Vì sao các “tiến sĩ” phải “mua” văn bằng 2 tiếng Anh của Đại học Đông Đô?

Mai Bá Kiếm

27-11-2020

Cơ sở 1 Trường ĐH Đông Đô tại 60B Nguyễn Huy Tưởng (Hà Nội). Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ GD&ĐT, trước khi bảo vệ luận án, nghiên cứu sinh phải có một trong các chứng chỉ, văn bằng sau đây:

1. Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B2 hoặc bậc 4/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, còn thời hạn trên 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ bảo vệ luận án cấp cơ sở, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền cấp hoặc một trường đại học trong nước đạt chuẩn tổ chức thi chứng chỉ B2 theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

2. Có một trong các văn bằng:

– Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài (kèm chứng nhận kiểm định của Cục Quản lý chất lượng giáo dục).

– Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ.

Tương tự, Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014, cũng quy định: trước khi bảo vệ luận văn thạc sĩ, học viên phải đạt cấp độ 3/6 (cấp độ B1).

Riêng chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho SV đại học hệ chính quy, các trường ĐH đều quy định phải đạt cấp độ 2/6 (A2)

CHỨNG CHỈ A2, B1, B2 LÀ GÌ?

Cấp độ A2 tương đương 3.0 IELTS và 150 TOEIC. Cấp độ B1 tương đương 4.5 IELTS và 477 TOEFL paper. Cấp độ B2 tương đương 5.5 IELTS và 527 TOEFL paper.

Việc quy đổi cấp độ A2, B1 và B2 tương đương Pre-Intermediate level (tiền trung cấp), Intermediate level (trung cấp) và Upper Intermediate level (trên trung cấp) của Bộ không có gì sai.

Nhưng việc bắt buộc các tân: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ phải có A2, B1 và B2 làm cho thị trường dạy học và tổ chức thi các chứng chỉ này quá béo bở!

Cả nước hiện có 237 trường đại học, học viện, 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ. Cả 274 viện, trường này đều có một khoa tiếng Anh để dạy cho sinh viên ở cấp độ A1, A2, B1, B2.

Nhưng, cả nước chỉ có 15 trường đại học được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

(Trường ĐH Sư phạm TP.HCM; Trường ĐH Ngoại Ngữ – ĐH Huế; Trường ĐH Ngoại Ngữ – ĐH QG Hà Nội; Trường ĐH Ngoại Ngữ – ĐH Đà Nẵng; ĐH Thái Nguyên; Trường ĐH Cần Thơ; Trường ĐH Hà Nội; Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Trường ĐH Vinh; Học viện An ninh nhân dân; Trường ĐH Sài Gòn; Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM; Trường ĐH Trà Vinh; Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Quy Nhơn).

Tội nghiệp cho SV phải đóng tiền học tiếng Anh ở trường mình, nhưng phải đóng lệ phí thi ở 15 trường được phép cấp chứng chỉ, hoặc thi chứng chỉ của nước ngoài: IELTS; TOEFL, TOEIC, CAMBRIDGE EXAM, BEC, BULATS, CEFR.

Dù thi ở 15 trường này hay chứng chỉ nước ngoài thì SV phải học ôn thi ở các trung tâm luyện thi IELTS mới đủ trình độ đậu, mà thí sinh là cán bộ đương chức đã không có thì giờ học các môn chính, nói gì học môn tiếng Anh tại trường và tại trung tâm luyện thi?

Nhưng ác đạn thay, chứng chỉ ngoại ngữ chỉ có giá trị 2 năm, mà các trường ĐH còn trả giá (bớt chút đỉnh): “chứng chỉ ngoại ngữ còn thời hạn trên 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ bảo vệ luận án cấp cơ sở”.

Trong khi đó, Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT quy định nếu thí sinh có “bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài (kèm chứng nhận kiểm định của Cục Quản lý chất lượng giáo dục); hoặc bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ, thì khỏi cần thi các chứng chỉ B1, B2.

Mà B1, B2 cứ hai năm thi lại một lần, chứ không phải như visa cứ sắp hết hạn là đóng tiền gia hạn tiếp. Trong khi đó, bằng đại học, thạc sĩ của nước ngoài cấp hay bằng đại học ngoại ngữ trong nước cấp thì có giá trị vĩnh viễn, giống như “thẻ xanh” vậy!

Cho nên, nếu các cán bộ đang là học viên cao học thì cứ mua mẹ cái Văn Bằng 2 Ngoại Ngữ của ĐH Đông Đô, để sau này còn xài lại khi làm nghiêu cứu sinh luận án tiến sĩ, khỏi phải thi lại chứng chỉ B2 cực lắm!

Kết luận điều tra cho thấy trong 193 bằng cử nhân Anh cấp cho người mua, không qua tuyển sinh, đào tạo, trong đó có 55 người sử dụng bằng giả này xét tuyển nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án!

Tiến sĩ dốt ngoại ngữ nhiều lắm! Hồi năm 2000, tôi học trung cấp chính trị tại Trường cán bộ TPHCM, có học ông thầy là tiến sĩ sử học. Tôi hỏi ổng có biết tiếng Pháp, Tiếng Hán, có đọc “Xứ Đàng Trong” của bà Li Tana chưa? Ông trả lời ba không! Má ơi, tiến sĩ sử!

Một phút khi dễ bắt đầu!

P/S: Trước năm 1975, ở miền Nam, trừ các trường có khoa đào tạo Anh văn bậc cử nhân (như ĐH Văn Khoa, ĐH Sư phạm…) tất cả trường ĐH còn lại không có Khoa tiếng Anh bậc phổ thông (Stater, elementary, intermediate) như hiện nay.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Điều lạ lùng nhất từ trước tới nay trong lịch sử của đồng tiền là chỉ có riêng VN chính phủ bị đồng tiền ám hết tâm trí trong mọi chính sách

  2. Tất cả đều từ tiền mà ra, phải như thế mới kiếm ra tiền, phải làm thế mới moi được tiền, phải đẻ ra luật này lệ nọ để tiền lòi ra, tất cả chỉ trong duy nhất một mục đích Đảng là cội gốc để tựa vào nó kiếm tiền, Đảng là máy hút tiền từ trong dân. Tiền là tiền từ trong dân mà Đảng phải tận rút, tiền là tiền mà Đảng đoạt lấy dễ như không.

  3. Công nghệ là trên hết, cải cách giáo dục cũng vì mục đích này mà thôi,và ưu tiên phải là những môn tự nhiên ngoài môn toán vì nó quá thừa thãi ở Vn.Nếu hoàn thiện người ta phải dạy cho học sinh hiểu được bản chất của kiến thức, cách tư duy vận dụng…. Khi đã có những thứ này trong đầu, người ta luôn thích khám phá tìm đọc những thứ mà chỉ có trong sách nước ngoài (vì sẽ hiểu ngay),đây chính là động lực để tự giác học tập và cũng là cái để phân biệt rõ ràng giữa thật và giả. Những quy định nêu trên cho thấy sự tối tăm trong tư duy, không biết cách học khoa học của nước ngoài

  4. Thời của mấy vị ” đòi khả kính” tiến sĩ Nga tàu uống bia hơi xơi đậu hũ mắm tôm xưa rồi diễm. Nay mấy vị í cùng đám tiến sĩ con cháu phải xài tiếng ăng lơ. Heno gud mo rờ ling, uống wisky xơi thịt nướng, ngậm tẩu. Đời sống ngày càng nâng tầm cao thì nàm sao dám sờ dái đảng. Chỉ mon men xung quanh thui

  5. “(Stater, elementary, intermediate)”

    Má ơi, Mai Bá Kiếm! Mỹ nó hổng dùng “Stater“, mà nó dùng beginner bác Kiếm ạ .

    Chiện bình thường thui . 1 ông chên blog Bà Đầm Xòe, sửa 3 lần hổng xong tên Sếch-bia. Đến chừng đồng chí tiến sĩ Trần Hữu Dũng giới thiệu mới biết ổng nguyên hiệu trưởng Đại Học Kinh Tế Thành phố mang tên Bác .

Leave a Reply to Ta huu quang Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây