Gian lận bầu cử ở Mẽo!

Nguyễn Thục Quyên

11-11-2020

Dân tình cứ chộn rộn lo lắng về gian lận bầu cử ở Mẽo. Các bạn giàu trí tuởng bở. Làm gì mà dễ như “dép nốp bay vào vũ tru”, hay như “cải tạo Hà lội thành Xanh ga bò”? Chao ôi, không dễ tí nào, dễ thì đã có nguời bóc lịch, ăn cơm tù 10 năm rồi đó. Thực tình là khó hơn chó Phú Quốc nhân giống đại đồng, và khó hơn vua Đàm hát ô bê ra đấy.

Chắc vì bầu cử ở VN xưa nay vốn thật như đùa và đùa như thật, thành ra mọi nguời mới bán tín bán nghi như thế. Tỷ lệ đi bầu và có bầu (dù không trứng không thai) ở Việt Nam năm nào cũng 100%, có khi đếm lại còn vọt lên 101% ấy chứ.

Hồi mình ở nhà, cứ đến dịp toàn dân thực hiện quyền không có lợi và nghĩa vụ có răng của mình, là tổ truởng dân phố xua đi bầu như xua gà lên chuồng, lỡ ai lần chần uốn éo không đi là tổ truởng dân phố làm hộ cái rụp và lập tức thành “có bầu” ngay.

Bầu cử ở xứ Mẽo không như thế đâu ạ. Các tiểu bang có luật riêng về khung thời gian đăng ký tham gia bầu, khung thời gian nhận phiếu, và kiểm phiếu. Để được đi bầu, thường người ta phải đăng ký từ truớc. Tuy không khuyến khích ăn cơm truớc kẻng, nhưng một số bang cho phép người dân đăng ký và thực hiện “có bầu” ngay trong ngày bầu cử.

Để đăng ký phải có địa chỉ, và phải có bằng chứng là anh/ chị/ ông/ bà sống ở địa chỉ đấy. Bằng chứng là bằng lái xe hoặc các thư từ tài liệu chính thức có tên và địa chỉ rõ ràng. Yêu cầu thứ hai là phải có ID, nếu mà không có ID thì phải có số an sinh xã hội. Nếu không có cả ID lẫn số an sinh xã hội thì phải có affadavit với xác nhận từ công chứng viên.

Nếu ai đã từng ở Mẽo thì biết rõ số an sinh xã hội quan trọng đến thế nào. Sinh mạng tài chính, kinh tế, xã hội của một người bị ràng buộc hết vào mấy con số đấy. Không phải chuyện chơi. Và yêu cầu thứ ba có ở một số bang là bằng chứng công dân. Những yêu cầu này khiến cho việc đăng ký giả và bầu giả rất khó khăn.

Bầu qua thư không phải năm nay mới có. Bao năm truớc vẫn bầu qua thư rồi. Kể cả năm 2016 khi anh Trump đắc cử, cứ bốn phiếu thì có 1 phiếu là bầu qua thư. Cách thức này giúp tăng tỉ lệ “có bầu” dù dân Mẽo già đi nhiều trong mấy chục năm qua. Nguời già giao du quan hệ hạn chế, nhưng bầu thì vẫn cứ thích như ai. Còn sống còn ăn còn đóng thuế mà lại không đuợc “có bầu” thì ức chết!

Thuờng thì nhóm cao tuổi thích “có bầu” qua thư. Truờng Stanford nghiên cứu và thấy, tỉ lệ tham gia “có bầu” trong giai đoạn 1996-2018 tăng 2 percentage points ở ba bang cho phép bầu qua thư rộng rãi (Colorado, Washington và Oregon), nhưng dù vậy chẳng ảnh huởng gì đến kết quả bầu cử, và cũng không mang lại lợi thế cho một đảng phái hay một nhóm kinh tế hay bất cứ màu da nào.

Như đã nói ở trên, để bầu qua thư, nguời ta cũng phải đăng ký từ truớc, các bang yêu cầu phiếu bầu gửi qua thư phải có chữ ký ở ngoài phong bì để so sánh với chữ ký trong hồ sơ lưu trữ. Có bang còn yêu cầu phải có thêm nguời làm chứng nữa.

29 bang và quận Columbia cho phép ngưòi dân tự theo dõi xem phiếu bầu của họ đã đến nơi chưa. 14 bang và quận Columbia cũng cho phép nguời dân nộp phiếu bầu tận tay nếu họ không tin bưu điện. Một nhóm nhân viên bầu cử mở các phong bì có chữ ký bên ngoài này, rồi một nhóm khác sẽ thực hiện scan. Các giám sát viên theo dõi quá trình này rất sát sao. Các phiếu bầu sẽ không được kiểm đếm nếu không được in trên loại giấy đặc biệt có các dấu hiệu kỹ thuật đặc thù.

Và có một điều là phiếu bầu không chỉ có mỗi chọn tổng thống. Trong phiếu bầu của mỗi bang còn có lựa chọn đại biểu quốc hội, đại biểu tiểu khu, quận, bang, hội đồng giáo dục, và có cả mục tán thành hay không tán thành với các chuơng trình dân sinh hay các thay đổi chính sách hay hiến pháp bang.

Cả nuớc Mỹ có hơn 3000 quận, cho nên việc làm giả phiếu bầu không phải là chuyện ra đầu ngõ ăn vịt lộn hay chạy lòng vòng tìm miếng giồi chó. Vì thế, không phải mỗi anh Trump quan tâm đến việc kiểm soát bầu cử và kiểm phiếu. Các ứng viên cho các chức vụ ở bang, ở quận, cũng quan tâm không kém, vì đấy là vấn đề liên quan lập tức đến đời sống và quyền lợi của họ. Họ không những giám, mà là sát sàn sạt nữa kìa.

Năm nay vì sự viếng thăm của Covi nên số lượng nguời có bầu qua thư tăng hơn. Phần nhiều những nguời ủng hộ đảng Dân chủ thích bầu qua thư vì họ là những nguời sợ Covi hơn. Đám ủng hộ anh Trump là nhũng ngưòi coi trời bằng vung, coi Covi là đinh rỉ, thậm chí còn không nguy hiểm bằng đinh rỉ, chỉ nguy hiểm khi nó là China virus. Vì vậy, họ thích làm luôn, làm ngay, có bầu tại chỗ. Tuy thế, cũng vẫn có người ủng hộ Cộng hoà chọn cách bầu qua thư.

Cách thức kiểm phiếu của mỗi bang mỗi khác: thường các bang kiểm loại “làm luôn-làm ngay-có bầu tại chỗ” trước, rồi sau đấy mới kiểm đến dạng “có bầu qua thư” sau. Vì thế mà khi kiểm có bầu tại chỗ đầu tiên thì anh Trump hay dẫn truớc, nhưng đến khi sờ tới “có bầu qua thư” thì ván bài lật ngược, và phe anh Trump kêu gào “ngừng đếm” ở những bang đó. Còn ở những bang làm ngược lại thì phe anh Trump lại gào: đếm tiếp.

Một chuyện nữa là các bang có luật khác nhau về thời gian cuối cùng chấp nhận phiếu bầu qua thư. Hai bang Utah và Lousiana yêu cầu phiếu phải đuợc đóng đấu bưu điện vào ngày trước ngày bầu cử, tức là trước 4h30′ chiều ngày 2/11 ở Louisiana, còn ở Utah thì chấp nhận các phiếu được đóng dấu bưu điện ngày 2/11 nhưng đến nơi trước 12 giờ trưa ngày 4/11. Dân Utah cũng đuợc phép mang phiếu đến địa điểm bầu cử địa phương truớc 8 giờ tối 3/11.

Bang Ohio yêu cầu phiếu phải có đóng dấu bưu điện trước ngày 2/11, nhưng có thể đuợc giao đến nơi muộn nhất vào cuối giờ làm việc ngày 13/11. Phần lớn các bang khác yêu cầu phiếu bầu qua thư phải đến nơi trước giờ đóng cửa trong ngày bầu cử, tức là thường 7 giờ tối hoặc 8 giờ tối ở địa phuơng, nhưng có vài nơi cũng cho phép phiếu bầu đuợc giao đến nơi sau ngày bầu cử. Bang Washington có thời hạn dài nhất, đến tận 23/11. Vì vậy anh Trump thật sự là cùn khi anh kêu gào rằng các phiếu nhận sau ngày bầu cử là gian lận. Thực tế là mỗi bang có luật riêng của họ, và luật này không ai thay đổi đuợc, kể cả Toà án tối cao.

Trong mọi cuộc bầu cử ở xứ Mẽo, luôn có một lượng phiếu gọi là provisional ballots (tạm gọi phiếu bầu cần kiểm tra lại). Đây là các phiếu bầu mà các thông tin của người bầu không khớp với kho dữ liệu và cần được xác minh thêm. Và chừng nào chưa xác minh thì các phiếu này không được tính.

Theo Uỷ ban hỗ trợ bầu cử Mỹ tỷ lệ phiếu bầu cần kiểm tra lại từ năm 2006 đến nay khá ổn định: 1.8% trong các kỳ bầu cử tồng thống, và 1.1% trong bầu cử giữa kỳ. Tỷ lệ phiếu bầu cần kiểm tra lại được chấp nhận để “cho làm phép cộng” (sau khi kiểm tra) là 69% trong bầu cử tổng thống và 79% trong bầu cử giữa kỳ. Lý do phổ biến nhất khiến các phiều bầu loại này không đuợc đưa vào “làm toán” là do nguời bầu không đăng ký ở bang đó, hoặc không bỏ phiếu ở đúng nơi đăng ký, hoặc có lý do từ chữ ký, không đủ thông tin xác minh hay phong bì đựng phiếu có vấn đề.

Năm 2016 (năm Trump thắng cử) bốn bang có tỷ lệ phiếu bầu cần kiểm tra lại cao nhất là Arizona, California, New York và Ohio. California chiếm hơn một nửa số phiếu bầu cần kiểm tra lại này. Lúc đó bà Hillary cũng có ý định yêu cầu kiểm phiếu lại ở một số nơi, nhưng Obama khuyên bà chấp nhận.

Trở lại vấn đề anh Trump và các con anh kêu gào không chấp nhận kết quả bầu cử, đây không phải chỉ là chuyện ‘Ôi, tôi mất miếng giồi’. Thất cử kéo theo rất nhiều hệ lụy cho gia đình anh Trump và chuyện kinh doanh của anh ý. Bang New York đang điều tra hoạt động kinh doanh của gia đình Trump, luật sư cũ của anh Trump khi điều trần đã để lộ là Trump Organization phóng đại giá trị tài sản để lừa nhà đầu tư.

Ngoài ra có vô số vấn đề thuế má từ rất nhiều năm, và các cuộc điều tra này sẽ là cơn ác mộng kéo dài. Các con anh Trump đều dính líu vào các phi vụ làm ăn với nguy cơ mâu thuẫn lợi ích. Và cái miệng toè loe của anh Trump có thể còn dẫn đến nhiều vụ kiện phỉ báng hay quấy rối nữa. Cho nên, khi không còn chức quyền, anh Trump sẽ không đơn giản là về hưu đánh gôn, anh sẽ đau đầu với vô số kiện tụng. Việc anh gào thét và từ chối chấp nhận thua cuộc cũng có thể là để câu giờ tìm cách dọn dẹp đối phó với những rắc rối tuơng lại.

Vậy nên, đừng tin vào những luận điệu rằng người chết sống lại đi bầu, nguời từ sao Hoả cũng bầu, và anh Pu tung trưởng làm thiên hạ có bầu tá lả ở Mẽo. Cũng đừng tin chính quyền anh Trump yêu VN lắm. Anh ấy vừa áp thuế phá giá cho lốp xe VN đấy. Anh ấy cũng từng bảo VN là một trong những nước lợi dụng xuất siêu vào Mỹ, trong danh sách sẽ được sờ tới sau Tàu.

Bình Luận từ Facebook

11 BÌNH LUẬN

  1. Tôi nghĩ là tác giả này thuộc “trường phái” sùng Mỹ cho nên đã lý tưởng hóa
    nước Mỹ đến nỗi quên mất thực tế nước Mỹ thời nay đang đối mặt với những
    khối mâu thuẫn rất to lớn và phức tạp về nhiều lãnh vực.
    Nếu nước Mỹ tốt đẹp tuyệt vời hay hoàn toàn thì khộng có chuyện từng bịa
    đặt dựng chuyện gán tôi cho Hussein có “võ khí giết người hàng loạt”.Đó là
    chưa kể nhiều chuyện ám sát ngay cả tổng thống của minh nhiều hơn bất cứ
    nước nào khác,hơn cả nước chậm tiến,chứ chưa nói đến việc ám sàt lãnh đạo
    các nước đồng minh và bỏ rơi nước họ nếu không thấy có lợi cho mình !

    • @Khách Quan, qua bài viết tôi đoán tác giả là người Mỹ gốc Việt. Ở đây tác giả chỉ đề cập đến tiến trình bầu cử ở Mỹ để nói nên một điều, bầu cử ở Mỹ khó có thể gian lận thôi mà bác.

  2. -Ý kiến riêng về việc bầu cử qua thư hiện có số lượng lớn trong kỳ bầu cử 2020 hiện đang còn nhiều tranh luận: Công dân Mỹ phải tuân thủ Hiến pháp Mỹ, nghĩa là phiếu bầu chỉ có giá trị trong ngày bầu cử, qua ngày bầu cử phiếu bầu ko còn giá trị, vì phiếu bầu nếu xem như vẫn còn giá trị qua ngày bầu cử thì giá trị của ngày bầu cử trở nên vô nghĩa; bởi bất kể chính phủ, chính quyền nào lên cũng đều tự cho có quyền thay đổi ngày bầu cử với 01 lý do ất ơ nào đó mà chính phủ, chính quyền đó cho là đúng, một tiền lệ nguy hiểm, loạn. Vậy khi công dân Mỹ muốn gửi phiếu bầu qua thư cần phải cân nhắc, tính toán thời gian sao cho phiếu bầu qua thư của mình đến thùng phiếu đúng ngày bầu cử. Nếu cân nhắc, tính toán thời gian sai, hết ngày bầu cử, phiếu bầu của mình vẫn chưa đến thùng phiếu là lỗi tại mình (bưu cục Mỹ phải ưu tiên hàng đầu giải quyết nhanh phiếu bầu qua thư, đồng thời phải thông báo sớm & rõ cho khách hàng biết ngày bưu cục kết thúc nhận phiếu bầu qua thư), ko phải lỗi của nhà lập pháp.

    • @vdk 1509, vấn đề này đã được Pháp viện tối cao Mỹ xử một lần hồi cuối tháng 9, lúc đó Pháp viện tối cao Mỹ có 8 người, biểu quyết 4 – 4, tức là nguyên đơn thua, tức là phiếu bầu qua mail trễ 3 ngày sau ngày bầu cử, miễn là có dấu bưu điện trước khi đóng thùng phiếu.

  3. -Việc Tổng thống đương nhiệm có ý kiến về gian lận phiếu bầu trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ 2020 sẽ mang tính cách cá nhân khi Tổng thống đương nhiệm tìm mọi cách, kể cả bất hợp làm sao giành lại cho bằng dc chức Tổng thống. Nhưng ở đây còn lại mang ý nghĩa là 01 công dân Mỹ, với chức danh Tổng thống, tôi ko đồng ý kết quả bầu cử năm 2020 của chính quyền Mỹ (chính quyền lại do chính tôi điều hành, lãnh đạo mới đau chứ) vì có gian lận phiếu bầu trong bầu cử. Ng dân Mỹ bình thường kiện gian lận phiếu bầu thì pótay, bỏ qua, chịu phép. Nhưng đây lại là Tổng thống đang nắm quyền lực trong tay, là dân kinh doanh, ko phải chính khách chuyên nghiệp, với tính khí thất thường, khó đoán, cố chấp, nên chắc hẳn rằng bên nguyên, bên bị phải gặp nhau tại Tòa, để Tòa làm cho rõ đúng sai, trắng đen, phải trái.

    • Bài viết của Thục Quyên nhằm vào 2 ý chính: 1/ Chỉ dẫn ra những điều mang tính chất thuyết phục “Bầu cử ở Mỹ rất khó có thể gian lận”. 2/ Nhận định của cá nhân về việc: vì sao Tổng thông đương nhiệm lại quyết tâm kiện với lí do có gian lận bầu cử.
      – Hiểu được điều 1/ như thế nào là do trình độ nhận thức của mỗi người (riêng tôi, có thêm được hiểu biết về tiến trình bầu cử ở MỸ).
      – Về điều 2/, đó là nhận định của cá nhân người viết, đồng ý hay không là quyền của mỗi người, không đồng ý thì phản biện nếu muốn.

      * Ý kiến cá nhân tôi bàn riêng về điều 1/ “Bầu cử ở Mỹ rất khó có thể gian lận”: “khó có thể” chứ không phải ” tuyệt đối không thể có”, cho nên Tổng thống đương nhiệm kiện là điều đương nhiên phải chấp nhận vì ông có quyền đó. Tôi đồng ý với vdk 1509 “Tổng thống đang nắm quyền lực trong tay, là dân kinh doanh, ko phải chính khách chuyên nghiệp, với tính khí thất thường, khó đoán, cố chấp” nên cứ theo đúng trình tự pháp lý mà làm, nếu bên nguyên đủ chứng cứ pháp lý được tòa thụ án thì ” bên nguyên, bên bị phải gặp nhau tại Tòa, để Tòa làm cho rõ đúng sai, trắng đen, phải trái.”

        • @nghiemnv, thì bác thấy, Tổng thống đương nhiệm tìm mọi cách, kể cả bất hợp pháp để làm sao giành lại cho bằng được chức Tổng thống (ví dụ: trong khi còn đang kiểm phiếu, lúc đầu ông đang trên đà thắng thì ổng nói “dừng kiểm phiếu”, khi ông ít phiểu hơn thì ổng nói “gian lận bầu cử” ), và ổng đã kiện. Vậy còn cách nào khác là phải ra tòa? Nhưng phải lưu ý rằng, để thắng một vụ kiện phải có đủ tài liệu và bằng chứng pháp lý. Hơn nữa tùy theo mức độ, không phải đơn kiện nào cũng lên được tòa án tối cao.

  4. THỤC QUYÊN
    Bình luân như bố/mẹ của con LuLu, vân đề là gian lận có hệ thống hoặc chỉ là bất hợp lệ lẻ tẻ , bạn đừng tỏ ra vẻ quá hiểu biết nhá, HÃY CHỜ XEM SỰ PHÁN QUYẾT CHUNG CUỘC CỦA LUẬT PHÁP HOA KỲ .

  5. Theo trang https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/:
    6 “mũi dao” pháp lý nhằm vào ông T.rump sau khi rời khỏi Nhà Trắng
    Thứ Tư, ngày 11/11/2020 22:00 PM (GMT+7)

    Nếu không có gì thay đổi, Tổng thống T.rump sẽ rời nhiệm sở sau 71 ngày nữa. Theo báo chí Mỹ, ông có thể sẽ dính vào những vụ kiện rất rắc rối, tốn kém sau khi rời Nhà Trắng.
    Không còn là Tổng thống Mỹ, ông T.rump sẽ mất đi những đặc quyền nhất định. Trong khi đó, những vụ kiện tụng, điều tra vẫn đang tấn công ông như những “mũi dao” sắc bén, theo CNN.

    1. Văn phòng luật sư quận Manhattan điều tra hoạt động tài chính của Tập đoàn T.rump Organization

    Văn phòng luật sư quận Manhattan vẫn “chưa buông tha” Tổng thống T.rump khi muốn điều tra sâu hơn về hoạt động tài chính của Tập đoàn T.rump Organization.

    Những cáo buộc bắt đầu xuất phát từ cuộc bầu cử năm 2016. Luật sư riêng của ông T.rump – Michael Cohen – đã thừa nhận có chi tiền cho một số phụ nữ để họ thôi lên tiếng về mối quan hệ của mình với ông T.rump.

    Bản nhận tội của Michael Cohen không nêu trực tiếp tên ông T.rump. Tuy nhiên, Văn phòng luật sư quận Manhattan tin rằng ông T.rump là người đứng sau chi trả tiền.

    Theo luật bầu cử Mỹ, các khoản đóng góp vận động bầu cử phải được công khai.

    Nếu ông T.rump thực sự chi tiền để “bịt miệng” nhân chứng, ông có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Luật sư Cohen hiện đang ngồi tù.

    Văn phòng Manhattan còn cho rằng, ông T.rump và T.rump Organization có hành vi gian lận vay vốn ngân hàng, gian lận tiền bảo hiểm, thuế và sai lệch hồ sơ kinh doanh.

    2. Tổng chưởng lý bang New York điều tra tài sản của ông T.rump

    Văn phòng Tổng chưởng lý New York nghi ngờ Tập đoàn T.rump thổi phồng giá trị tài sản trên báo cáo tài chính để vay vốn, nhận lợi ích kinh tế và thuế.

    Các nhà điều tra đang xem xét liệu Tập đoàn T.rump có thổi phồng giá trị của một khu bất động sản hạng sang như: Seven Springs ở phía Bắc thành phố New York, Tháp T.rump ở 40 phố Wall, Câu lạc bộ golf Quốc gia T.rump, Khách sạn Quốc tế T.rump và Tháp T.rump ở Chicago… để gian lận thuế hay không.

    Cuộc điều tra này được mở vào tháng 3.2019, sau khi cựu luật sư Michael Cohen khai rằng, báo cáo tài chính của ông T.rump đã thổi phồng giá trị một số tài sản để hưởng lợi từ các khoản vay và bảo hiểm.

    Cáo buộc cũng tiết lộ rằng, ông Trump cố ý làm giảm giá trị một số tài sản khác để trốn thuế bất động sản.

    3. Tổng chưởng lý 2 bang kiện ông T.rump

    Tổng chưởng lý bang Maryland và Washington đang kiện Tổng thống T.rump với cáo buộc ông vi phạm điều khoản hiến pháp: Cấm giới chức Mỹ làm ăn với chính phủ nước ngoài.

    Tổng chưởng lý 2 bang này yêu cầu Tập đoàn T.rump Organization cung cấp thông tin tài chính của Khách sạn Quốc tế T.rump ở Washington.

    Khách sạn này là nơi đại diện các chính phủ nước ngoài thường xuyên lui tới trong thời gian ở thủ đô Mỹ.

    Nhiều doanh nghiệp địa phương nói rằng, họ bị thiệt hại vì ông T.rump cho phép doanh nghiệp gia đình làm ăn với quan chức nước ngoài.

    Sau khi được bầu, Tổng thống T.rump cam kết từ bỏ các hoạt động kinh doanh của gia đình, nhượng lại quyền điều hành Tập đoàn T.rump cho 3 người con trưởng thành.

    4. Bà Jean Carroll kiện ông T.rump về hành vi phỉ báng

    Bà Jean Carroll – người phụ trách chuyên mục tư vấn của tạp chí Elle trong nhiều năm – đã đệ đơn kiện lên tòa án bang New York tại Manhattan với cáo buộc ông T.rump “bôi nhọ phẩm giá” của bà.

    Bà Carroll cáo buộc ông T.rump đã tấn công tình dục mình khoảng 2 – 3 phút năm 1990. Tuy nhiên, ông T.rump phủ nhận cáo buộc này, nói rằng “bà ấy không phải gu của tôi”.

    Vụ kiện hiện đang được tòa án giải quyết.

    5. Bà Summer Zervos kiện ông T.rump về hành vi phỉ báng

    Bà Summer Zervos là cựu thí sinh tham gia chương trình thực tế “The Apprentice” do ông T.rump làm chủ sở hữu.

    Bà Summer Zervos cáo buộc ông T.rump đã phỉ báng và tấn công tình dục mình vào năm 2007.

    Năm 2019, ông T.rump muốn tòa án bác đơn kiện của bà Summer Zervos nhưng không thành. Vụ việc sẽ được giải quyết sau khi ông T.rump rời Nhà Trắng.

    6. Cháu gái kiện ông T.rump

    Mary T.rump – cháu gái Tổng thống Mỹ – kiện ông T.rump hồi tháng 9. Bà Mary cáo buộc ông T.rump đã gian lận để khiến bà không nhận được đủ di sản thừa kế từ gia đình.

Leave a Reply to nghiemnv Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây