Văn chương nhảm nhí thời nào cũng có

Chu Mộng Long

16-12-2020

Nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh than: “Càng ngày càng thấy văn chương bây giờ nó nhảm nhí quá!”

Tôi thì thấy bình thường, không than không trách. Thời nào chẳng có văn chương nhảm nhí? Cổ đại có không? Chắc chắn là có. Không chỉ nhảm nhí mà còn xuyên tạc, lừa dối.

Không ngẫu nhiên và Plato đòi đuổi cổ giới nhà văn nhà thơ ra khỏi vương quốc cộng hoà. Lưu Hiệp và nhiều nhà phê bình Trung Hoa thời cổ xem văn chương có hai loại, loại lấy cái Văn (vẻ đẹp ngôn từ, màu sắc, âm thanh) làm sáng tỏ cái vô hình, bí ẩn của Đạo, nhưng cũng có loại lấy cái “văn vẻ” trau chuốt cầu kỳ hoa mỹ để khoe khoang và lừa dối. Trung đại có không? Ê hề. Khi lấy đạo đức tôn ti làm khuôn mẫu, thứ văn chương minh hoạ sáo mòn và nịnh hót quyền lực ra đời tràn lan.

Nhà văn thành kẻ nô tài, nhổ nước bọt bôi trơn đít quan mà nhầm tưởng nhả ngọc phun châu. Thậm chí có loại văn chương vô cùng có hại như tạo ra những tấm gương Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa đến mức cha làm thịt con cho vua hay bố mẹ ăn để giữ đạo trung, đạo hiếu, vợ chết theo chồng để giữ gìn trinh tiết. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Văn Siêu của Việt Nam nói: “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ…” Không đáng thờ tức là đáng bị khinh bỉ!

Thời cận hiện đại có không? Có, vô số. Shopenhauer từng xem văn chương “vừa là thuốc bổ vừa là thuốc an thần”, vì nó ru ngủ nhà văn và ru ngủ đám đông trong thứ cực lạc hoang tưởng. Nietzsche thì nói, trong những nền văn minh suy tàn, văn chương nghệ thuật chỉ là sự an ủi chứ không phải là sức mạnh. K. Marx thì đả kích quyết liệt vào thứ văn chương bị kiểm duyệt, đến mức buộc hoa hồng phải có mùi thơm của hoa violet, nhà văn trào phúng phải viết những lời tụng ca đỏ chói… tóm lại là tất cả mang “màu sắc chính phủ đã quy định” (Toàn tập, t.1, trang 154, Mega).

Chỉ bắt đầu từ khi giới nghiên cứu phê bình nhân danh chủ nghĩa Marx đặt trên vai nhà văn trách nhiệm lớn lao cao cả, “vĩ đại” và “quang vinh”, mỗi công trình nghiên cứu, phê bình đều ngợi ca nhà văn như Đấng Sáng tạo nên mới thấy hụt hẫng bởi cái sự nhảm nhí của nó. Rất nhiều rác nhưng lại được giới phê bình tán tụng thành vàng ròng rồi bắt học trò phải học, phải nghiên cứu với đủ các loại công trình, luận án, luận văn.

Theo tôi, lỗi còn tại nhà văn hoang tưởng “nhà nước vẫn nuôi anh em ta” thì ta thành gà đẻ trứng vàng. Trong khi, theo lẽ tự nhiên, ăn nhiều thì ỉa nhiều cứt thối chứ đẻ trứng vàng là hoang tưởng.

Vậy muốn nhà văn vĩ đại thì phải làm gì? Cứ theo hiện sinh luận mà nói, người ta chỉ vĩ đại trong bi kịch. Prometheus chỉ vĩ đại khi chấp nhận hình phạt bị moi gan để tước đoạt ngọn lửa độc tài của Zeus. Chúa Kito chỉ vĩ đại khi tự nguyện đóng đinh trên cây thập ác, hiến máu tình thương cho nhân loại… Chí ít cũng bị cái thiếu thốn dày vò như Dostoievski, bị đói sùi bọt mép như Đỗ Phủ, Nam Cao, làm việc đến ho ra máu như Vũ Trọng Phụng,… mới có thể lớn lên được mà thành đại văn hào.

Còn suốt đời bú sữa nhân dân hay nhà nước thì chỉ có thể viết ra những điều nhảm nhí như con nít. Nhảm nhí còn khá, vì vô hại hay mới chỉ ăn hại. Đáng sợ là thứ văn chương bán nước hại dân…

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN


  1. We have met in Hội An : Faifo – ‘Peaceful Meeting Place’
    ****************************************************

    Thân gởi tất cả Người Đà thành và Xứ Quảng LƯƠNG THIỆN đang nơi ngàn dặm xa .. ..


    https://www.youtube.com/watch?v=B1mEOwnd3vA
    ĐÊM HỘI PHỐ HOÀI

    We have met in Faifo
    The town of Hội An
    In the Fiery Summer 1972

    That fisherman and his Vietnamese folksong
    Singing at summer night
    With the sweetest melody.
    On the bank of Thu Bồn Autumn River

    Every night we sang folksongs together
    And the day of departure
    I discovered I have fallen in love with you
    Almost for nearly half a century
    And I have never returned any more
    Back to Faifo – ‘Peaceful Meeting Place’
    Where we have met in the town of Hội An

    O! Sweet Happiness now is faraway
    In Faifo in the Fiery Summer 1972

    https://www.youtube.com/watch?v=ogKACROCTcM
    Đêm Sông Hoài – Thu Hương

    Tonight when I hear again that melody
    It gives me so much joy as well as sadness
    I know that at the night
    In Faifo in the Fiery Summer 1972
    Our LoveStory has taken her Life
    In Faifo – ‘Peaceful Meeting Place’
    Where we have met in the town of Hội An
    O! Sweet Happiness now is faraway
    In Faifo in the Fiery Summer 1972

    Almost for nearly half a century
    And I have never returned any more
    Back to Faifo – ‘Peaceful Meeting Place’
    Where we have met in the town of Hội An

    When shall I be back ?
    Perhaps the next summer or never and never
    In Faifo – ‘Peaceful Meeting Place’
    Where we have met in the town of Hội An
    O! Sweet Happiness now is faraway and farway
    In Faifo in the Fiery Summer 1972

    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT


  2. Thắp nén Nhan hương kính phục Anh và Đóng đinh nắp hòm bọn Thi nô Văn nô Báo nô đang còn sống như đã chết !
    ***************************************

    “…Tôi nghĩ rằng có khi mình phải quên mình đi cho sự
    nghiệp dân chủ và có ai như thế tôi kính trọng vô cùng.
    Theo tôi, làm thằng nhà văn Việt nam trong lúc này mà
    tìm cách lẩn tránh vấn đề dân chủ là thiếu tư cách … ” (1)

    https://quechoablog.files.wordpress.com/2012/04/stsg_news_large_znt59s1ifp1710y.jpg

    Cố Nhà Văn Dấn thân Chân chính NGUYỄN MINH CHÂU
    (20 tháng 10 năm 1930 – 23 tháng 1 năm 1989)

    Sau chầu rượu ngày ngất ngây
    Lại chầu rượu đêm vô sỉ lăn say
    Giữa Trái tim Nước Pháp Nhân bản
    Trong Dòng Trào lưu Tiến bộ này
    Nghĩ kế rửa tiền Chiết da Phạm Vô Luật !
    Tướng chuột nhắt Lâm Bưu đúng ngay
    Thương Chiết gia ngây thơ Phan Huy Ngọt
    Biện chứng pháp nhìn sai bản chất bọn này
    Đâu nhà bạn bè lại hang ổ sào huyệt
    Rửa tiền máu hàng triệu Dân không tiếc tay !
    Nhìn bọn tòng phạm thơ ngây chán ngán
    Nhìn cặp tội phạm nhân danh trưng bày

    http://hanoiparis.com/img_actu/489.jpg

    http://hanoiparis.com/construct.php?page=actutxt&idfam=41&idactu=503

    Bật khóc thương những Đứa trẻ Quảng Ngãi
    Khóc lên đi ôi Quê Hương yêu dấu chẳng may !
    Kền kền kênh kênh núp bóng Câu chim Én
    Nhớ Nhà Văn dấn thân chân chính Lời hay
    “…Mình phải quên mình đi cho sự nghiệp Dân chủ
    Làm thằng nhà văn Việt nam trong lúc này
    Tìm cách lẩn tránh Dân chủ là thiếu tư cách … ” (1)
    Thắp nén Nhan hương kính phục Anh thay
    Đóng đinh nắp hòm bọn Nô thi văn báo

    http://www.hanoiparis.com/img_poeme/10590.jpg

    http://hanoiparis.com/construct.php?page=actutxt&idfam=41&idactu=515

    Chúng đang còn sống như đã chết cả bày !
    Sau chầu rượu ngày ngất ngây
    Lại chầu rượu đêm vô sỉ lăn say
    Giữa Trái tim Nước Pháp Nhân bản
    Trong Dòng Trào lưu Tiến bộ này

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  3. Tôi đồng ý loại văn chương nhảm nhí thời nào cũng có,nhưng phải phân biệt nguyên nhân chủ quan và khách quan,tự nguyện hay bị bắt buộc(bắt buộc từ nhu cầu bản thân hay ngoài bản thân)và tuỳ thời đại, với phong tục tập quán.Tôi ví dụ,ở xứ này thì luật cho đi bên phải,xứ kia lại cho đi bên trái.Đạo lý đời nay cũng khác đời xưa.Tập tục xứ này có khi khác với nơi kia.Nó theo quy luật vận động của muôn loài.Như thế cái ngày xưa đúng không nhất thiết phải đúng với ngày nay.Cái ngày nay đúng không nhất thiết phải đúng với ngày xưa.Lấy cái ca tụng theo đạo lý ngày xưa để cho là loại bưng bô của ngày nay không phải lúc nào cũng đúng,quá cực đoan.Hơn nữa,loại bưng bô ngày nay tôi cho là cực kỳ xấu xa,vô liêm sĩ hơn ngày xưa nhiều.Tại vì ngày nay đa số là tự nguyện trong nhiều tình huống không phải không có cách giải quyết khác,với một nền kiến thức không đến nổi thấp hơn xưa,không mù quáng như xưa.

  4. Chu gia hôm nay cao hứng viết nghe sảng khoái.
    Ngao du quá khứ lấy trớn, rồi nện búa vào hiện thực “cách mạng”; đáng đồng tiền bát gạo.
    Nhưng vẫn chưa đã. Nữa!

  5. Lấy các văn kiện giáo điều chính trị csvn mà đem dịch ngược nghĩa thì cho ra kết quả rất khách quan và sự thật. Vì nó vậy không phải vậy.

  6. “Rất nhiều rác nhưng lại được giới phê bình tán tụng thành vàng ròng rồi bắt học trò phải học, phải nghiên cứu với đủ các loại công trình, luận án, luận văn”

    you dont say … Sách giáo khoa nhà mềnh chủ íu là văn học cách mạng, gồm rứt nhều những tên tuổi bỏ thì thương -đ/v những ngừ như tác giả- mà vương thì (phải) tội .

Leave a Reply to Le pathetlao Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây