Giải cứu airlines

Hoàng Tư Giang

16-11-2020

Giải cứu Vietnam Airlines hay không không còn là chuyện phải bàn vì theo lịch trình, QH sẽ thông qua Nghị quyết kỳ họp, trong đó bao gồm các giải pháp cứu hãng hàng không quốc gia.

Với tư cách là chủ sở hữu chiếm 86% vốn nhà nước tại VNA, Chính phủ có trách nhiệm đối với khoản đầu tư của mình tại doanh nghiệp đang bị tổn thất nặng nề bởi đại dịch Covid. Đó là lý do cơ bản để tới đây VNA sẽ được rót gói 12 ngàn tỷ đồng nhằm cứu vãn một cuộc sụp đổ.

Vấn đề ở chỗ, khó khăn tài chính của VNA là rất nghiêm trọng: lỗ gần 11 ngàn tỷ trong 9 tháng, dự kiến lỗ 15 ngàn tỷ trong năm nay dù hãng đã phải đi vay mới gần 18.794 tỷ đồng để có dòng tiền duy trì hoạt động vì doanh thu lao dốc và lợi nhuận âm.

Cho nên gói giải cứu 12 ngàn tỷ đó, dù là duy nhất từ nhà nước cho một doanh nghiệp đến nay, cũng chẳng ăn thua gì cả, khéo lại đổ sông, đổ bể nếu đại dịch chưa được khống chế, chưa cho bay quốc tế lại, và kinh tế tiếp tục lao dốc.

VNA, vì thế, phải có trách nhiệm duy trì, bảo tồn và phát triển nguồn vốn đó vì nguồn tài chính đó suy cho cùng là tiền của dân.

Có người đặt vấn đề, giải cứu VNA thì có giải cứu các dnnn khác cũng đang đông cứng vì đại dịch; và thậm chí có giải cứu các hãng bay tư nhân khác là VietJet Air, Bamboo và vài hãng khác cũng đang khố đốn như VNA hay không?

VietJet Air và Bamboo thuộc sở hữu của tư nhân thì cũng là tiền của dân chứ. Cứu duy nhất 1 người trên sân thì còn đâu sự “bình đẳng”, làm sao biện minh được sự “bất thiên vị”?

Nhưng lẽ ra từ đầu năm đến giờ VietJet Air và Bamboo cũng phải kêu khóc thật to, thật nhiều như VNA thay vì cứ âm thầm chịu đựng. Con có khóc mẹ mới cho bú.

Bây giờ cũng là lúc xem lại môi trường đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực hàng không.

Vì sao VNA được độc quyền “chuyên cơ” cho lãnh đạo? Các nguyên thủ quốc gia khác có giao độc quyền chuyên cơ cho một hãng nào hay không?

Vì sao lại đặt nhiệm vụ “an ninh, quốc phòng” lên chỉ 1 hãng bay để lấy lý do cho “giải cứu” dù tất cả các hãng bay khác như VietJet Air và Bamboo cũng đương nhiên phải gánh trách nhiệm đó? Cứ nhìn nhiệm vụ giải cứu công dân trong đại dịch, các hãng tư nhân đã thực hiện hàng trăm chuyến vì ngoài tinh thần nhân đạo, chả hãng nào to gan lắc đầu để hứng lấy làn sóng tẩy chay của người tiêu dùng.

Từ năm 2017 VietJet Air đã vươn lên chiếm thị phần nội địa lớn nhất trong nước; hãng này sắp vượt VNA về thị phần quốc tế. Bamboo vừa ra đời nhưng đã thể hiện sự vượt trội về chất lượng dịch vụ và đang tung cánh bay quốc tế như bay thẳng đến Mỹ.

Trước đây chỉ có 1 mình VNA độc quyền khai thác thị trường hàng chục năm trời, vé máy bay là xa xỉ với phần lớn người dân. Nay thêm các hãng khác, giá vẻ rẻ đi rất nhiều, ai ai cũng có thể mua vé bay.

Cho nên, giải cứu VNA cũng không thể lờ tịt đi các hãng khác. Tất nhiên, các hãng tư nhân cũng phải kêu khóc thật to chứ ai lại im thin thít như thế.

Không khéo, từ năm sau trở chỉ còn 1 hãng bay độc quyền, và chỉ vài phần trăm dân số mới có khả năng chi trả vé bay.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. “Với tư cách là chủ sở hữu chiếm 86% vốn nhà nước tại VNA, Chính phủ có trách nhiệm đối với khoản đầu tư của mình tại doanh nghiệp đang bị tổn thất nặng nề bởi đại dịch Covid. Đó là lý do cơ bản để tới đây VNA sẽ được rót gói 12 ngàn tỷ đồng nhằm cứu vãn một cuộc sụp đổ.”; “Có người đặt vấn đề, giải cứu VNA thì có giải cứu các dnnn khác cũng đang đông cứng vì đại dịch;”
    -Điểm qua tin tức báo chí:
    *Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9-4-2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 42) và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24-4-2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 15), gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng đã được triển khai đồng bộ tại nhiều địa phương trong cả nước. Đến nay, Kho bạc Nhà nước đã giải ngân hơn 11,2 nghìn tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ hơn 11 triệu người và 6.196 hộ kinh doanh.
    -DNNN nhận rất nhiều nguồn lực quốc gia, đã ko là đầu tàu dẫn dắt các DNTN phát triển, lại còn làm nặng gánh thêm cho xã hội là sao? “VNA sẽ được rót gói 12 ngàn tỷ đồng” liệu có phải là bản chất nền KT thị trường? Hay là bản chất nền KT thị trường định hướng XHCN? Lãnh đạo ko thể đi vòng quanh TG kêu gào các nc công nhận nền KT thị trường khi chính Nhà nc vẫn đang ưu tiên nguồn lực QG dành cho doanh nghiệp Nhà nc. VNA nhận vay từ Nhà nc, lãnh đạo kinh doanh ko trả dc nợ thì đi tù. Vậy đi. Hãy công bằng giữa DNNN & DNTN.

  2. VNA về tiêu chuẩn hàng không và an toàn là đứng đầu xứng đáng là HK quốc gia .Tuy nhiên cấu trúc cồng kềng và hoạt động theo chỉ đạo và thiếu sáng tạo .Mảrketing kém hơn VJA mà ko chịu thay đổi .đơn giản web bán vé của VNA dùng rất khó chữ mờ ,màu ko sắc nét .phải đưa phần bán hàng lấy tiền làm chủ đạo chứ ko phải là thông tin khuyến mại rườm rà . Giá vé của VNA là giá đã cộng thuế phí rồi .còn VJA là giá chưa cộng họ khéo giấu nên khi xem có cảm giác giá VNA đát hơn rất nhiều .thực tế ko chênh nhau bao nhiêu .về web bán vé VJE rõ ràng và khách hàng dễ tiếp cận thông tin mua vé dễ hơn .có cái chỗ thu tiền mà VNA ko cải tiến .dù đi VJA như tàu chợ ngày xưa nhưng đông khách .còn đi VNA còn ghế trống mà thấy tiếc cho khả năng marketing của VNA .không thiếu gì cách để làm đầy ghế trống đó

  3. Có một điều tôi không hiểu là trưoc đấy VNA có các giò bay đẹp thì nay VNA lại bay vao các giờ thấo điểm như sáng sớm và đêm chắc là vắng khách .còn giò đẹp lại là VJA . Vậy Ai là ngưoi phân các giờ bay ây cho các hãng .Ai là ngưoi quyết định sự tăng trưởng hay tụt hạng của một hãng hàng không

Leave a Reply to vdk1509 Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây