Tổng kết cuối năm: Việt Nam nhìn từ bên trong

Viet-Studies

Quách Hạo Nhiên

24-12-2020

Nhìn từ bên trong là nhìn với tinh thần tự vấn, tự soi rọi chính mình. Nhìn từ bên trong vì thế, đòi hỏi sự dũng cảm để dám trung thực với bản thân và cộng đồng, dân tộc. Một quốc gia, một dân tộc, một xã hội mà “hệ điều hành”, vận hành không dựa trên những giá trị nền tảng có tính chuẩn mực, phổ quát; trái lại, chỉ thừa mứa sự giả dối và ảo tưởng đó là dấu hiệu của sự tha hóa và suy đồi. Quốc gia, dân tộc như thế khó có thể nói đang phát triển ổn định hay bền vững cho dù những chỉ số tăng trưởng thuần túy về kinh tế có thuộc tốp đầu thế giới.

1. Đại hội Đảng các cấp, vi rút Vũ Hán và bão lũ miền Trung

Để chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc lần thứ XIII (dự kiến cuối tháng 01 đến nửa đầu tháng 02/2021), gần như cả năm 2020, Đảng ta đã tập trung mọi nguồn lực để chuẩn bị trong bối cảnh con vi rút Vũ Hán càn quét toàn cầu. Ngoài ra, trong khoảng 2 tháng cuối năm (từ tháng 10 đến đầu tháng 12), khúc ruột miền Trung còn hứng chịu thêm một đợt bão lũ rất nghiêm trọng.

Nếu như việc tập trung đối phó với con vi rút Vũ Hán bằng những bước đi căn cơ và hiệu quả, được bạn bè thế giới ngưỡng mộ, thì ngược lại, hình ảnh cờ hoa tràn ngập trong vô số Đại hội Đảng các cấp đã phơi bày một nghịch lý đáng suy ngẫm: Đảng bao giờ và lúc nào cũng quang vinh, “đi trước”, hưởng trước còn đại bộ phân dân chúng, nhìn chung, vẫn nghèo xơ xác và lũ lượt theo sau.

Chưa có một thống kê nào về tổng chi phí (cờ, hoa, băng rôn, khẩu hiệu, in ấn tài liệu, quà tặng đại biểu…) dành cho cuộc tổng tập dượt này nhưng có một điều chắc chắn kinh phí ấy là tiền thuế của hơn 90 triệu đồng bào trong và ngoài nước góp vào. Tiêu pha cho những việc hình thức như thế có đáng không chắc chắn là một câu hỏi bức thiết về khoa học thống kê nhưng sẽ không cần thiết với đại bộ phận dân chúng đang rất cần có miếng bỏ vào mồm trong bối cảnh đại dịch và bão càn, lũ quét.

Thế nên, như thường lệ, truyền thông chính thống vẫn luôn làm tốt chức năng tuyên truyền và định hướng của mình. Tinh thần tương thân, tương ái; lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát – một truyền thống quý báu của dân tộc mấy ngàn năm nghèo đói – đương nhiên là “món ăn tinh thần” ngon, bổ, rẻ trong bối cảnh buộc phải phong tỏa, cách ly toàn xã hội. Dân chúng phần vì sợ chết, phần vì đã quen chịu đựng nên nhìn chung là ngoan ngoãn ngồi nhà đọc báo điện tử, chia sẻ cách rửa tay phòng chống dịch; số khác thức thời hơn thì lên mạng xã hội chém gió để bán khẩu trang dỏm và nước sát khuẩn không rõ nguồn gốc; hoặc không thì kiếm tiền bằng những câu chuyện nóng, sốt, giật gân…

Ngoài ra, để tạo hiệu ứng tuyên truyền trong bối cảnh dân chúng không thể đi đâu ngoài việc ở nhà cầm điện thoại lướt mạng thì việc tạo ra những anh hùng xuất chúng có công dẫn dắt dân tộc qua cơn bĩ cực là phương pháp dễ thực hiện. Thế nên, ngài Phó thủ tướng trực tiếp chỉ huy trận địa phong chống Covid, các nhà tư bản sắm vai Mạnh Thường Quân, các “anh hùng ATM gạo” hay về sau là cô ca sĩ nọ ngay lập tức trở thành những vị anh hùng hay bà tiên giáng trần để cứu nhân độ thế.

Có ơn phải trả (lại một truyền thống quý báu nữa) nên thơ và nhạc là hai món tủ, món ruột không thể thiếu để dân chúng thay phiên nhau thể hiện lòng biết ơn của mình trước Đảng, Chính phủ cũng như cô ca sĩ có tấm lòng Bồ Tát trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.

Tóm lại, năm 2020, dù buộc phải phong tỏa toàn xã hội để đối phó với vi rút Vũ Hán (đợt 1) và bão lũ càn quét các tỉnh miền Trung trong hai tháng cuối năm nhưng Đại hội đại biểu các cấp toàn quốc của Đảng ta vẫn diễn ra đúng tiến độ và thành công mĩ mãn. Sự thành công này một lần nữa cho thấy sự tài tình và sáng suốt của toàn hệ thống chính trị.

Dẫu vậy, nếu đặt sự tài tình và sáng suốt ấy bên cạnh bức tranh về sự xác xơ của một bộ phận dân chúng khi phải xếp hàng nhận gạo, mắm, muối từ các nhà từ thiện; sự trần trụi, tang thương của đồng bào miền Trung trong cơn bão lũ sẽ cho thấy một Việt Nam ẩn sâu bên trong là những mảng lở loét, bầy nhầy, nham nhở…

Nói khác đi, đó là bức tranh tổng thể về sự tương phản rất giống với bức tranh trong “Sở kiến hành” (Những điều trông thấy trên đường) mà cụ Nguyễn Du đã vẽ cách đây mấy trăm năm. Hóa ra, cuộc sống của quan và dân ở xứ sở này từ bấy đến nay về cơ bản vẫn không có gì thay đổi: Quan đương nhiên cao sang, quyền quý, xa hoa ăn trên ngồi trước; còn dân đương nhiên vất vả, cùng cực, chịu đựng và mang ơn…

2. Tầng lớp trí thức nhìn từ sự cố sách giáo khoa lớp 1

Bàn về vai trò và trách nhiệm của người trí thức trong xã hội, học giả Nguyễn Văn Trung có một định nghĩa rất hay:

“Người trí thức không phải là người có kiến thức đại học hoặc sau đại học, mà là người có kiến thức chuyên sâu nhờ đọc sách và kinh nghiệm tiếp xúc. Thực ra, điều cốt yếu đáng nói không phải là vốn kiến thức, mà là thái độ trí thức đối với các vốn ấy và, nhất là, đối với những vấn đề cuộc sống trước mặt đặt ra.”

Nhà văn hóa Cao Huy Thuần cũng có cái nhìn và cách nói rất độc đáo:

“Ai đánh thức không cho xã hội ngủ người ấy là trí thức, bất kể họ là ai. Bởi vì trí thức không có vai trò nào khác, họ là và chỉ là lương tâm của thời đại.”

Việt Nam đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện. Trong xu thế toàn cầu hóa về tri thức và văn hóa, theo tôi, đây là một chủ trương đúng và cần thiết.

Có người nói vấn đề quan trọng nhất của cuộc đổi mới lần này là phải xác định và đề ra triết lý giáo dục rồi mới bắt tay vào làm các khâu còn lại trong đó có vấn đề biên soạn sách giáo khoa phổ thông các cấp. Quan điểm này, theo tôi là không sai. Tuy vậy, từ thực tế về bối cảnh và điều kiện của Việt Nam hôm nay, tôi nghĩ việc lựa chọn những người “cầm trịch” để lèo lái con thuyền giáo dục mới là yếu tố mang tính quyết định nhất.

Triết lý giáo dục đương nhiên cần thiết vì là kim chỉ nam có tính định hướng chung. Nhưng triết lý cũng do chính con người nghĩ ra nên quyết định nhất vẫn là yếu tố con người. Cho dù có xác lập một triết lý hay ho đến đâu đi nữa nhưng vẫn sử dụng những con người cũ để triển khai thì cũng khó tạo nên những đột phá theo hướng tích cực, tiến bộ. Sự cố về bộ sách Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Diều thời gian qua đã ít nhiều cho thấy điều đó.

Hay nói khác đi, qua sự cố này đã cho thấy sai lầm lớn nhất của việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở Việt Nam hiện nay là vẫn không/chưa thể tập hợp được hết những cá nhân ưu tú và tử tế nhất của đất nước để cùng chung tay gánh vác sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Ngoài ra, nhìn vào thái độ của các “cây đa cây đề” liên quan trực và gián tiếp đến những sai sót trong sách lớp khoa lớp 1 nhóm Cánh Diều (cả những người biên soạn lẫn Hội đồng thẩm định) cho thấy văn hóa, giáo dục và xã hội Việt Nam còn lâu mới có thể phát triển theo hướng văn minh và tiến bộ.

Việc các “cây đa cây đề” với vai trò đầu tàu, dẫn dắt nhưng luôn ngụy biện, bao biện không thừa nhận những sai lầm của mình đã phơi bày bản chất thật rất đáng hổ thẹn của họ trước “những vấn đề cuộc sống đặt ra”. Không hổ thẹn sao được khi mà chính họ luôn mạnh miệng chỉ trích các quan chức trong bộ máy chính quyền khi những người này mắc sai phạm nhưng đến lượt mình gây ra lỗi lầm thì không có dũng khí của một kẻ sĩ chân chính. Đã vậy, khi làm giáo dục họ đặt mục tiêu phải làm sao hình thành phẩm chất trung thực, tư duy độc lập, phản biện cho thế hệ trẻ nhưng chính họ chứ không phải ai khác lại là những người bảo thủ, định kiến và hẹp hòi nhất khi không chịu thừa nhận những điều trên từ người khác.

Không dừng lại ở đó, lâu nay những “cây đa, cây đề” này vốn là thần tượng của rất nhiều người trong xã hội. Đặc biệt, vây quanh họ là những cá nhân với mối quan hệ cộng sinh về danh lợi trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và truyền thông báo chí (đồng nghiệp, bè bạn, học trò qua các thế hệ…). Vì mối quan hệ cộng sinh về danh lợi này nên khi các “cây đa cây đề” phạm phải sai lầm chẳng mấy người dám lên tiếng đối thoại bằng tinh thần trách nhiệm và nhất là “lương tâm thời đại” của kẻ sĩ chân chính. Ở giác độ văn hóa, đây là sự cộng sinh suy đồi vì nó nhân danh sự “tương kính”, “tôn sự trọng đạo” hay “kính lão đắc thọ” giả hiệu mà bất chấp hậu quả cùng những hệ lụy lâu dài về sau.

Cuối cùng, một vấn đề quan trọng nhưng hiếm người đề cập đó là nhìn chung, lâu nay hầu hết các dự án, đề án liên quan đến kinh tế, văn hóa, giáo dục mang tầm quốc sách đều do các nhân sĩ, trí thức phía Bắc chủ trì, chi phối và đưa ra các quyết định cuối cùng. Các nhân sĩ, trí thức phía Nam rất ít khi (có cơ hội) tham gia vào các ban bệ, hội nhóm này. Đây là một thực tế từ khi nước nhà thống nhất đến nay. Thực tế này phản ánh rất rõ “năng lực” và “truyền thống lý luận”, sự khôn lõi của nhân sĩ, trí thức phía Bắc đồng thời cho thấy tính thụ động, thờ ơ, không chấp, không quan tâm của nhân sĩ, trí thức phía Nam.

Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Huy Thiệp – một nhà văn phía Bắc đã khái quát về nhân sĩ, “trí thức Bắc Hà” rất sinh động và trần trụi trong truyện ngắn “Kiếm sắc” cách đây hơn 30 năm. Đoạn đối thoại giữa nhân vật vua Gia Long – Nguyễn Ánh với nhân vật Đặng Phú Lân trong “Kiếm sắc” là cái nhìn phản tỉnh cao độ rất đáng trân trọng của Nguyễn Huy Thiệp nhưng tiếc thay, mọi chuyện đến nay vẫn không có gì chuyển biến:

“Ánh hỏi: “Trưa nay khi nói việc ta muốn chôn danh sĩ Bắc Hà, sao ngươi tái mặt?” Lân tâu: “Lân là người Bắc Hà nên tủi phận mình sợ cho mình”.

Ánh bảo: “Ta chỉ ghét bọn chữ nghĩa thôi, còn ngươi là con nhà võ thì sợ gì. Chữ nghĩa chúng nó thối lắm, ngụy biện, xảo trá tinh vi. Hành tung chúng, ta chẳng lo. Toàn lũ ốm o, như dòi chồn hèn mọn cả”.

Lân bảo: “Ða số như thế, chôn cũng đáng. Chỉ có đôi người khá, chúa công được họ thì thêm sang cho chúa công”. Ánh bảo: “Ta không tin bọn nó theo ta. Chúng nó quen tỉ tê với chữ nghĩa thì sẽ coi ta là vô đạo, không có tâm thế. Rửa đầu óc chúng nó mệt lắm…”.

Nhờ có “truyền thống lý luận” hay nói nôm na là sự khôn lõi, bẻm mép nên nhìn chung, nhân sĩ trí thức phía Bắc có đời sống vật chất sống sung túc và giàu có hơn nhân sĩ, trí thức phía Nam. Tuy vậy, nhìn sâu vào bên trong lại thấy họ có vẻ “nghèo”, và hời hợt, khổ sở hơn về phương diện đời sống tinh thần. Đó phải chăng cũng là lý do mà, các nhân sĩ, trí thức phía Nam về cuối đời hiếm khi phải ăn năn, sám hối như không ít trí thức, nhân sĩ phía Bắc (trước khi mất thường viết hồi ký để thanh minh và “nói lại” kiểu như Nguyễn Khải, Nguyễn Đăng Mạnh…- rất khác so với Sơn Nam hay Trang Thế Hy…)?

Âu cũng là quả báo và hệ lụy tất yếu bởi “bút sa gà chết”. Nếu anh không kiểm soát tốt những suy nghĩ và cảm xúc nhất thời của bản thân anh hôm nay; đặc biệt nếu anh không trung thực và tự trọng mà bẻ cong ngòi bút; và một khi đã cụ thể hóa những suy nghĩ và cảm xúc ấy thành ra giấy trắng mực đen thì chắc chắn đó sẽ là bằng chứng mà hậu thế sẽ soi vào, đánh giá.

Rồi đây, những Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử, Đỗ Ngọc Thống… hôm nay sẽ được hậu thế đánh giá một cách công bằng và thỏa đáng nhất là về thái độ trí thức và tầm vóc văn hóa trên cơ sở những gì họ viết ra.

Nhưng thôi, dẫu sao đó cũng là chuyện của tương lai, hiện tại chúng ta hãy cứ hy vọng vì vẫn còn những Bùi Văn Nam Sơn, Cao Huy Thuần, Lê Ngọc Trà, Huỳnh Như Phương…- những nhân sĩ, trí thức đáng kính đang cần mẫn cống hiến trong âm thầm, lặng lẽ chứ không ồn ào, náo nhiệt, xu thời…

3. Bầu Tổng thống xứ cờ hoa/ Mà sao dân Việt chúng ta rần rần

Người viết bài này từng nhận định, người Việt nếu soi kỹ, nhìn kỹ vào bên trong là một dân tộc rời rạc, đầy sân hận và thiếu đoàn kết. Chỉ khi nào cả dân tộc bị đẩy đến bước đường cùng (bị xâm lược bởi ngoại bang hoặc thiên tai tàn khốc…) thì mới biết yêu thương và đùm bọc nhau. Đó phải chăng là lý do mà suốt chiều dài lịch sử, cả dân tộc phải quay cuồng trong các cuộc chiến tranh, đánh đấm triền miên? Hết đánh đuổi các thế lực ngoại bang xâm lược lại quay về “gà nhà bôi mặt đá nhau”. Cũng chính vì say sưa “đá nhau” nên lại tiếp tục bị ngoại bang lợi dụng. Cứ thế, mấy ngàn năm không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của bạo lực, đánh đấm (không chỉ bạo lực về vũ trang mà còn về tinh thần).

Đáng tiếc là “truyền thống” chia rẽ, “mất đoàn kết nội” này hiếm khi được các sử gia và các chuyên gia văn hóa lên tiếng để cảnh tỉnh, thức tỉnh hậu thế. Trái lại, sử sách chỉ réo rắt, tụng ca một chiều về niềm tự hào hay sự gan dạ, dũng cảm, anh hùng của dân tộc khi sơn hà nguy biến.

Tuy cũng không quá bất ngờ về sự ham gây gỗ và “máu me chiến trận” của người Việt nhưng phải nói rằng tôi thật sự kinh khiếp về độ hung hãn của đồng bào mình trong lúc tranh cãi về sự kiện bầu cử Tổng thống Huê Kỳ trên mạng xã hội vừa qua. Tưởng rằng, với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, sẽ mở ra nhiều cơ hội để người Việt tự học, tự rèn luyện nhằm nâng cao nhận thức bản thân. Thế nhưng, về cơ bản đa phần vẫn cứ mông muội, hoang dã và man rợ trong hành xử, ứng xử như thường.

“Việc nhà biếng nhác, việc chú bác làm siêng”. Đại hội Đảng các cấp ở xứ mình băng rôn khẩu hiệu giăng mắc đầy đường nhưng chẳng mấy ai quan tâm còn bầu cử nơi xứ người thì mỗi giây, mỗi phút ai nấy lại hùng hổ chứng tỏ sự thông tuệ, hiểu biết mang tầm “bách khoa toàn thư” và quốc tế.

Thật lạ lùng làm sao, chỉ vì ủng hộ hay không ủng ông Trăm, ông Đen mà từ thường dân cho đến trí thức sẵn sàng lao vào nhau nhất là xem nhau như kẻ thù không đội trời chung.

Chỉ vì ẩn ức và khát khao thoát khỏi sự kìm kẹp của tập đoàn chính trị Tập Cận Bình mà cả dân tộc lại tự bộ lộc và chứng minh cho cả thế giới thấy sự rời rạc và sân hận không thể tin nổi.

Không tự giải quyết vấn đề của chính mình trái lại còn muốn “mượn gió bẻ măng” cho thấy tâm lý nhược tiểu và yếm thế của một dân tộc chưa trưởng thành dù có bề dày lịch lập quốc mấy nghìn năm. Một dân tộc như thế, thử hỏi làm sao có tương lai nếu không tự nhìn lại và thay đổi ngay từ bây giờ?

Thay lời kết

Về cơ bản, Đại hội Đảng là cơ hội để nhìn lại những gì đã làm được và chưa/không làm được; trên cơ sở đó chỉ ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. Tiếp theo là vạch ra lộ trình, đường hướng và mục tiêu cho chặng đường mới.

Được biết, lần này Đảng ta đặt mục tiêu đến giữa thế kỷ 21 Việt Nam “sẽ trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Bỏ qua cái đuôi “định hướng…”, cứ tạm xem mục tiêu như thế là vừa tầm. Vấn đề là làm sao để đạt được mục tiêu ấy khi những nền tảng văn hóa tối quan trọng cấu thành “nội lực quốc gia” đã đang rệu rã hay thậm chí mục ruỗng?

Đồng bằng sông Cửu Long – xương sống về kinh tế nông nghiệp của cả nước đang đứng trước nguy cơ tan rã; “rừng vàng biển bạc” ở những vùng miền còn lại cũng không còn là thế mạnh; nhân sĩ trí thức thì đa phần đang quay cuồng trong hai chữ lợi danh; dân chúng bình dân thì mạnh ai nấy sống; tham nhũng thì đã thành quốc nạn… Trong khi đó, quan trọng nhất là cái “hệ điều hành” chung của quốc gia đã quá cũ kỹ, lỗi thời đã vậy còn rơi vào khủng hoảng (nhân sự cấp cao) thì cơ sở nào để hứa hẹn trong tương lai sẽ lập nên kỳ tích?

Thế nên, nhìn lại và nhìn sâu vào bên trong để hiểu và nhận ra mình đang là ai, đang ở đâu và làm gì là thao tác nhận thức quan trọng nhất lúc này. Nếu không mọi hứa hẹn sẽ chỉ là hoang tưởng và ảo vọng.

Cách đây mấy mươi năm Lưu Quang Vũ từng nói:

“Người ta không thể sống bằng niềm tin đẹp
Bằng áp phích trên tường bằng những lời đanh thép
Phải mang cho mọi người áo mặc cơm ăn
Phải có nhà trường cửa sổ trời xanh
Những bàn tay dám làm, những tấm lòng dám thật
Cuộc đời chẳng dừng chân một phút
Những điều hôm qua tưởng tuyệt vời tốt đẹp
Đến nay thành không đủ nữa rồi
Những người tốt tự bằng lòng với hôm nay
Mai sẽ là kẻ xấu…!”

Liệu rằng, đến giữa thế kỷ 21 ai sẽ dũng cảm tự nhận mình là người tốt hay kẻ xấu trước quốc dân đồng bào?

Bình Luận từ Facebook

10 BÌNH LUẬN

  1. La Chanson d’Amour pour ma chère Ville Natale, Hanoi
    ************************

    66 Hivers et 66 Printemps sont passés
    Depuis cet Automne 1954 de la Grande Séparation Nationale
    -«Oh ma chère Hanoi, peut-être nous serons tous les deux ensemble
    à cet l’été prochain, voire toute l’Année 2021 .. .. »
    -«Mais Vien, tu viendras quand même !
    Et moi, j’en suis certaine.
    Je t’attendrai encore ici à l’Eden de l’Est
    Car toujours j’en ai fait la promesse avec toi, Vien .. .. »

    Mère Vietnam te garde et te protège
    Où que tu ailles dans ce Monde !
    Bouddha et Jésus te bénisse
    Situ les pries

    Je t’attendrai, mon cher Vien ici
    Jusqu’à ce que tu reviennes à ta Ville Natale bien-aimée
    Et attends-tu là-bas, Hanoi
    Notre chère Capitale Immortelle et Eternelle
    Nous nous y retrouverons, mon cher ancien Hanoïen !

    Paris, la Saint-Sylvestre 31/12/2020
    MILLIONS DE GENS HONNËTES VIETNAMIENS = TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT


    Love Song for my dear Hometown, Hanoi
    *************************

    66 Winters and 66 Spring have passed
    Since that Fall 1954 of the Great National Separation
    – “Oh my dear Hanoi, maybe we will both be together
    see you next summer, or even the whole of 2021 .. .. »
    – “But come, you will come anyway!”
    And I am sure of it.
    I will wait for you again here in the Eden of the East
    Because I always made the promise with you, Come on .. .. »

    Mother Vietnam keeps you and protects you
    Wherever you go in this World!
    Buddha and Jesus bless you
    If you pray to them

    I will wait for you, my dear come here
    Until you return to your beloved Hometown
    And are you waiting there, Hanoi
    Our beloved Capital of Immortality and Eternity
    We will meet there, my dear old Hanoian!

    Paris, New Year’s Eve 12/31/2020
    translated by MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE = TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT


  2. Hết Năm 2020 : Quê Hương chết đắm Việt Nam chết chìm !
    ******************************

    Bảy mươi lăm Năm bắt làm con tin
    Quê Hương chết đắm Việt Nam chết chìm !
    Quê Cha vẫn khổ vẫn nghèo Đất Mẹ
    Đường mòn lối cụt Ý hệ không tim
    Bao Tấm lòng lưu đày ngay Đất Nước
    Bọn hại Dân bán Nước hám Tàu kim
    Oan nghiệt thay từ triệu Dân còng cổ
    Đóng thuế nuôi lũ bại óc liệt tim !
    Háo danh đắm chìm chạy theo ảo vọng
    Quê Hương còn đắm Quê Mẹ còn chìm !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  3. Vậy, chung quy là do cái “ hệ điều hành” …gì đó ? – Những thứ kéo theo sau chỉ là hệ lụy từ “ hệ điều hành”!

    Vẫn hiểu là tác giả- như một học giả , một trí thức – nhưng cũng cần phải “tìm cách nói” và nói cho đủ “bóng gió” được cái ý cần nói, dù là người “từ bên trong” và biết dùng cụm từ “ đảng ta” một cách trân trọng ngọt ngào, âu yếm trơn tru và lòng trung thành an toàn rờ rỡ ! – Nhưng cái phần không dám/ thể nói thẳng toẹt ra, rằng nó là cái gì ,mà cứ phải chọn cách bóng gió ví von- tương tự như muôn vạn “ trí thức” khác-, thì e rằng chẳng “hệ điều hành “ nào có thể giải quyết được ngoại trừ chính bản thân các vị “trí thức”. Dù lỗi thời hay hiện đại, thì cái đức tánh “sĩ khí rụt rè như gà phải cáo “ ấy, chắc chắn khong phải lỗi của thứ “ hệ điều hành “ nào cả !
    Ta sẽ không gặp bóng dáng của cái “ sĩ khí” như thế ở các nước có truyền thống “Tư do “, nhất là trong ngôn luận & phản biện, thậm chí , ngay cả trong thời phong kiến của VN, trong những cuộc “đàn hặc” , dám trực tiếp thách thức uy quyền của vua chúa VN… Ta chỉ gặp loại “ sĩ khí” ấy ở các quốc gia độc tài ( dù là “độc tài thô thiển” hoặc “độc tài ẩn nấp” )- Sao thế ?
    —–

    Về bản thân cái “ hệ điều hành” ấy, nó có biết những sai lầm lạc hậu lỗi thời của nó không ?
    Thưa : Biết, biết rõ, và đã nghe mãi đến nhàm chán kể từ thời các ông Trần xuân Bách, Trần Độ, Thiện Ý ..…” Hệ điều hành” ấy nó tự tổng kết rất rõ ràng, chính xác ,không chút rụt rè che giấu. Thử trích một đoạn “văn kiện ĐH” gần đây nhé :
    ‘…thúc đẩy sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, mà trước hết và chủ yếu là suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị….. làm cho nội bộ Đảng chia rẽ, tổ chức của Đảng rệu rã, bộ máy của Nhà nước lung lay và nguy cơ tự đánh mất vai trò lãnh đạo, tự sụp đổ sớm muộn cũng đến…”
    … phủ nhận tính cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh….phủ định con đường đi lên xây dựng CNXH …..muốn có dân chủ thực sự cho người dân thì Việt Nam phải thực hiện chế độ “tam quyền phân lập”….cổ xúy cho xã hội dân sự và cho rằng “xã hội dân sự là hiện thân của tự do, dân chủ và những giá trị tốt đẹp trong xã hội”; “Hình thành xã hội dân sự độc lập về chính trị là điều kiện, tiền đề cho việc bảo đảm quyền con người”… “Cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay là “cuộc chiến thanh trừng phe phái trong nội bộ Đảng”; “Chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham nhũng”; “Tham nhũng là vấn đề thuộc bản chất của chế độ XHCN ở Việt Nam”…”.

    Chỉ có điều , như nội dung trên, nó đã luôn tự xác định rằng, mọi thứ “ khiếm khuyết, sai lầm” hay “lỗi thời, lạc hậu” của nó- nếu có – đều là do” thế lực thù địch” gây nên ! Việc đòi hỏi “công bằng trước pháp luật đối với quan chức đảng viên và người dân đen, việc đòi hỏi “Tự do lập hội”,”Tự do ngôn luận”…vv, tuy có cái gốc từ Giáo chủ họ Hồ của nó, nhưng do thời đại đã thay đổi, chính vị Giáo chủ ấy cũng trở thành “thế lực thù địch” nốt ! Theo đó, khi nào còn “ thế lực thù địch” thì vẫn còn những tác động nguy hiểm của thế lực ấy, và vì vậy “hệ điều hành” xuất hiện sai lầm, lỗi thời, lạc hậu….vv. Chỉ khi nào triệt bỏ hết mọi” thế lực thùi địch” thì nó mới hết “khuyết điểm và sai lầm”, “hệ điều hành” sẽ chạy ro ro…- Sau khi “thống nhất cao” với cách “ người miền Bắc có lý luận” như thế, nó thẳng tay triệt bỏ mọi thứ “khác với nó”, tức mọi “thế lực thù địch” !
    Hàng ngàn năm trước và mãi hàng triệu năm sau nữa, khắp Cổ Kim –Đông Tây, sẽ không bao giờ tìm thấy một “chính quyền” hoàn toàn không có “thế lực thù địch” nào ! “ Đảng ta” muôn năm trường trị cũng là vì thế !

    Cũng cần ghi chú nhỏ bên lề một tí : Điều đáng nói là , tuy “cùn, cùi, chầy cối đến mức ấy, tuy vẫn chưa diệt xong hết “thế lực thù địch” cũ, …nhưng, từ trong gan ruột của chính “ hệ điều hành” đã ,đang và sẽ tiếp tục sản sinh “ thế lực thù địch mới” , bọn ấy là có thực, cũng hiểm trá bạo ác và cũng Cùn , Cùi y hệt như chính nó….có vẻ đáng gờm hơn nhiều !
    Nó có đầy trong cái “ danh sách” đang lùm sùm chốt lọc mấy hôm rồi đấy, chỉ chờ để đổi “bộ vét sang bộ áo sọc” mà thôi !

  4. Khi cả 1 bộ máy hùng hậu đua nhau tô hồng, thi nhau dâng mật ngọt cho nhau mà cơ thể đang bệnh tật (đặc biệt tiểu đường) thì không cần phải tô hồng, cho nhau ăn tiếp đường mật thưa Howard Nguyen. Ở đây ai – và cả Báo tiếng dân (BTD) thừa biết Howard Nguyen là ai, nhưng BTD vẫn tiếp tục đăng comments của Howard Nguyen là lí do họ vẫn tôn trọng quan điểm trái chiều, chứ trái chiều như Quách Hạo Nhiên thì làm sao lọt vào báo lề phải? Chả ai nên ngu dại mà lại công nhận những thành quả Việt Nam đạt được, tuy vậy chỉ nên công nhận những thành tựu thực sự và được đánh giá khách quan, khoa học của các chuyên gia độc lập có uy tín, ví dụ về kinh tế là bà Phạm Chi Lan – tin cậy chuyên gia quốc tế, các Viện quốc tế có tên tuổi …, chứ không thể thể theo đánh giá chủ quan của các dư luận viên, hay cả chuyên gia nhưng bị ĐỊNH HƯỚNG như Howard Nguyen được!

    • Xin lỗi viết cho lại chính xác 1 câu trên: “chả ai ngu dại mà lại không công nhận những thành quả Việt Nam đã đạt được”

  5. Ai cũng biết Vn yếu kém về khoa học kĩ thuật và công nghệ, muốn phát triển phải làm được việc này bởi công nghệ là tất cả. Muốn vậy phải biết lấy trọng tâm là môn vật lý, vậy hà cớ gì phải cải cách toàn diện? Đây chính là sự lưu manh của mấy “cây đa cây đề “kém hiểu biết nhưng đầy thủ đoạn, và hậu quả sẽ vô cùng nặng nề, mất tiền bạc, thời gian, mất cơ hội….

  6. @h. nguyen_
    Không biết thì không thưa thốt… state có nghĩa là tiểu bang, quốc gia, nhà nước…City-State với Singapore có nghĩa là quốc đảo. tên chính thức là Cộng hòa Singapore, là nước Cộng hòa nghị viện. @Hai Truong so sánh Việt Nam với Singapore về đối ngoại là chính xác. Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Singapore. Quân đội Sing có công nghệ tiến bộ nhất tại Đông Nam Á, mô hình huấn luyện theo quân đội Israel, đặc thù của quân đội Israel thì ai cũng biết rồi.
    H. nguyen lờ tịt về thiên đường Cộng hòa Sing và địa ngục chxhcnVN mà @Hai Truong đã đề cập và so sánh.
    Xin ông bớt nổ kẻo Phúc nghiêng ngưỡng mộ đầu hàng xin thua.

  7. Một bài viết thẳng thắn
    Thử liệt kê BỌN SÂU LÀM NGHÈO, HỀN DT
    1. CÁI ĐẢNG THỔ TẢ NHÀ CU HỒ
    2. CÁI ĐÁM NHÂN SĨ TRÍ THỨC ĂN MÒN ĐŨNG QUẦN DÂN, NHƯNG CHỈ GÓP PHẦN LÀM DÂN NGHÈO, BẾ TẮC, NHƯNG CỨ ĐÒI BẰNG ĐƯỢC KHẢ KÍNH.
    CHỐT LẠI: MỘT DT HẠ ĐẲNG VÌ BỌN 1 N 2

  8. Nếu vua Gia Long sống đến bây giờ, chắc chắn ông Nguyễn văn Chung ,Cao huy Thuần sẽ bị chôn,kể cả những người làm cải cách giáo dục, những “cây đa cây đề “đang mò mẫm đi tìm cái “triết lý giáo dục “cũng chung số phận…. vì cái truyền thống học vẹt nhưng đầy xảo trá, ngụy biện…thể hiện rõ nét ,vấn đề là xã hội có nhìn ra hay không mà thôi. Nhận biết được thì mới có cơ hội tiến lên phía trước, ngược lại hãy nhìn vào thực tế sẽ biết…

Leave a Reply to Ta huu quang Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây