Pháp quyền tại Hoa Kỳ

Nhã Duy

6-12-2020

Với vài chục vụ kiện thất bại kể từ sau ngày bầu cử cho đến nay, các luật sư của TT Doanld Trump chắc chắn cũng biết rất rõ ràng là các đơn kiện tại tòa tiểu bang và liên bang sẽ bị bác bỏ. Nhưng việc kiện tụng này sẽ còn tiếp diễn bởi chúng giúp Donald Trump thu về một khoản lợi tài chính khổng lồ qua các vận động quyên góp từ những người ủng hộ, theo báo cáo đã ngoài 207 triệu đô la, từ sau ngày bầu cử cho đến nay.

Tuy nhiên, với người ủng hộ Trump, đặc biệt trong cộng đồng Việt thì không ít người đã hay vẫn còn tin rằng Tối Cao Pháp Viện (TCPV) sẽ là chiếc bùa hộ mệnh cuối cùng có thể giúp hay bảo vệ Donald Trump đảo ngược kết quả bầu cử. Hay đúng hơn là có thể đảo ngược hiến pháp, hệ thống pháp quyền và nền dân chủ lâu đời của Hoa Kỳ. Có phải như vậy không?

Khi các sắc lịnh, đơn kiện của mình bị bác bỏ, Donald Trump và người ủng hộ vẫn thường bảo vì “thẩm phán của Obama”.

Chánh Án TCPV John Roberts hồi tháng Sáu năm nay đã nhắc lại điều căn bản trong hệ thống pháp quyền Hoa Kỳ rằng, “Chúng ta không có các thẩm phán của Obama, của Trump, của Bush hay Clinton. Chúng ta chỉ có một nhóm thẩm phán danh giá đầy tận tâm đang làm hết sức mình để giữ quyền bình đẳng cho những ai ra trước án đường“.

Hồi tuần trước, tòa thượng thẩm liên bang số ba với nhóm thẩm phán được các tổng thống Cộng Hòa và chính Trump bổ nhiệm, đã bác đơn kiện từ nhóm luật sư của Trump, tái xác nhận lời của thẩm phán Roberts, cho thấy hệ thống pháp quyền Hoa Kỳ hoạt động ra sao.

Hệ thống toà án tại Hoa Kỳ khá phức tạp, bao gồm các tòa liên bang và tòa tiểu bang. Chúng độc lập và hoạt động song song với vai trò và chức năng khác nhau khi hầu hết các vụ phân xử được diễn ra tại toà tiểu bang, chỉ các vụ án liên quan luật liên bang, hiến pháp hay vấn đề tranh chấp giữa các tiểu bang, quốc tế mới dẫn đến việc phân xử tại toà liên bang hay TCPV.

Cả hai hệ thống đều có những căn bản chung là dựa trên nền tảng hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ. Về mặt hành chính thì cả hai có cùng cấu trúc kim tự tháp với các tòa sơ thẩm, phúc thẩm và tòa tối cao, mà với tòa liên bang là Tối Cao Pháp Viện. Về mặt thủ tục thì cả hai hệ thống đều phân xử các vụ án qua tranh tụng dựa theo quan niệm rằng, sự thật sẽ có nhiều khả năng được phơi bày khi tạo cơ hội cho cả hai bên được quyền đưa ra những lý lẽ của mình trước một bồi thẩm đoàn hay các thẩm phán công tâm, phán xét dựa trên chứng cứ rõ ràng.

Một yếu tố quan trọng khác trong hệ thống pháp quyền Hoa Kỳ là thông luật hay luật do quan tòa xác lập qua các phán quyết của các tòa cấp cao sẽ tạo ra nền tảng pháp lý cho các vụ kiện tương tự về sau. Điều này khác với hệ thống luật pháp của đa số các quốc gia khác, chỉ xét xử dựa theo những bộ luật đã được soạn sẳn.

Tòa án Liên bang Hoa Kỳ là một hệ thống hợp nhất được phân chia theo địa lý và hành chính tư pháp, bao gồm một số tòa chuyên biệt, 94 Tòa Sơ Thẩm khu vực (US District Court), 13 toà Phúc Thẩm vùng (US Court of Appeals) và cao nhất là Tối Cao Pháp Viện (Supreme Court). Bất cứ tòa nào cũng có thẩm quyền tuyên bố sắc lịnh, luật lệ hay hành động của tổng thống và cơ quan hành pháp, lập pháp là hợp hiến hay vi hiến.

Các tòa Sơ Thẩm là những tòa án sơ khởi để xử các vụ án trong khu vực tài phán mình phụ trách, với số thẩm phán tùy thuộc vào diện tích và dân số của mỗi tiểu bang. Tòa Phúc Thẩm là những tòa trung gian, nơi phần lớn các vụ án được giải quyết tại đây nếu các bên không đồng ý với phán quyết của tòa Sơ Thẩm.

Phiên tòa phúc thẩm sẽ do ba thẩm phán được chọn lựa ngẫu nhiên, xét xử và đưa ra chung thẩm, dựa trên các văn bản biện hộ hay tranh luận, bằng chứng nơi công đường. Phán quyết cuối cùng này dựa trên quan điểm đa số của nhóm thẩm phán, tức hai trong ba người đồng ý với nhau. Thẩm phán không đồng ý với phán quyết đa số có thể đưa ra quan điểm của mình về vụ án để giải thích tại sao có sự khác biệt, tuy nhiên không có giá trị pháp lý trong vụ xét xử.

Nếu bên thua không đồng ý với phán quyết này thì có thể khiếu nại lên đến Tối Cao Pháp Viện, bao gồm chín thẩm phán để được phân xử và có phán quyết cuối cùng. Thông thường chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ các vụ án là có thể được Tối Cao Pháp Viện chấp thuận sẽ phân xử. Tương tự như tòa phúc thẩm, chung thẩm  dựa theo sự đồng thuận đa số, tức năm thẩm phán có cùng quan điểm trở lên.

Các thẩm phán liên bang do tổng thống đương nhiệm bổ nhiệm và được Thượng Viện chuẩn thuận. Họ thường là những thẩm phán cấp thấp, công tố viên, luật sư thâm niên trong hệ thống tư pháp liên bang, tiểu bang cùng các cấp địa phương hay cũng có thể là những luật sư, giáo sư luật uy tín, am hiểu luật pháp. Nếu không bị bãi nhiệm vì đạo đức chức nghiệp hay hình tội, công việc của một thẩm phán liên bang là trọn đời.

Một khi đã được bổ nhiệm, các tổng thống không còn thẩm quyền nào với các thẩm phán liên bang nhưng ngược lại, các thẩm phán lại có quyền bác bỏ các luật, sắc lịnh, hành động của Tổng thống và Quốc Hội nếu chúng bị xem là vi hiến như nói trên.

Cho dù diễn giải luật pháp và hiến pháp trên quan điểm cấp tiến hay bảo thủ, các thẩm phán đặt sự công tâm, tính chuyên nghiệp và phi đảng phái như là phẩm cách và tuyên hứa trọn đời của họ nhằm bảo đảm tính độc lập và trung lập của tòa án. Tòa án sẽ là nơi để bảo vệ công lý cùng sự thật, không phải nơi hay công cụ bảo vệ lãnh tụ, chính phủ và trấn áp người dân.

Khi hiểu cách tổ chức và vận hành của hệ thống pháp quyền Hoa Kỳ như vừa trình bày, quay trở lại các vụ kiện của nhóm luật sư tổng thống Donald Trump, người ta có thể thấy rằng, một khi các vụ kiện này bị các tòa án liên bang bác đơn ngay từ đầu thì không thể nào có cơ hội lên được đến Tối Cao Pháp Viện.

Bất kể những gì đang xảy ra, một điều mà người dân Mỹ vẫn luôn đặt niềm tin là, hiến pháp Hoa Kỳ không phải được tạo lập cho những lãnh tụ và thể chế độc tài, mà nó được thiết lập và duy trì để phục vụ lợi ích người dân và quốc gia.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN


  1. Thân thăm Ông Luật sư Rudolph Giuliani đứng về Chân lý bên cạnh Phía Thiện Mỹ
    *****************************************

    Nghe Luật sư thử nghiệm dương tính
    Hàng triệu Lương dân nghĩ thương tình
    Từng bình định Thủ đô Quốc tế Tội phạm
    Nữu Uớc một Thời Hỗn mang thật kinh
    Vào hết ra Phố Bronx Phố Harlem tội ác
    Sau một năm bằng Chiến lược An bình
    Phố Harlem vui nhộn Nhạc Jaz trở lại
    Bỗng nhiên không tặc khủng bố âm binh
    Tháp Đôi sụp đổ Biến cố 11 tháng Chín
    Nữu Uớc thành Hỏa ngục Trần gian điêu linh
    Cạnh bên Tổng thống Bụt xây dựng lại
    Quảng trường Thời gian từ lâu lại Thanh bình
    Về hưu giã từ Thủ đô Tài chính Thế giới
    Thời gian cuối đời chống Thù trong kiêu binh
    Nối dáo với Giặc ngoài Ba Tư – Trung C..uốc
    Chắc tàn phá toang Nước Mỹ Vĩ đại ân tình
    Siêu Cố vấn Pháp luật cho Tổng thống Mỹ
    Cánh Ó – Phượng Hoàng bay ngày đêm không mỏi
    Đôi Mắt viễn kiến nhìn phơi bày cuộc bầu gian kinh
    Hùng biện vạch tội Vua Nhái đầm lầy Hoa Thịnh Đốn
    Hoạch định Chiến sách đưa chúng ra Tòa Đại hình
    Trước Vành Móng ngựa trả lời Tội Phản Quốc
    Luật sư Rudy : Nhà Ái Quốc qua bao Thời Chiến chinh:
    Cảm ơn Chiến binh Rudy chắc chắn đi vào Mỹ sử !
    Như Tiền nhân Orville Wood – Người yêu Nước hết mình
    Hết Tình ủng hộ Tổng thống Lincoln phát hiện đại tội phạm
    Thu thập bằng chứng công bố tội ác ma quỷ âm binh
    Thâm nhập Hệ thống làm giả phiếu bầu của Đảng Dân chủ
    Đạo luật Chống nổi loạn năm 1807 bằng Tòa Án Binh
    Bầu cử gian lận nay Sử lịch Nước Mỹ đang lặp lại ?
    Chu kỳ chu trình : Quá trình đang diễn biến Tiến trình
    Như Orville Chiến binh Rudy chắc chắn đi vào Mỹ sử !
    Sidney – Jenna hùng biện hùng hồn hai Nữ Chiến binh
    Hoa Kỳ chắc sẽ lại trở nên Nước Mỹ Vĩ đại Hùng vĩ
    Nước Mỹ mãi mãi Tuyệt đẹp Tươi trẻ Vạn năm Ân tình .. ..

    TỶ LƯƠNG DÂN

  2. Nha Duy, ban da song My bao nhieu nam? Co may the che doc tai? Tam quyen phan la sao? Dung vi long han thu ma viet bay, dieu do chung to ban bias , comment bay se khong bao gio den voi ban vi TD cung mot duoc,, ngan can tat ca nhung comment trai chieu.
    Gi

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây