RCEP: Khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới ra đời

Vũ Ngọc Yên

16-11-2020

Đại diện từ 15 quốc gia đã đăng ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực hôm Chủ nhật. Ảnh: AAP

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt RCEP) có quy mô lớn nhất thế giới đã được ký kết giữa 10 quốc gia thành viên Hiệp hội ASEAN (Brunei, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) và 5 đối tác (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand).

Mục tiêu của RCEP là hài hòa mạng lưới các Hiệp định thương mại tự do (FTA) “ASEAN+1” hiện có, thành một hiệp định thống nhất, tạo ra một bộ quy tắc thương mại thống nhất và duy nhất cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. RCEP cũng bao gồm các điều khoản quản lý đối với nhiều vấn đề thương mại của thế kỷ XXI, bao gồm dịch vụ, đầu tư, thương mại điện tử, viễn thông và sở hữu trí tuệ.

Khi được thực thi, RCEP sẽ tạo nên một thị trường lớn với 2, 2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP xấp xỉ 26.200 tỷ USD, chiếm khoảng 30% Tổng sản lượng kinh tế (GDP) toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới, vượt xa các khối thương mại khu vực khác như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định thương mại Mỹ – Mexico – Canada (USMCA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, RCEP sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực. Theo ước tính, tăng trưởng GDP của 15 nước thành viên RCEP sẽ đạt 137 tỷ USD.

Với việc ký kết RCEP, thương mại giữa các quốc gia thành viên sẽ được thúc đẩy nhờ hàng rào thuế quan được hạ thấp, các quy định và thủ tục hải quan được quy chuẩn hóa, và cánh cửa thị trường được mở rộng hơn giữa các nước hiện chưa có Hiệp định thương mại tự do (iFTA) với nhau.

Chuyên gia Jeffrey Wilson của Học viện chính trị chiến lược Úc ASPI cho rằng, “RCEP sẽ vẽ lại bản đồ chiến lược kinh tế của vùng Ấn độ –Thái Bình Dương. Thoả ước thương mại tự do có ý nghiã rất quan trọng. Thoả ước sẽ đẩy mạnh những nỗ lực phục hồi kinh tế sau Đại dịch”.

Tiến trình hình thành RCEP

Buổi thảo luận đầu tiên diễn ra tại hội nghị cấp cao ASEAN 2011 tại Indonesia, tiến trình đàm phán RCEP chính thức bắt đầu tại hội nghị cấp cao ASEAN 2012 tại Campuchia. RCEP được khởi xướng, như một sáng kiến của ASEAN nhằm thúc đẩy thương mại giữa các nước trong khối và 6 đối tác thương mại lớn Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, New Zealand và Hàn Quốc.

16 nước xúc tiến đàm phán RCEP vào năm 2013, trong khi một thỏa thuận thương mại lớn khác là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đang được đàm phán. Do Trung Cộng tham gia RCEP và Mỹ đang dẫn đầu TPP – thỏa thuận khi đó được kỳ vọng sẽ trở thành FTA lớn nhất thế giới – đã có nhiều ý kiến cho rằng RCEP dưới sự tham gia của Trung Cộng sẽ là một cách để Bắc Kinh đối trọng với ảnh hưởng gia tăng của Washington trong khu vực.

Trải qua 8 năm đàm phán, 30 vòng thương thảo, 18 Hội nghị cấp bộ trưởng và 6 lần trì hoãn hạn ký kết kể từ cuộc đàm phán đầu tiên. Cuối cùng đến năm 2020, 15 quốc gia tham gia RCEP đã thống nhất kết thúc đàm phán trên văn bản cho tất cả 20 chương của hiệp định và các vấn đề tiếp cận thị trường.

Năm 2019, New Delhi tham gia đàm phán RCEP từ đầu, nhưng 2019 đã rút lui khỏi thỏa thuận, vì lo ngại không bảo vệ được các nhà sản xuất trong nước. Theo tin từ Bloomberg, Ngoại trưởng Ấn Jaishankar đã phát biểu trong một cuộc thảo luận ở Singapore là Ấn Độ vẫn còn nghi ngờ về sự tiếp cận thị trường “không bình đẳng” ở Trung Quốc và “các chính sách bảo hộ mậu dịch” gây mất cân đối thương mại lớn giữa hai nước.

Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2019, Ấn Độ có thâm hụt thương mại 53,6 tỷ USD với Trung Quốc. Sự thận trọng của Ấn Độ chính là một trong những rào cản chính đối với tiến trình đàm phán RCEP trong thời gian qua.

Một số thành viên RCEP, trong đó có Nhật Bản, xem sự tham gia của Ấn Độ vào thỏa thuận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên phương diện kinh tế cũng vai trò của nước này như một đối trọng với Trung Quốc, Điều này dễ hiểu bởi Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba châu Á và là một thị trường tiêu dùng lớn.

Công ty tư vấn The Economist Intelligence Unit (EIU) cho rằng: “Không có Ấn Độ, RCEP giảm tầm quan trọng, nhưng con đường tiến tới thực thi thỏa thuận này trở nên êm ái hơn“.

Hiệp định RCEP đã được chính thức ký ngày 15.11.2020, có hiệu lực vào năm 2021 hoặc tháng 1/2022.

RCEP Một sự thất bại cho Mỹ

Vừa bước vào Toà Bạch Ốc vào đầu năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã vội tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp định TPP vì cho rằng đây là một thỏa thuận tồi cho Mỹ. Các nước còn lại trong thỏa thuận tiếp tục đàm phán, đi đến ký kết một Hiệp định mới vào cuối tháng 10.2018. Thỏa thuận này đã được đổi tên thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 nước (Úc, Brunei, Canad, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, Peru, Newseeland, Singapor và Việt nam). Đến nay chỉ có bảy nước phê chuẩn.

CPTPP có 480 triệu dân và chiếm khoảng 13% GDP toàn cầu.

Trong bốn năm cầm quyền, Trump đã áp thuế quan lên nhiều mặt hàng từ các đối tác thương mại của Mỹ mà ông cho là có hành vi thương mại bất bình đẳng. Đặc biệt, cuộc chiến thương mại khởi động chống Trung Quốc đã kéo dài hơn 1 năm rưỡi, gây sụt giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Trong lãnh vực đối tác quân sự, Mỹ nâng cao vị thế của “Bộ tứ kim cương” gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia và lôi kéo thêm một số quốc gia khác tham gia, trong đó có Hàn Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, vì chính sách của Mỹ nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc hơn là đem lại lợi ích cho các nước “Kim Cương +” nên không mấy thu hút sự tham gia của các quốc gia này.

Về kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân Mỹ đã đầu tư 384 tỷ USD vào các nước ASEAN. Năm 2019, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 354 tỷ USD.

Mỹ là nước từng khởi xướng Hiệp định Tự do Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn được coi là hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới trước RCEP, nhưng sau đó Trump đã đơn phương rút khỏi hiệp định. Điều này khiến Mỹ không có mặt trong cả hai hiệp định tự do thương mại bao phủ khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Các quốc gia thành viên RCEP vẫn còn quan ngại

Việc ký kết Hiệp định RCEP không mang ý nghĩa là mọi vấn đề giữa các đối tác thương maị đã được dẹp bỏ hay nhiều quốc gia thành viên bớt lo ngại về mức độ gia tăng sự lệ thuộc vào Trung Cộng. Nhật Bản đang cân nhắc chuyển đổi chuỗi cung ứng ở Trung Cộng. Cuộc xung đột giữa Úc và Tàu vẫn căng thẳng vì Tàu giới hạn hàng nhập khẩu từ Úc.

Sự hợp nhất ký kết RCEP chỉ là sự biểu dương thái độ không ủng hộ đường lối chủ trương tách rời (Decoupling) kinh tế và công nghệ ra khỏi Trung Cộng do Donald Trump quảng bá.

Hơn nữa, cuộc thương chiến Mỹ – Trung đã đặt các nước ASEAN vào một hoàn cảnh mới và là động lực thúc đẩy thành lập RCEP. Hiệp định RCEP được xem là một nỗ lực của các nước chống lại chính sách bảo hộ thương mại của Trump.

Nhật Bản, Hàn Quốc đã tham gia nhiều Hội nghị ASEAN+ đã ủng hộ RCEP với các động cơ khác nhau. Hàn Quốc và đặc biệt là Nhật Bản đều muốn chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á với hơn 650 triệu dân, lớn gấp rưỡi Liên minh Kinh tế Âu châu (EU), tương đương châu Mỹ Latinh và gấp 3 lần thị trường Mỹ.

Với việc hoàn tất RCEP và việc thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại các quốc gia đã phê chuẩn, châu Á hiện có thể khai thác hai FTA lớn để thúc đẩy hội nhập sâu rộng trong khu vực.

Thành công cho Trung Cộng?

Trung Quốc muốn dùng RCEP để ngăn chặn sự kiềm chế của Mỹ. Đối với Trung Quốc, đây là cơ hội để họ tạo thêm khả năng phá vỡ vòng kiềm tỏa của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương và tiếp tục thực hiện Chiến lược “Vành đai-Con đường“.

Tại hội nghị lần thứ 19 giữa các Bộ trưởng kinh tế ASEAN và Trung Cộng, hai bên đã thống nhất một số nội dung chính. Thứ nhất, Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN từ năm 2009, đạt tổng giá trị giao dịch lên tới 507,9 tỷ USD vào năm 2019 (theo số liệu thống kê từ phía ASEAN) và chiếm 18% tổng giao dịch thương mại của ASEAN.Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào khối ASEAN đạt khoảng 10,2 tỷ USD vào năm 2019, chiếm 6,6 % tổng giá trị FDI của ASEAN.

Hai là, hai bên ghi nhận rằng, năm 2020 là năm đặt dấu mốc quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN, do đây là thời điểm kỷ niệm tròn 10 năm thiết lập quan hệ toàn diện về kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc.

Bắc Kinh khen ngợi CSVN đã chu toàn trách nhiệm trong việc hoàn tất RCEP, đồng thời Trung Cộng kỳ vọng RCEP sẽ mang lại lợi ích chiến lược dài hạn và củng cố quan hệ với các nước láng giềng.

nghĩa RCEP đối với Việt Nam

Với Việt Nam, sau khi thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và ký kết Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) vào tháng 6/2019, việc kết thúc đàm phán RCEP sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

RCEP được ký kết và có hiệu lực sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Hội nhập, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng, RCEP được ký kết và đi vào thực thi, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tiếp cận thị trường tiêu thụ lớn, có quy mô GDP gấp đôi hiệp định CPTPP, mà còn tiếp cận được nguồn nguyên liệu, phục vụ chuỗi sản xuất các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu hiện nay.

Thay lời kết

Trong khi Mỹ ngày càng mất ảnh hưởng trong khu vực Á châu – Thái Bình Dương, thì Trung Cộng thông qua Hiệp định thương mại tự do mới, lại tiếp tục gia tăng sức mạnh.

Qua cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3.11.2020, Nước Mỹ sẽ có chính quyền mới dưới sự lãnh đạo của tân Tổng thống thắng cử Joe Biden. Tổng thống Biden đã công bố chủ trương một chiến lược cập nhật, cứng rắn hơn chính sách xoay trục hay tái cân bằng thời Tổng thống Obama. Chiến lược kiềm chế Trung Cộng sẽ thực hiện qua hai phương cách: Hợp tác với Liên minh EU trong lãnh vực thương mại và kinh tế; Liên minh với các đối tác Á châu trong lãnh vực quân sự.

Thế giới đang chờ đợi phản ứng của Mỹ trước việc ra đời Hiệp định RCEP dưới sự dẫn dắt của Trung Cộng. Liệu Tổng thống Biden có quyết định đưa Mỹ gia nhập Hiệp định CPTPP hay đề xuất một liên minh kinh tế mới thay thế?

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN


  1. CON CHÁU Thánh Cam Địa Gandhi thì thông minh rời RECEP DÂN SỐ ẤN ĐỘ đông hơn cả TÀU CỘNG mà còn phải RÚT LUI RECEP vì còn sợ bị BÓC LỘT VÌ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO YÊU NƯỚC ẤN ĐỘ ĐÃ THẤY RÕ hàng chục triệu DÂN QUÊ dân da đen xứ ETHOPIA bị bóc lột đang xây ĐẾ QUỐC ĐẠI HÁN giàu mạnh ….

    còn con cháu CHÍ PHÈO HỒ CHÍ MEO Thời Đồ đểu THÌ VẪN TIẾP TỤC cái thời CHIẾN TRANH LẠNH và NỘI CHIẾN đổ hàng chục triệu xương máu XÀI MIỄN PHÍ của Mẹ Việt Nam và hàng trăm triệu cuộc chia ly từ 1945 đến nay

    “CHỐNG MỸ CỨU …TÀU đốt cả dãy Trường Sơn đánh đến NGƯỜI VIỆT CUỐI CÙNG để Tàu được như ngày nay PHẦN LỚN nhờ hàng chục triệu xương máu XÀI MIỄN PHÍ của Mẹ Việt Nam và hàng trăm triệu cuộc chia ly từ 1945 đến nay !!!” ” CẦM NGỌN CỜ ĐẦU thay mặt Loài Người ĐÁNH MỸ cứu Mao Xếnh Xáng và Tàu cộng”

    NAY con cháu CHÍ PHÈO HỒ CHÍ MEO Thời Đồ đểu THÌ VẪN TIẾP TỤC cái thời CHIẾN TRANH LẠNH và NỘI CHIẾN nhưng lại đổ MỒ HÔI khốn khổ LÀM NHƯ NGƯỜI MÁY lắp ráp TOÀN PHỤ TÙNG từ Trung C..uốc … RỒI DÁN NHÃN “madzê in Vịt nôm” như Tể tướng Thất Phúc FUC*K ĐẦU NIỂN PHÂN nhưng thật ra là “MADE IN CHINA” trong những công xưởng mà bọn Tàu Đài Loan hay Tàu cộng MỞ HÀNG NGÀN nhà máy công xưởng lắp ráp tại VIỆT NAM sau khi giết hàng trăm kiểu Cụ LÊ ĐÌNH KÌNH chiếm đất DANG nhà thầu Trung C..uốc hay THƯƠNG LÁI TÀU lập xưởng LẮP RÁP gỡ nhãn “MADE IN CHINA” dán lại “madzê in Vịt nôm” XUẤT CẢNG SANG ÂU-MỸ mà bọn Tập Cận Bình giờ đang BỊ ĐÁNH THUẾ tơi bời NHƯNG NHỜ có đồng chí XỨ VỆ lại làm cuộc TRƯỜNG CHINH XUẤT KHẨU giùm cho TÀU CỘNG tránh Thuế Âu-Mỹ !!!

    Chỉ thương cho hàng chục triệu DÂN QUÊ VIỆT NAM như dân da đen xứ ETHOPIA đang thành đội quân khổng lồ LÀM THUÊ quần quật không đủ sống vào mà xem các video phóng sự về BÓC LỘT hàng vạn thằng chủ TÀU ĐẠI HÁN mà thương hàng chục triệu DÂN QUÊ dân da đen xứ ETHOPIA bị bóc lột đang xây ĐẾ QUỐC ĐẠI HÁN giàu mạnh ….mà ngẫm nghĩ THÂN PHẬN hàng chục triệu thanh niên Việt từ Nông thôn ĐANG, ĐÃ và SẼ làm nô lệ NGAY GIỮA ĐẤT MẸ VIỆT NAM làm giàu cho QUAN ĐỎ bán Nước hại Dân và cho RED CHINAZI

    Oh My beloved Hanoi’s Old Town Far Away !!!
    *******************************

    The Air France airplane is leaving Paris’ blue sky
    For far away the Oriental Land
    The political exile is singing silently by the Seine River
    He sings while in the sunset falling on Paris
    The Sun disappears
    And the September’s (*) Full Moon
    Above the Seine’s slow flow
    Let me see
    A glimpse of the Pencil Tower in the middle of the Sword Lake

    * * *

    Looking up at the sky
    While being buried in a crowd of Parisians
    By the Seine
    The Air France airplane is leaving Paris’ blue sky
    For far away the Oriental Land
    The political exile is singing silently by the Seine River
    He sings while in the sunset falling on Paris
    The Sun disappears
    And the September’s (*) Full Moon
    Above the Seine’s slow flow
    Let me see
    A glimpse of the Pencil Tower in the middle of the Sword Lake

    Oh my beloved Hanoi
    A distant Dream I left my dear Hometown
    In the Eden of the East
    A City of Peace
    With the continous Independance Wars
    Against the eternal enemy from the North

    Oh my beloved Hanoi
    A distant Dream I left my dear Hometown
    In the Eden of the East
    A City of Peace
    From the Great Separation in the Autumn 1954
    From Sadness and from Patriotic Love

    To the sky of Hanoi in the HistoryStorm of the Beginning of the 21st Century
    My chest trembled in the flowing white clouds
    The farther away, the more Nostalgy
    This feeling is an old album that I can’t forget
    I was too wrapped up
    By my beloved Father and my dear Mother
    On those faraway young days

    Live while tracing the soft daily life
    If I close my eyes, I can see Hanoi’s floating scenery
    I’m at a loss
    I’ll be back someday, my dear Hometown of Love, Hanoi

    To the sky of Hanoi in the HistoryStorm of the Beginning of the 21st Century
    I’ll be back someday until then, I have dreamed
    If I close my eyes, I can see Hanoi’s floating scenery
    I’m at a loss
    I’ll be back someday, my dear Hometown of Love, Hanoi

    To the sky of Hanoi in the HistoryStorm of the Beginning of the 21st Century
    I’ll be back someday, I’m sure I’ll be back

    * * *

    My beloved Hanoi’s Old Town far away
    Oh my dear Hanoi Capital !
    Far away from me
    What Melancholy !
    And what Nostalgy !
    Millions of Hanoians and Hanoians’ descendants, We have been living in exile the Free World,
    We went to seek only our Liberty
    And we went to seek only our Freedom
    But when the Moon rises,
    Far away from our beloved Hanoi’s Old Town far away
    And of course we cannot stay away.

    How many Souvenirs
    How many Memories
    My heart cannot heal
    Not even with those LoveSongs about Hanoi
    Hearing those voices and that melody
    I begin to weep silently
    Because I want to return Hanoi Capital !
    Like a tired old Albatros
    After the longest journey over the Pacific Ocean .. ..

    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE = TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    Paris, 23 h 45 – the last night of the American 2020 Presidential Election (Five impressive days and nights)

    * In the Lunar Calendar in Vietnam that is August with the Mid-Autumn Festival for the small children

  2. “Công ty tư vấn The Economist Intelligence Unit (EIU) cho rằng: “Không có Ấn Độ, RCEP giảm tầm quan trọng, nhưng con đường tiến tới thực thi thỏa thuận này trở nên êm ái hơn“.”
    -Một chuồng ko thể nhốt chung 02 cọp. TQ sẽ ko bao giờ hợp tác công bằng với Ấn Độ, TQ lấy thế nc lớn đè ép Ấn Độ như đã & đang đè ép các nc ASEAN, đã & đang đè ép các nc có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, Biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan (dùng KT tạo áp lực đè ép).
    “Thỏa thuận này đã được đổi tên thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 nước (Úc, Brunei, Canad, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, Peru, Newseeland, Singapor và Việt nam). Đến nay chỉ có bảy nước phê chuẩn.”
    -“chỉ có bảy nước phê chuẩn” là New Zealand, Canada, Australia, Nhật Bản, Mexico, Singapore và VN. Đọc danh sách 07 nc thấy ko bít nc nào đứng đầu liên minh. Nếu hoạt động theo kiểu sàng sàng như ASEAN thì CPTPP ko thực chất.
    “Việc ký kết Hiệp định RCEP không mang ý nghĩa là mọi vấn đề giữa các đối tác thương maị đã được dẹp bỏ hay nhiều quốc gia thành viên bớt lo ngại về mức độ gia tăng sự lệ thuộc vào Trung Cộng.”; “Sự hợp nhất ký kết RCEP chỉ là sự biểu dương thái độ không ủng hộ đường lối chủ trương tách rời (Decoupling) kinh tế và công nghệ ra khỏi Trung Cộng do Donald Trump quảng bá.”; “Hiệp định RCEP được xem là một nỗ lực của các nước chống lại chính sách bảo hộ thương mại của Trump.”; “Trung Quốc muốn dùng RCEP để ngăn chặn sự kiềm chế của Mỹ. Đối với Trung Quốc, đây là cơ hội để họ tạo thêm khả năng phá vỡ vòng kiềm tỏa của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương và tiếp tục thực hiện Chiến lược “Vành đai-Con đường“.”.
    -Vậy ra, RCEP chỉ là mở cửa hậu cho TQ luồn lách đường đi vào thị trường Mỹ, cùng giúp TQ “tiếp tục thực hiện Chiến lược “Vành đai-Con đường“.”.

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây