Vụ học sinh lớp 10 tự tử: Lỗi tại cơ sở đào tạo sư phạm!

Chu Mộng Long

7-12-2020

Không có thời gian, tôi chỉ sơ thảo nhanh về sự vụ.

Theo các nguồn tin, vụ việc xảy ra khá đơn giản: 1) nữ sinh mặc áo dài mỏng, 2) không chịu học phụ đạo. Nhưng chính hình phạt đã đẩy đến nghiêm trọng:

1) Kiểm điểm, tất nhiên đằng sau đó là những lời mạ lỵ;

2) Phê bình trước trụ cờ, mỗi ngày đi học sớm cả tiếng để học đạo đức và lao động cải tạo.

Chuyện ăn mặc của học sinh tôi đã từng viết nhiều bài. Chiếc áo không làm nên thầy tu, suy ra ăn mặc đàng hoàng không hẳn đã tạo nên học sinh ngoan. Và ngoan không đồng nghĩa với giỏi.

Phụ đạo tại trường hiện nay là trò con buôn giáo dục được hợp thức hoá bằng quy định bắt buộc với đủ thứ nhân danh về chất lượng.

Mạ lỵ học sinh là một hình thức bạo hành, dù là làm nhục kín đáo hay mang ra trụ cờ. Học sinh không là kẻ thù bị mang ra tế cờ như thời bộ tộc nguyên thuỷ. Học sinh cũng không là tội phạm để bị mang ra giáo huấn nặng nề hay lao động khổ sai. Giáo đa thành oán. Chấn thương tinh thần nguy hiểm hơn chấn thương thể xác.

Lỗi ở đâu? Thiên hạ nhục mạ cô giáo rồi bắc thang chửi cả ngành giáo dục, chửi đến ông Nhạ.

Tôi không bênh vực cho ai cả. Vạn sự đều có nhân quả. Nói về đạo đức nhà giáo, Bộ đã có quy định từ lâu. Gần nhất là quy định chấm dứt việc nhà trường mang học sinh ra… tế cờ!

Vụ này tôi phải nói đến điều mà thiên hạ không nói. Lỗi thuộc về các cơ sở đào tạo sư phạm. Cô giáo hay cả cái nhà trường ấy do ai đẻ ra? Lỗi sản phẩm phải bắt đầu từ người sản xuất và quy trình sản xuất. Hãy xem lại các giáo trình tâm lý học, giáo dục học xem, người ta dạy gì trong đó. Toàn các quy luật tâm lý cổ lỗ chép từ Liên Xô và phương pháp dạy học chung chung.

Nhiều lần tại các Hội đồng thẩm định chương trình, tôi đề nghị hãy dẹp bỏ những kiến thức trên trời dưới đất rồi bắt sinh viên học bài, trả bài như con vẹt. Hãy chuyên sâu hơn vào tâm lý sư phạm, gồm tâm lý lứa tuổi, kể cả tâm lý nhà giáo, và chuyển hoá các phương pháp dạy học chung chung vào tình huống sư phạm. Nhưng rồi, đâu lại vào đấy. Bởi đa số các “chuyên gia” tâm lý, giáo dục học ở Việt Nam không có đủ phẩm chất và năng lực để đào tạo ra thầy cô giáo có phẩm chất và năng lực.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Chỉ có 2 loại lao động :chân tay và trí óc. Loại chân tay thì cần nhiều nhưng không cần trình độ cao, ngược lại lao động trí óc cần ít nhưng phải giỏi. Nắm được điều này nên nước ngoài người ta rất thoải mái, không gây áp lực bởi nó phù hợp với khả năng của mỗi người cũng như nhu cầu sử dụng của xã hội, nhưng cái chính là phải biết tạo ra một chương trình giáo dục để đảm bảo sẽ ra thầy ra thợ.Vn không biết, nên chỉ còn mỗi cách là gây áp lực, bởi cái cách của Vn có thể đạt được nhiều giải thưởng quốc tế, tạo ra nhiều giáo sư tiến sĩ… nhưng nó bị các công ty nước ngoài chê khi họ làm ăn tại Vn….

  2. Tự nhiên nghĩ: phụ huynh cả nước góp tiềnm góp của, góp cò mối ” binh” cho thầy CML làm bộ trưởng bộ giáo dục
    Không biết ý thầy ra sao. Liệu thầy có đủ dũng cảm khí chất ko
    Em Thủy Tiên còn gom được của bà con được hơn 100 tỷ cơ mà. Chức bộ trưởng “dục” chỉ tròm trèm 3 triệu đô Trump

  3. Lỗi tại cơ sở đào tạo sư phạm chỉ một phần nhỏ, cô này chắc chắn đoàn đảng đầy mình, học tập theo gương ông HCM mỏng quần, tòe bút.
    “Việt Nam có triết lý giáo dục chứ không phải không có, có điều Việt Nam không có câu trích dẫn để thành kinh điển” (vũ đức đam). Vậy thì có chứ không phải không có là biện hộ gượng.
    Đam ú ớ rất triết lý chi bộ, nhưng chỉ là cãi cùn, lỗi nặng nhất là dưới sự lãnh đạo TOÀN DIỆN CỦA ĐẢNG, toàn cục nền GD đã nhiễu nhương tương bần. Nghĩ mà tội nghiệp cho thày cô.

  4. Lãnh tụ vô vàn kính yêu đã dạy :” Vì lợi ích trăm năm phải trồng người “.
    Gieo thứ gì gặt thứ đó, đương nhiên.

  5. Câu hỏi rất lớn trong xã hội hiện thời là, bao giờ người ta sẽ không còn quan niệm chiến tích tình dục như một thứ không thể thiếu được chứng minh cho đẳng cấp của đấng mày râu. Khi ấy chuyện quần áo của phái nữ chỉ còn mang ý nghĩa chuyện giải buồn thôi, không còn ám ảnh lệch lạc về quan điểm đối với cư xử của một cô gái trẻ.

Leave a Reply to người cùng khổ Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây