances. Mỗi quyền trong tam quyền còn được phân tản thêm nữa. Quyền lập pháp được phân chia giữa thượng viện và hạ viện. Nó cũng được chia sẻ cho tổng thống với quyền phủ quyết, nhưng phủ quyết lại có thể bị Quốc hội bác bỏ bằng 2/3 số phiếu. Các bộ trưởng của hành pháp phải được Thượng viện chấp thuận.

Trong mỗi ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp, quyền hành cũng được phân chia giữa liên bang và các tiểu bang.

Các quyền hành pháp và tư pháp cũng lại bị giới hạn bởi hệ thống tư pháp, các tòa án – mà cao nhất là tối cao pháp viện – có thể bác bỏ các đạo luật hay sắc lệnh mà họ cho là vi hiến.

Các thẩm phán TCPV được tổng thống đề cử và thượng viện chấp thuận, và có thể bị xử (luận tội) bởi quốc hội. Quốc hội cũng có thể hạn chế quyền phúc thẩm của TCPV. Và nếu có đủ đa số, quốc hội và các tiểu bang có thể sửa đổi hiến pháp, tức là vượt qua (override) TCPV (vì TCPV phải xét xử theo hiến pháp).

Các chính trị gia thừa biết những checks and balances này. Vì vậy, khi dân biểu Louie Gohmert (Texas) đâm đơn đòi tòa án sửa đổi luật bầu cử Mỹ để giao cho phó tổng thống Pence toàn quyền nhận hay bác các phiếu bầu Tổng thống và phó TT của đại cử tri các bang trong buổi đếm phiếu 6/1, tức là thực tế giao cho phó TT toàn quyền tự bầu cho… mình, thì đó chỉ là một trò hề chính trị rất nhạt nhẽo.

Thực ra, vai trò chủ tọa buổi đếm phiếu ở quốc hội của Pence chỉ có tính cách lễ nghi, bảo đảm cho các nghi thức tiến hành trật tự (như hầu hết các vai trò chủ tọa). Ngay cả cuộc đếm phiếu cũng chỉ là một nghi thức, vì các tiểu bang đều đã ký xác nhận phiếu của các đại cử tri theo đúng hiến pháp và pháp luật.

Một điểm “hề” nữa là vì không biết kiện ai, nên Gohmert đã kiện… Pence để bắt Pence phải lựa chọn tổng thống theo ý của… Pence!

Mục đích của trò hề này – cũng như các trò phá rối khác của Trump và bè lũ – chỉ là để kiếm thêm phiếu của dân cuồng Trump cho lần bầu cử sơ bộ (primary) tới, khi đảng của mình (CH) bầu ra một đại diện để tranh cử quốc hội. Các cuộc bầu sơ bộ này chính là lý do mà Trump nắm chuôi đảng Cộng hòa và các chính trị gia dân cử của đảng này sợ Trump như cọp, dù Trump sắp mất ghế. Chỉ cần Trump công kích ai là cử tri CH sẽ không cho người đó qua vòng loại primary và sự nghiệp chính trị của người đó kể như kết thúc.

Trong mấy tuần qua Trump đã không ngần ngại sử dụng vũ khí này để hăm dọa hay dày đạp những người cùng đảng của mình. (Tuy nhiên, đối với Tối cao Pháp viện thì Trump bất lực, vì họ không phải dân bầu, và ngược lại họ cũng không ngần ngại bác bỏ những đòi hỏi phản hiến pháp, tức là phản quốc, của Trump.)

Sẽ không có tòa nào chấp thuận đòi hỏi ngớ ngẩn của Gohmert. Và, dù (nếu trời sập!) các tòa án (kể cả TCPV) đồng ý với đòi hỏi đó, thì cũng không đời nào Pence dám đi ngược lại ý dân, ngược hiến pháp, và ngược mấy trăm năm truyền thống, để một mình phá hủy hệ thống chính trị của Mỹ và tự phong cho liên danh của mình làm lãnh đạo nước Mỹ nhiệm kỳ tới!

Sự hèn nhát của các chính khách đảng CH và sự điên cuồng, mất lý trí của các fans của Trump đã lên tới cực điểm. Nhưng những cơ chế checks and balances của Mỹ đã hoạt động tuyệt vời, và cho đến nay, dù bị Trump và đồng bọn phá hoại đến mức tối đa, mọi việc vẫn tiến hành trơn chu theo thời khóa biểu, chưa hề bị chậm trễ dù chỉ một giờ.

Tin mới nhất: Pence yêu cầu tòa bác đơn kiện của Gohmert!

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Nhờ vậy, hệ thống chính trị Mỹ đã không thể bị một kẻ dân túy ham mê quyền lực như Donald Trump lũng đoạn, dù đã lôi cuốn được một số dân đáng kể tin tưởng tới mức điên cuồng.

    73 TRIỆU CỬ TRI MỸ BẦU CHO TRUMP LÀ ĐIÊN CUỒNG ?

  2. GIÁO SƯ TUẤN ƠI, TRONG CÂU VĂN GS VIẾT ” CHECKS” CÓ NGHĨA LÀ ĐỘNG TỪ

    [Checks: nghĩa thông thường là kiểm tra, kiểm điểm, nhưng ở đây có nghĩa là ngăn chặn hành động lạm dụng quyền hành.]

    CÔNG NHÂN GS GIỎI TIẾNG ANH NHƯNG DỐT TIẾNG VIỆT

    noun
    plural noun: checks

    1) an examination to test or ascertain accuracy, quality, or satisfactory condition.
    “a campaign calling for regular checks on gas appliances”

    2) a stopping or slowing of progress.
    “there was no check to the expansion of the market”

  3. Dân biểu Louie Gohmert đã từng là chánh án. Ông ta biết rất rõ việc ông ta làm là vô bổ, nhưng tại sao ông ta cứ tỉnh bơ khuậy. Chắc chắn ông ta không ngu. Cụ thể là vì sau này tranh cử 82022), ông rất cần phiếu những fans của Trump và cần sự ủng hộ của Trump.

    Gohmert cứ khuậy cho chủ Trump vui. Sau này có ra sao, Gohmert sẽ trả lời với Trump: Dạ em đã làm hết mình, nhưng rất tiếc tòa xử không như chúng ta muốn muốn.

    Tóm lại, hầu như các dân biểu cộng hòa không ưa Trump, nhưng họ cần phiếu của Fans Trump nên họ đành “chiụ đấm ăn xôi” tối thiểu là trong lúc này.

    Sau này khi Trump mất quyền lực, chính những dân biểu này sẽ là người tố Trump đầu tiên.

Leave a Reply to Coni Nguyễm Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây