Tương lai nào cho ASEAN?

Nguyễn Đan Quế

16-11-2020

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á – ASEAN là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Thành lập tại Bangkok ngày 8-8-1967, lúc đó gồm 5 nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan; có trụ sở ở Jakarta, Indonesia. Hiện tại có 10 nước: Brunei (1984), Việt Nam (7-1995), Lào và Myanmar (7-1997), Campuchia (4-1999).

Từ năm 1967 – 1975, tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Thực sự khởi sắc sau khi ký nguyên tắc chung Bali (2-1976): (a) Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; (b) Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau; (c) Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình; (d) Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Sau năm 1975, ASEAN cải thiện quan hệ với Đông Dương. Tuy nhiên, từ năm 1979 – 1989, quan hệ giữa hai nhóm nước trở nên căng thẳng do vấn đề Campuchia. Đến năm 1989, hai bên bắt đầu quá trình đối thoại, tình hình chính trị khu vực cải thiện căn bản. Thời kỳ này kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh. Sau khi phát triển thành 10 thành viên (1999), ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.

Bối cảnh quốc tế đang có khuynh hướng xoay chuyển từ đối đầu Đông – Tây sang hợp tác Bắc – Nam:

– Nhóm Bắc: gồm khoảng 20 nước đã phát triển, đứng đầu là 5 trung tâm quyền lực: Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga đang tiến hành mạnh mẽ cách mạng Số trong xã hội của họ.

– Nhóm Nam: có khoảng 180 nước đang phát triển, chiếm 2/3 dân số toàn cầu, từ lâu vẫn ấp ủ giấc mộng kỹ nghệ hóa nhưng yếu kém về vốn – kỹ thuật – quản lý; khả năng lại hạn chế, tham nhũng, thiếu dân chủ, không được lòng dân.

Hố sâu giữa các nước đãđang phát triển không khéo thu xếp sẽ sâu thêm, đe dọa an ninh và tương lai của cả nhân loại, nhất là vào lúc mà cách mạng Số đang diễn ra như vũ bão trong các xã hội đã phát triển. Thế kỷ XXI có nhiều vấn đề toàn cầu phải giải quyết, vượt xa khả năng của bất kỳ siêu cường nào, dù giàu mạnh đến đâu. Do đó, 5 trung tâm quyền lực Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga buộc phải chấp nhận một thế chiến lược liên hoàn chung, để:

Một mặt, giữ vững thế khống chế của các nước đã phát triển (Bắc) khi tiến hành cách mạng Số trong xã hội của họ.

Mặt khác, chuyển giao ở qui mô toàn cầu cách mạng kỹ nghệ hóa cho các nước đang phát triển (Nam) để lấp bớt hố xa cách giàu – nghèo.

Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga cạnh tranh qua đầu tư và thương mại với các đối tác nhóm Nam. Cách làm và hiệu quả trong lấp bớt hố giàu – nghèo, sẽ xác định uy tín, vị trí của siêu cường đó trong thế liên hoàn. Không đối đầu nên không có nhu cầu lôi kéo ‘đồng minh’ theo kiểu cũ; tất cả chỉ là đối tác thuận mua vừa bán.

Về khía cạnh quân sự: Nhật và Đức bắt đầu tái võ trang; 5 siêu cường trong thế liên hoàn tiến đến quân bình về võ khí thông thường; tái bố trí chiến lược nhằm duy trì hòa bình bền vững.

Về thương mại: Qua WTO, hợp lý hóa thương mại trao đổi hàng kỹ thuật Số (Bắc) với hàng kỹ nghệ hóa (Nam). Làm sao trong tiến bộ chung, cách biệt quan hệ Bắc – Nam càng ngày càng được thu hẹp.

Hiệp ước Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP), vừa ký ngày 15-11-2020, theo hình thức trực tuyến sau 8 năm đàm phán. Bao gồm mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng 5 nước khác là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Các thành viên RCEP chiếm gần một phần ba dân số thế giới và chiếm 29% GDP toàn cầu. RCEP dự kiến sẽ loại bỏ một loạt thuế nhập khẩu trong vòng 20 năm.

Hiệp định này cũng bao gồm các điều khoản về sở hữu trí tuệ, viễn thông, dịch vụ tài chính, thương mại điện tử và các dịch vụ chuyên nghiệp. Theo RCEP, các linh kiện từ bất kỳ quốc gia thành viên nào sẽ được đối xử bình đẳng, điều này có thể làm cho các công ty ở các quốc gia RCEP kiếm nhà cung cấp trong khu vực thương mại của khối này.

Ngoài RCEP còn CPTPP – Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – với 11 thành viên, gồm Nhật + 4 nước Đông Nam Á là Mã Lai, Singapore, Việt Nam, Brunei + Úc, Tân Tây Lan, Canada, Mexico, Peru, Chile. Đã có 7 quốc gia phê chuẩn. Khi áp dụng đầy đủ, CPTPP sẽ bao gồm 495 triệu dân, chiếm 13,5% GDP toàn cầu.

Mặc dù bao gồm ít quốc gia thành viên hơn, nhưng CPTPP cắt giảm thuế quan nhiều hơn và bao gồm các điều khoản về lao động và môi trường so với RCEP.

***

Đa số các nước Asean trong tình trạng thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, phương cách quản lý không chuyên nghiệp. Nay đứng trước công cuộc chuyển giao cách mạng kỹ nghệ hóa, qui mô toàn cầu chưa từng có, nên tranh nhau giành giật vốn đầu tư. Kết quả là, chính quyền không kham nổi, lúng túng thảm hại, quay ra làm ăn gian dối, tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới. Dân chúng mất niềm tin, hốt hoảng, than van trong cơn lốc đổi thay này, vì cho rằng nhà đầu tư cấu kết với chính quyền gây xáo trộn, khốn khó cho cuộc sống của họ.

Lý do chính yếu: Thể chế chính trị không còn đáp ứng được với những đảo lộn xã hội trong nước và với những thay đổi lớn lao cấp vùng và quốc tế.

ASEAN cần nương theo cao trào Nhân Bản Hóa Toàn Cầu. Nguyên tắc: Phát triển kinh tế bền vững phải đi đôi với nhân bản hóa xã hội.

Tổng quan

– Thế của Châu Á đang lên.

– Châu Á – Thái Bình Dương quan trọng hơn phía châu Âu – Đại Tây Dương, cả về địa chính trị lẫn hải chính trị (đặc biệt là vấn đề khai thác tài nguyên dưới đáy biển trong hải phận quốc tế).

– Văn minh Đông Phương (chủ về tinh thần – hướng nội) cùng văn minh Tây Phương (chủ về khoa học – hướng ngoại) đang trở thành hai mặt của nền văn minh mới Nhân Bản. Giao thoa văn minh Đông – Tây sẽ giúp ‘giải tỏa’ dần chính sách về kinh tế của Bắc đối với Nam. ASEAN là thí điểm đầu tiên và quan trọng nhất.

Bs Nguyễn Đan Quế, Chủ tịch Cao Trào Nhân Bản

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. 1/ Hữu danh vô thực:

    “ASEAN là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia khu vực Đông Nam”

    * Thật mỉa mai khi gọi ASEAN là một liên minh chính trị.
    Một liên minh chính trị phải có sự nhất trí cao nhân danh mục đích chính trị chung; như tự do, dân chủ, các giá trị nhân bản văn minh, đôi khi là sự đồng nhất đoàn kết tôn giáo…thường là ngầm ý đối lập với một kình địch chính trị nào đó được cho là phản lại giá trị mà nó theo đuổi, (chưa xét đến thuộc tính tất yếu đi kèm với nó là kinh tế hoặc/và quân sự…); thí dụ các liên minh EU, NATO, Arab League, Benelux (một liên minh chính trị – kinh tế của ba quốc gia láng giềng ở Tây Âu: Bỉ, Hà Lan và Luxembourg)…., và trước đây, SEATO- Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á.

    ASEAN là liên minh chính trị cái gì, khi bao nhiêu năm họp hành chưa bao giờ đưa ra được một thông cáo chung, vì đã bị cài đặt ít nhất một thành viên tay sai thế lực bành trướng để phá bỉnh sự nhất trí, đoàn kết nội bộ khối. Liên minh chính trị gì mà trống đánh xuôi kèn thổi ngược khi tranh luận những vấn đề thuộc đường lối đối ngoại của hiệp hội để khẳng định một tiếng nói thống nhất, ít nhất cũng để biểu dương sức mạnh đoàn kết của mình, rằng mình thực sự tồn tại!

    Bao nhiêu năm kỳ vọng, người ta đành phải nói rằng ASEAN là một tập hợp dị dạng, như một món thời trang đỏm dáng vô duyên chỉ để đua đòi với thiên hạ.
    Không có nó, thiên hạ vẫn tìm đến nhau thuận mua vừa bán giữa các nước gần, xa…nếu thấy cần, có lợi.
    Với tồn tại của nó, các nước hội viên cũng chẳng tạo ra một thế mạnh do liên kết đồng nhất nào để đối phó, lấn lướt hay tự vệ với các mối đe doạ.
    ASEAN cũng từng có “ước mơ” viễn vông rồi không thành. Việc ký kết Thoả thuận về Ô nhiễm Khói bụi Xuyên biên giới ASEAN năm 2002 như một nỗ lực nhằm kiểm soát ô nhiễm khói bụi ở Đông Nam…rồi cũng chẳng tới đâu, chỉ vì những vụ bùng phát khói bụi Malaysia năm 2005 và khói bụi Đông Nam Á năm 2006 vì những vụ cháy rừng ở Indonesia.
    Năm 2003, không rõ cụ nào gợi hứng, các thành viên ASEAN rủ nhau kéo đến thiên đường du lịch Bali ký kết với nhau Hiệp ước Bali II, tán thành khái niệm hoà bình dân chủ, có nghĩa là mọi thành viên tin rằng các quá trình dân chủ sẽ thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực. Nhưng làm sao tìm được một mẫu số chung dân chủ khi đang tồn tại những thành viên phi dân chủ như các nước xhcn chính cống như VN, hoặc ba rọi như Lào, và cựu Khơ me đỏ như Campuchia. Bản thân Singapore cũng khó lòng chấp nhận khái niệm dân chủ- một đất nước khắc khe, du khách muốn uống cốc bia nơi công cộng đã khó!
    Thế rồi ước vọng dân chủ cũng đi đoong theo những đợt sóng biển của Bali; rốt cuộc, được hưởng thụ vài ngày tại thiên đường nầy đã là thành công với các vị đại diện dự họp!

    2/ Ẩn ức thù địch

    Bảo Thái lan, Malaysia, Campuchia hữu nghị với VN thì rất khó lọt lỗ tai người dân. Giữa những thằng bạn giàu có đầy mặc cảm tự tôn, hoặc hận thù lịch sử nghìn xưa nầy…khó lòng có tình hữu nghị đích thực. Cho nên đúc kết nhận xét nầy
    “c) Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình”
    là chẳng có chút cơ sở thực tế nào!

    Xem cách đối xử của Thái, Malaysia và nhất là Indonesia với ngư dân Việt bao nhiêu lần…bắn chết, bắt cầm tù, cho nổ tàu cá…thì nói “giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hoà bình” thật ngượng!

    Với tất cả những hữu danh vô thực của ASEAN, không hiểu sao nó vẫn cố tồn tại, với trò hàng năm họp hành tốn kém tiền thuế của dân để kết thúc bằng màn “nắm tay bắt chéo hình chữ x”, mà chỉ có đồng chí X là “khoái cảm” được một tay…những năm thủ tướng Yingluck chưa lưu vong!

  2. Từ ” tuong nai lào cho thế giới” nay bác ĐQ tụt xuống” tuong nai lào cho asean”.
    Thôi thì để kêt thúc, bác ĐQ đưa ra nốt” tương lai nào cho vịt nôm

Leave a Reply to HuePhan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây