Vì sao công an được thời và đắc thế?

Blog VOA

Trân Văn

18-11-2020

Công an tịch thu khẩu trang và áo thu in hình ‘No U’ sau khi đọc lệnh bắt và soát nhà của bà Đinh Thị Thu Thủy hôm 18/04/2020. Photo ANTV. Hình minh họa.

Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội Khóa 14 vừa kết thúc với một sự kiện hiếm có: Đa số đại biểu bác bỏ việc xem xét ba dự luật do chính phủ đề nghị và đã được các Ủy ban chuyên trách của Quốc hội thẩm tra. Cả ba cùng liên quan tới việc tăng thẩm quyền cho công an.

***

Nỗ lực tách Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) thành hai bộ luật: Luật GTĐB mới và Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB bị bác bỏ vì vừa trái thông lệ chung trên thế giới, vừa gây ra những xáo trộn không cần thiết.

Việc sửa Luật GTĐB hiện hành vốn nằm trong chương trình làm luật của Quốc hội khóa 14 nhưng sáng kiến tách Luật GTĐB thành hai bộ luật riêng biệt, một về GTĐB và một về Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB chỉ nhằm để thỏa mãn yêu cầu của Bộ Công an.

Bộ Công an muốn giành việc quản lý đào tạo – sát hạch – cấp giấy phép lái xe (GPLX) tử tay Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) với lý do… tai nạn giao thông cao và cần… xử lý vấn nạn GPLX giả. Đáng ngạc nhiên là chính phủ chấp nhận yêu cầu đó!

Không ai rõ Bộ Công an dọa chính phủ thế nào để ông Phúc và nội các gật đầu với sáng kiến tách Luật GTĐB làm hai và giao cho công an quản lý đào tạo – sát hạch – cấp giấy phép lái xe (?).

Người ta chỉ biết ông Nguyễn Thanh Hồng – một viên tướng công an được biệt phái sang Quốc hội để làm Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UB QPAN) của Quốc hội – công khai dọa các đại biểu Quốc hội rằng nếu… sáng kiến không được chuẩn thuận, công an không quản lý đào tạo – sát hạch – cấp GPLX thì điều đó sẽ đe dọa trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Quản lý người điều khiển phương tiện chính là quản lý công cụ phương tiện gây án, thậm chí có thể là hoạt động khủng bố (1)…

Không may cho công an là lần này, nhiều đại biểu Quốc hội lắc đầu. Có vị bảo rằng: Công an không nên nhận thêm nhiệm vụ khác, chỉ cần giải quyết tốt những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình để quốc thái, dân an là nhân dân cảm kích lắm rồi (2)…

Có 302 đại biểu (62,7%) không tán thành tách Luật GTĐB mới làm đôi. 321 đại biểu (66,7%) bác bỏ việc giao cho công an quản lý đào tạo – sát hạch – cấp GPLX (3). Có đại biểu đề nghị xem xét trách nhiệm của Ủy ban Pháp luật do đã “tham mưu tách” luật” (4).

***

Một ngày sau khi thất bại trong việc vận động tách Luật GTĐB để giành lại quyền quản lý đào tạo – sát hạch – cấp GPLX từ tay Bộ GTVT, Bộ Công an thất bại thêm một lần nữa: Không thuyết phục được Quốc hội xem xét – ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Trong 393 đại biểu tham gia cho ý kiến về việc luật vừa kể cần hay không, có 290 đại biểu (73,7%) xác định, luật này chưa cần thiết vì nhiệm vụ của lực lượng này chưa rõ ràng, đồng thời tạo ra gánh nặng tài chính cho quốc gia (5).

Dùng luật (Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở) để thống nhất ba lực lượng: Công an bán chính quy, Bảo vệ dân phố, Dân phòng, trên toàn quốc là sáng kiến của ông Tô Lâm (Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an).

73,7% đại biểu tham gia cho ý kiến (tương đương 60,2% tổng số đại biểu), nhất trí bác bỏ đề nghị xem xét – ban hành dự luật, cho thấy hơn một nửa đại biểu Quốc hội không tin ông Tô Lâm nói thật: Nếu có luật, thống nhất ba lực lượng có thể giảm được 500.000 người!

Tuy nhiên đó chưa phải là điểm đáng chú ý nhất. Góp ý của hai ông tướng quân đội, cùng là đại biểu Quốc hội, mới đáng bận tâm. Tướng Sùng Thìn Cò (Phó Tư lệnh Quân khu 2), Ủy viên UB QPAN của Quốc hội, nhắc ông Tô Lâm rằng: Lực lượng công an đã quá đông. Mỗi tỉnh ít nhất cũng có 3.000, tỉnh to thì 4.000 công an chính quy. Đông như thế mà còn thêm nhiều lực lượng nữa! Chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ khả năng để chúng ta nắm tình hình, xử lý tình hình?

Tướng Nguyễn Mai Bộ (Phó Chánh án Tòa Quân sự Trung ương), cũng là Ủy viên UB QPAN của Quốc hội nói thêm, theo ông, thống nhất ba lực lượng không những không thể giảm 500.000 người mà còn khiến ngân sách phải gánh thêm lương cho chừng 800.000 người (126.000 công an xã bán chuyên trách, 70.000 bảo vệ phường – xã, 500.000 phòng cháy chữa cháy), chưa kể chi phí cho trụ sở, hoạt động,… và các địa phương sẽ không còn tiền đầu tư cho phát triển, an sinh xã hội (6).

***

Tuy phải đóng thuế nuôi cả quân đội lẫn công an nhưng người Việt chưa bao giờ được biết tổng số quân nhân và công an mà trước nay mình vẫn nuôi là bao nhiêu, tổng chi phí để duy trì hoạt động của lực lượng vũ trang là bao nhiêu? Hợp lý hay không?

Dựa vào một số nguồn khác nhau, Wikipedia cho biết, quân đội Việt Nam có khoảng một triệu người (lục quân khoảng 800.000, hải quân khoảng 70.000, phòng không – không quân khoảng 60.000, biên phòng khoảng 50.000, cảnh sát biển khoảng 30.000,…) (7).

Song chẳng có nguồn nào cho biết công an Việt Nam có bao nhiêu người. Dựa vào một vài dữ liệu từ phát biểu của tướng Sùng Thìn Cò hôm 17 tháng 11 về Dự luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, có thể ước đoán, lực lượng công an các tỉnh, thành không dưới 200.000 người. Đó là chưa kể nhân sự của các cục chính trị, tình báo, an ninh, cảnh sát, hậu cần – kỹ thuật, thi hành án hình sự – hỗ trợ tư pháp, các trung đoàn cảnh sát cơ động,… trực thuộc Bộ Công an.

Nếu được thông qua, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ góp thêm cho công an Việt Nam 800.000 người. Sáng kiến này sẽ giúp công an Việt Nam vượt qua quân đội Việt Nam về… nhân lực, trở thành lực lượng bảo vệ và thực thi pháp luật… đông nhất thế giới! Chẳng phải đến bây giờ, công an Việt Nam mới được ưu ái như vậy. Cứ dùng Google để tìm và đối chiếu trang, thiết bị dành cho quân nhân với công an, đặc biệt là cảnh sát cơ động, ắt sẽ thấy bên nào trọng, bên nào khinh!

Không phải tự nhiên mà Bộ Công an Việt Nam hết sức tự tin khi ban hành Thông tư 17/2018/TT-BCA Quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho lực lượng công an, tuyên bố sẽ đẩy nhanh việc cung cấp đầy đủ các loại vũ khí cá nhân (súng ngắn, súng trường, tiểu liên) cho công an xã. Hướng tới cung cấp những vũ khi có mức độ hủy diệt cao như súng chống tăng, những phương tiện mà các đơn vị quân đội cấp quân đoàn mới có như trực thăng… cho công an huyện (8)!..

Vì sao quốc phòng lại trở thành thứ yếu, răn đe – ngăn ngừa bạo loạn, lật đổ mới là chính yếu? Chỉ có một câu trả lời, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền xem đồng bào của mình là đối tượng bị trị nên phải… đầu tư thích đáng để có thể duy trì quyền thống trị!

Chú thích

(1) http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Tach-Luat-Giao-thong-duong-bo-khong-anh-huong-den-su-thong-nhat-cua-phap-luat-619950/

(2) https://tuoitre.vn/cap-bang-lai-xe-cong-an-khong-nen-nhan-them-nhung-nhiem-vu-khac-20201116152824579.htm

(3) https://tuoitre.vn/302-dai-bieu-quoc-hoi-khong-dong-y-tach-luat-giao-thong-duong-bo-2020111711381887.htm

(4) https://tuoitre.vn/thieu-tuong-nguyen-thanh-hong-toi-phat-bieu-khong-phai-la-an-cay-nao-rao-cay-ay-20201117172550305.htm

(5) https://tuoitre.vn/quoc-hoi-thay-chua-can-thiet-xay-dung-luc-luong-bao-ve-an-ninh-trat-tu-co-so-20201117160159716.htm

(6) https://tuoitre.vn/thieu-tuong-sung-thin-co-xin-loi-bo-truong-luc-luong-cong-an-qua-dong-20201117112648148.htm

(7) https://vi.wikipedia.org/wiki/Quân_đội_nhân_dân_Việt_Nam

(8) https://tuoitre.vn/cong-an-xa-duoc-trang-bi-sung-tu-1-7-20180612161414656.htm

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Không nói thêm không được, đồng bào lũ lụt nguy cấp không ai thèm ngó ngàng, chỉ biết tăng cường LL bảo vệ chế độ và mấy cái chuyện tào lao. Nếu là loại đàng hoàng không nên tính chuyện nuôi thêm bầy báo cô, nếu là chính phủ tử tế hãy nghĩ đến chuyện thiết thực tăng cường chuyên trách cứu hộ. Năm này sang năm khác đồng bào vùng lũ lụt sạt lở chỉ biết tự cứu nhau.
    Một tỷ cây xanh của ông Phúc nghe cũng nghi ngờ. Già trẻ lớn bé, kể cả chưa đẻ mỗi người gánh 10 cây, đất đâu mà trồng, trồng cây gì, chỉ có nước phá tượng đài và quảng trường mới có chỗ mà trồng.

    • Rừng tan tành, ông ta quát đóng cửa, (đóng cái cửa mình âm hộ). Núi tan hoang, ông ta phán cắm tỷ cây (cắm cái dùi cui).
      1 triệu cây nhân cho 50 ngàn đồng thì hết có…50 ngàn tỷ. Sống không chắc được 50%.
      Có ai tính dùm khi cây cao quá đầu người thì chi phí 1 cây là bao nhiêu.
      Đó, cọng sản VN là trùm nói phét, Phúc nghiêng ỉa quên chùi đít.

  2. Tô Lâm là một đứa máu me, nó muốn khủng bố dân nên mới mong muốn lập ra thể chế công an trị, thằng này mà làm Chủ tịch nước thì nó sẽ lột da lóc xương những thành phần chống đối bạo quyền. Cho nó […]

  3. Đại nạn CSGT ăn cướp trên đường rất đại bại ti tiện đến nỗi không ai buồn đá động đến. Từ người dân, báo chí, dư luận buông xuôi, phải chăng đó là nỗi nhục mặc định cần đưa vào bảo tàng HCM lưu truyền cho hậu thế ngàn năm. Không ai có thể đồng lòng giao quyền mua bán bằng cấp cho bầy người biến thái nói trên.
    Nước Nhật đang xem xét có nên tài trợ vũ trang cho CAVN nữa không.

  4. T/g Trân Văn viết bài nào cũng có tính thời sự, đúng đối tượng, đúng của đúng tội. Nhưng hầu như bản chất lì lợm của thể chế là không thay đổi, một lũ khỉ không còn bản năng đu dây, một nhóm ăn xin không còn chức năng chống gậy chuyển sang ăn cướp.

Leave a Reply to bình nhanh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây