Đế quốc bành trướng, đế quốc lụn bại – Phần 5: Nước Mỹ vĩ đại

Nguyễn Thọ

19-10-2020

Tiếp theo Phần 1: One China – Phần 2: Bài học Đài Loan – Phần 3: Empire rise and falls – Phần 4: Vài ngộ nhận

Khi nước Mỹ được thành lập năm 1776, nó bị các đế quốc già như Anh, Pháp, Tây-Ban-Nha, Hà-Lan coi là một quốc gia non yếu, sản phẩm của những kẻ thất bại từ Châu Âu. Nhưng sau cuộc chiến tranh Nam-Bắc, xóa bỏ chế độ nô lệ năm 1865, người Mỹ đủ các mầu da đã xây dựng từ những trang trại Cow Boy và “Túp lều bác Tôm” thành các trung tâm tài chính và công nghiệp khổng lồ như New York, Chicago, Detroit, Pittburg.

Đến cuối thế kỷ 19, nước Mỹ đã đuổi kịp châu Âu về khoa học, công nghệ. Trong đại chiến lần thứ nhất, mặc dù không bị đụng đến một cái lông, Mỹ vẫn giang tay cứu các đồng minh ở lục địa già.

Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, nước Mỹ đã hy sinh gần 300.000 thanh niên để cứu các dân tộc Á, Âu khỏi chủ nghĩa phát xít. Hơn thế, Mỹ còn là hậu phương cung cấp tài lực, vật lực cho phần còn lại của thế giới. Không chỉ các đồng minh tư bản như Anh, Pháp, Trung Quốc (Quốc dân Đảng), mà cả Liên Xô, kẻ thù ý thức hệ, cũng nhận được sự giúp đỡ hào hiệp từ nước Mỹ[1]. Kế hoạch Marshall 1948-1952 với 13,2 tỷ USD (Giá hiện nay là 200 tỷ USD) đã giúp Tây Âu phục hồi kinh tế

Sự hy sinh to lớn trong và sau cuộc đại chiến đã biến nước Mỹ thành một siêu cường không thể phủ nhận. Ô-tô, đồ điện, quần Jean Mỹ tràn ngập thế giới. Coca và Pepsi chia nhau thị trường giải khát. Phim Hollywood, nhac Pop, nhạc Rock được khao khát ngay cả ở Moscow hay Hà Nội những năm 1960.

Nhưng Mỹ phải tranh giành thế giới với Liên-Xô, một siêu cường mới lên ngôi từ sau cách mạng 1917. Nước Mỹ, với nhiều ưu thế hơn cũng đã có lúc ngậm quả đắng trong cuộc chạy đua này. Sputnik tháng 10.1957 và vụ Gagarin tháng 12.1961 chỉ là hai ví dụ. Cuộc chạy đua đó không chỉ là cạnh tranh, mà là một cuộc chiến dai dẳng, khốc liệt.

Chiến tranh lạnh là đối đầu giữa hai mô hình kinh tế (Thị trường và Kế hoạch hóa), hai chế độ (Dân chủ và Chuyên chính), của hai nền văn hóa (Tự do và Định hướng), hai lối sống (Tự chủ và bao cấp). Thách thức đó đã gắn kết các xã hội, từ chính khách, giới công nghiệp đến các nhà khoa học, văn hóa.

Khối Liên Xô thua cuộc chiến tranh này vào lúc Phương Tây do Mỹ lãnh đạo đang là một khối thống nhất, thịnh vượng, ưu việt về mọi mặt. Người dân Đông Đức lúc đầu đấu tranh chỉ để đòi quyền tự quyết, để xây dựng một Đông Đức dân chủ và nhân đạo. Nhưng khi nhìn sang Tây Đức, người ta đã cùng nhau đòi thống nhất đất nước.

Đối phương ngã ngựa, cạnh tranh cũng biến mất. Phương Tây say sưa với chiến thắng và không ngần ngại lao vào cuộc chiến giành thị trường vừa mới chiếm được. Toàn cầu hóa bùng nổ đã đem lại lợi nhuận vô kể cho giới tư bản. Để làm ra hàng hóa với giá lương tù, người ta say sưa đổ tiền bạc vào các nền kinh tế XHCN đã tan rã mà Trung Quốc là một điển hình. Hàng hóa giá bùn kéo theo chủ nghĩa tiêu thụ vô độ và nạn tàn phá thiên nhiên. Nhà tư bản bất chấp. Trong cái chênh lệch giá khổng lồ họ thu được đó, có sự chênh lệch về lương và cả sự chênh lệch về các chi phí môi trường.

Cuộc chiến để chứng tỏ tính ưu việt đã trở thành cuộc chiến về lợi nhuận với những thương vụ méo mó chưa từng có. Năm 1995, ngân hàng Barings nổi tiếng của nước Anh (từ 1762) đã bị sụp đổ vì tay buôn cổ phiếu Nick Leeson [2]. Hơn 20 năm sau, cả nước Mỹ say sưa đầu cơ địa ốc Subprime đã phát nổ quả bom Lehman Brothers, tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Cuộc tranh giành lợi nhuận bẩn thỉu này đã phá tan những giá trị mà chủ nghĩa tư bản mất hàng trăm năm tạo dựng. Vụ scandal về khí thải của mấy hãng xe hơi Đức chỉ là mảng nổi của tảng băng khổng lồ. Khi dịch Corona xảy ra, không quốc gia phương tây nào có khả năng cung cấp thiết bị y tế và dược phẩm để bảo vệ người dân xứ mình.

Việc chuyển sản xuất sang các xứ lương thấp không chỉ làm thui chột các nền công nghiệp truyền thống, mà còn làm mất đi phẩm chất của người thợ phương tây, phá vỡ sự cân bằng xã hội mà nó đã đạt được trong chiến tranh lạnh. Nước Mỹ, nơi CNTB phát triển sinh động nhất, cũng là nơi chịu đựng các tác động xấu của quá trình này. Thành phố Detroit, quê hương của công nghiệp ô-tô Mỹ nay đã tiêu điều với hàng trăm ngàn người không có tương lai. Hầu hết các hãng điện tử của Mỹ chỉ còn sản xuất ở nước ngoài.

Khu công nghiệp Ô-tô của hãng Packard ở Detroit, nay bỏ hoang. Ảnh: internet

Điều bi hài là trong số gần 500 tỷ USD Trung Quốc xuất vào Mỹ, đa số là hàng công nghiệp, còn Mỹ quyết bắt Trung Quốc tăng nhập nông sản của mình để giảm thâm hụt thương mại.

Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp hàng công nghiệp cho Mỹ, trong khi Mỹ trở thành nhà xuất khẩu nông sản và khoáng sản sang đó. Ảnh: DW

Mệt mỏi vì các cuộc chiến tranh ở Trung đông và Afghanistan, từ 2008 nước Mỹ đã dần từ bỏ vai trò “Sen đầm quốc tế”. Obama bắt đầu thoái lui ở Iraq và Afghanistan. Mỹ lúng túng quay sang Đông Á để đối diện với đế quốc Trung hoa mới trỗ dậy. Nhưng thách thức China lại nằm ngay trong nước Mỹ. Công nghệ và vốn liếng Mỹ đã đổ sang China, ngược lại vốn liếng tư bản đỏ đan quện vào các Trust tài chính phố Wall. Toàn cầu hóa cũng có nghĩa là lệ thuộc 100% vào nhau.

Cuối 2016, Trump được bầu nhà Trắng để cứu nước Mỹ đang đi xuống. Thật ra Trump chỉ là một hiện tượng chứ không phải là vấn nạn của nước Mỹ. Vấn nạn ở đây là sự thất vọng của dân chúng đã dẫn đến lựa chọn cực đoan.

Một người thiếu đạo đức, không hề có nhãn quan chính trị làm tổng thống là điều có thể xảy ra. Các nước dân chủ đã từng có những nguyên thủ tồi. Nhưng vấn nạn của nước Mỹ là một bộ phận dân chúng và cả giới tinh hoa tin và ủng hộ những điều nhảm nhí như: “Kim J. Un là con người tuyệt vời”, “Không có biến đổi khí hậu”, “Đảng Dân chủ sẽ xây dựng CNXH ở Mỹ”… v.v Không thể kể hết hơn 20.000 điều nhảm nhí được tung hô 4 nam qua trên “realDonaldTrump”.

Những người không chịu coi “nước Mỹ suy yếu” lại cuồng nhiệt hô vang “Làm cho nước Mỹ mạnh trở lại”. Họ chửi ai phê phán nước Mỹ, nhưng lại tin rằng Tổng thống Mỹ sẽ được bầu ra nhờ gian lận bầu cử. Họ điên cuồng tự vũ trang để “Giải phóng nước Mỹ” khỏi kẻ thù của nền dân chủ.

Quần chúng tự phát kiểu USA. Ảnh: internet

Trump luôn tạo ra những kẻ thù mới: báo chí, các nhà khoa học, các đối thủ chính trị, các cựu cận thần bị sa thải, các nhóm nhân quyền, môi trường, kể cả cô bé Thunberg. Không sao, đó là thói xấu cá nhân! Nhưng việc luôn có đám đông tung hô sự tiểu nhân chính là vấn nạn của nước Mỹ.

Tôi không thể mổ xẻ hết kết quả bốn năm cầm quyền của Trump, chỉ muốn nói là: Ông đã thành công trong việc chia rẽ nước Mỹ, trong việc phá bỏ khối liên minh Phương tây. Đặc biệt ông đã phá bỏ những cố gắng của Mỹ trong công cuộc bảo vệ môi trường toàn cầu.

Cuộc chiến chống Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của chính sách đối ngoại Mỹ, bất kể tổng thống nào.

Nhưng Trung Quốc nay đã lớn mạnh đến mức mà chỉ có một liên minh rộng lớn toàn cầu, một chính sách dài hơi, nhất quán trên mọi đảng phái, mới có thể khống chế được. Trump đã không hiểu điều này, khi đẩy phe Dân chủ và các đồng minh EU về phía kẻ thù cùng Trung Quốc.

Nước Mỹ 2020 thật sự đang đứng trước những thử thách nghiệt ngã: Đại hạn Covid với 218.000 sinh mạng, suy thoái kinh tế với hơn 13% lao động thất nghiệp, bất ổn xã hội với hàng trăm cuộc bạo động, trong một đất nước với 300 triệu khẩu súng.

Mặc dù Trump luôn nghi ngờ kết quả bầu cử ngày 3.11 tới và không cho biết ông ta có chịu rời nhà trắng khi thất cử hay không, tôi vẫn hy vọng vào nền dân chủ Mỹ. Kể cả việc Trump thắng cử kỳ tới thì đó cũng là sự lựa chọn của nước Mỹ. Nếu không đào thải bằng lá phiếu thì sẽ có đào thải bằng Hiến pháp sau bốn năm nữa. Luật chơi dân chủ Mỹ là vậy.

Nền dân chủ đó vĩ đại vì có những chính khách như John McCain, người đã bảo vệ đối thủ Obama trong vận động tranh cử năm 2008 [3]. Khi thất cử, McCain đã chúc mừng Obama, gọi ông ta là tổng thống của mình.

John McCain

Nếu các cử chỉ đó không xảy ra sau ngày 3.11 tới thì câu chuyện “Đế quốc bành trướng, đế quốc lụi bại” sẽ có một cái mốc mới.

_____

*Ghi chú:

[1] Từ 1041-1945 Mỹ giúp Liên Xô 11.3 tỷ USD (180 USD tỷ hôm nay), bao gồm 400.000 xe jeep, 14.000 máy bay 13.000 xe tank, 4 triệu rưởi tấn lương thực.

[2] https://en.wikipedia.org/wiki/Barings_Bank

[3] Trong một cuộc vận động tranh cử năm 2008, có bà cụ nói với McCain: Obama là tên Ả-râp khủng bố. Ông McCain nói: “Không đâu bà, ông ta là công dân tử tế, là người cha tốt. Tôi chỉ không đồng ý với ông ta một số điều.”

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Đúng là SEN ĐẦM C..UỐC TẾ tốt quá hóa dại khờ như DÂN PHÁP có câu TROP BON TROP CON quá tốt quá lợn !!!!

    Để bọn CCCC Con Cháu Các Cụ NHÀ SẢN vẫn chưa mở mắt SÁNG MẮT SANG LÒNG
    vẫn còn bị LŨ QUỶ MA Hồ Chí Phèo THẦY MAO XẾNH XÁNG ám ảnh mãi mãi NÓI CHI ĐẾN BÂY GIỜ đủ bút lực viết ĐẾ C..UỐC BÀNH TRƯỚNG ĐẾ C..UỐC LỤN BẠI !!!!

    Hoa Kỳ công bố chương trình 36 triệu USD giúp Việt Nam tăng cường an ninh năng lượng

    https://soha.vn/hoa-ky-cong-bo-chuong-trinh-36-trieu-usd-giup-viet-nam-tang-cuong-an-ninh-nang-luong-2020102907114324.htm

    Trung Mến | 29/10/2020 09:00

    Hoa Kỳ công bố chương trình 36 triệu USD giúp Việt Nam tăng cường an ninh năng lượng

    https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/660/160588918557773824/2020/10/29/photo1603930090876-160393009109462212403.jpg
    Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 4 – Ảnh: USAID

    Đây là chương trình thực hiện trong 5 năm với ngân sách 36 triệu đôla và có mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang một hệ thống năng lượng sạch, đảm bảo và theo định hướng thị trường.

  2. “Trong đại chiến lần thứ nhất, mặc dù không bị đụng đến một cái lông, Mỹ vẫn giang tay cứu các đồng minh ở lục địa già”.
    Xin vui lòng nghiên cứu lại.
    Số thương vong của binh sĩ Mỹ trong trận thế chiến thứ nhất (1917-1918) là 116. 516.
    Bài viết cần biên tập nghiêm túc hơn.
    Kính

      • Mỹ tham chiền muộn nhất so với các Đồng minh, bắt đầu từ năm 1917, nên các sách đều ghi như vậy (1917-1918)

        • Ý muốn nói thì đúng rồi bạn, nhưng viết “Số thương vong của binh sĩ Mỹ trong trận thế chiến thứ nhất (1917-1918)…” sẽ gây hiểu nhầm cho người trẻ tuổi không rành sử thế giới.
          Nên viết ’’số thương vong…trong giai đoạn Mỹ tham chiến WW1 (1917-1918)…” thì tốt hơn.

  3. Đăng nhiều bài chửi bới Trump,báo Tiếng Dân cũng cho mọi người thấy rằng mình đã ăn phải bả của bọn trí thức thiên tá châu Âu (lúc nào cũng hăng tiết chửi Mỹ kể từ chiến tranh VN,thực chất là bọn này ghen tức với sự giàu có và hùng mạnh của Mỹ về tất cả mọi lãnh vực),và bọn dân chủ thổ tả ở Mỹ ( bợ đít bọn đen chuyên cướp,hiếp,đốt,hôi của…và bọn khủng bố,vô chính phủ…)

  4. “…người ta say sưa đổ tiền bạc vào các nền kinh tế XHCN đã tan rã mà Trung Quốc là một điển hình.”

    *
    “nền kinh tế XHCN” của Trung quốc chưa bao giờ tan rã, chỉ là còn lạc hậu sau bức màn sắt của Mao.
    Ngược lại, dưới tay lãnh tụ cáo già họ Đặng, TQ nhìn rõ nền chính trị chân phương tự tin của đối thủ Tư bản phương tây, nên đã dám nêu phương châm hành động mới, “Mèo trắng mèo đen không quan trọng, miễn nó bắt được chuột”.
    TQ kể từ thời Đặng quyết định ra đòn “nhập nội” đối thủ, không kiên kỵ dị ứng với thế giới Tư bản như thời Mao. Đó là động thái chủ động của kẻ mạnh tinh thần và ý chí. Tuy nhiên nó chỉ mai phục, không dễ tiếp cận đối thủ.

    Chính trước hết là Mỹ, dẫn đầu bởi Nixon-Kissinger, những tội đồ lịch sử đã đưa Trung Cộng vào ghế thành viên HĐBA LHQ, hất văng Trung hoa Dân quốc Đài loan; rồi một loạt các đời Tt Mỹ kế tiếp, dân chủ lẫn cộng hoà, nhưng tai hại nhất là các trào tt Jimmy Carter (chính thức thừa nhận TC, cắt đứt ngoại giao với Đài loan); tt B. Clinton (giúp TC vào WTO, dời một bộ phận lớn nền sản xuất Mỹ qua đại lục), và B. Obama (bỏ rơi biển đông, kiên nễ cúi mình làm hoà với TQ), rồi đến các cường quốc kinh tế Tây Âu cũng noi theo Mỹ bá cổ quàng vai kẻ thù xưa.
    Tất cả họ đã rơi vào chiến lược mới của người Tàu- tiếp cận học hỏi, lợi dụng, lạm dụng, ăn cắp, xâm nhập sâu, cài cắm…
    Tất cả họ đã vực dậy con quỉ đỏ Frankenstein ở Đông Bắc Á; bằng nhiều cách, viện trợ nâng đỡ nó về chính trị ngoại giao tài chánh khoa học kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và phần lớn nền sản xuất của mình cho TQ đảm trách, như uỷ thác cho “người nhà”.

    Và nửa thế kỷ trôi qua, TQ đã như ngày nay- một siêu cường đe doạ thế giới, kể cả Mỹ!

    “…Việc chuyển sản xuất sang các xứ lương thấp không chỉ làm thui chột các nền công nghiệp truyền thống, mà còn làm mất đi phẩm chất của người thợ phương tây, phá vỡ sự cân bằng xã hội mà nó đã đạt được trong chiến tranh lạnh…”

    *
    Theo B. Clinton, “chơi thân, tin cậy, văn minh hoá” TQ sẽ hoán cải được quốc gia cộng sản nầy trở lại chính đạo lương thiện. Vậy giao nền sản xuất phổ thông, dần dà là nền sản xuất công nghệ cao…cho nó là phải đạo, khôn ngoan. Quyết sách đó hiển nhiên là có lợi.
    Đúng rồi. Những công nghiệp không có hàm lượng khoa học kỹ thuật gì đáng kể như sản xuất y dược thông thường, dụng cụ y tế, hàng gia dụng kể cả tv, máy ảnh, iphone, ô-tô, kể cả đất hiếm, vv và vv…thì không thể giao cho lao động, nhà máy, mặt bằng, môi trường, nhiên liệu, nguyên liệu Mỹ…vốn sẽ gây giá thành sản phẩm cao, kém sức cạnh tranh thị trường; hao tổn tài nguyên thiên nhiên, môi trường Mỹ. Giao cho Tàu làm là lợi nhất, là chí lý.

    Điều duy nhất sai ở đây, là cái nhìn của Mỹ nói chung và B. Clinton nói riêng về bản chất người Trung quốc: Người Tàu lưu manh, lật lọng, bụng dạ gươm dao, không thể hoán cải;
    chứ không phải Mỹ ngu!

    Thế giới tiến bộ, phồn vinh là một thế giới có phân công hợp lý dựa trên tin cậy, trung thực, trung thành; với tấm lòng không coi kẻ đang làm ăn tin cậy với mình là tử thù bất cộng đái thiên, không hạ độc chiêu, độc kế, độc thủ… chẳng hạn vung vải siêu vi vào người dân của nước vừa đưa lại cho mình sự phồn vinh văn minh hữu nghị.
    Trung cộng không có tâm thế đó. Nó đa mưu túc trí nham hiểm trí trá phản trắc!

    Trung cộng là một biến số khổng lồ, khiến thế giới trở nên tệ hại, chứ không phải Mỹ và phương Tây hoàn toàn sai lầm.

    Kể cả Trump, đang trên bờ thất bại, cũng là nạn nhân của Wuhan corona virus, thọ đòn của Trung cộng!
    Trước đại dịch, nước Mỹ và Trump có bị đe doạ gì đâu?

Leave a Reply to Nguyễn Phú Hạ Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây