Tổ chức Lương thực Thế giới nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình

T.Vấn, tổng hợp

9-10-2020

Ủy ban trao giải Nobel Hòa Bình đã quyết định Chương trình Lương thực thế giới, thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc, là tổ chức nhận giải thưởng cao quý này năm nay, bởi những nỗ lực của Chương trình nhằm đối phó với nạn đói toàn cầu đang tăng vọt, do ảnh hưởng của trận đại dịch Covid-19.

Ủy ban nhận định rằng, những nỗ lực nói trên đã tạo ra những nền tảng hòa bình trong các quốc gia vốn đang bị xâu xé bởi chiến tranh.

Chủ tịch ủy ban Nobel Hòa Bình Na Uy, bà Berit Reiss-Andersen, nói trong thông báo người đoạt giải ở Oslo:

“Đối diện với đại dịch, Chương trình Lương thực thế giới đã chứng tỏ khả năng đáng tin cậy, đẩy mạnh mọi nỗ lực nhằm thực hiện mục đích của chương trình. Thực tế, những xung đột vũ lực, cộng với sự hoành hành của đại dịch đã góp phần làm gia tăng đáng kể số người sống trên bờ vực của sự chết đói”.

Bà Berit Reiss-Andersen, Chủ tịch ủy ban Nobel Hòa Bình Na Uy

Ở nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh, tình trạng nói trên (chiến tranh kết hợp với đại dịch Covid-19) đã làm cho triển vọng bị chết đói đối với những người nghèo là có thật. Với cao điểm đại dịch vào mùa xuân năm nay, Chương trình Lương thực thế giới ước lượng, số người bị đe dọa bởi triển vọng này có thể sẽ gia tăng gấp đôi, tới 265 triệu người.

Năm ngoái, tổ chức này đã trợ giúp thực phẩm cho gần 100 triệu người thiếu ăn trong 88 quốc gia.

Sự công nhận chính thức của Ủy ban Nobel về những nỗ lực của tổ chức Liên Hiệp quốc ra đời giữa lúc chính phủ Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của tổng thống Trump đang công khai rút lui mọi sự hỗ trợ cần thiết cho tổ chức quốc tế này.

Từ lúc ông Trump lên nắm quyền năm 2017, Hoa Kỳ đã rút ra khỏi nhiều tổ chức của Liên Hiệp Quốc, cắt giảm ngân sách ở một số, kể cả ở những hoạt động cứu trợ nhân đạo. Tổng thống Trump cho rằng, Hoa Kỳ đã phải mang một gánh nặng trách nhiệm tài chính không công bằng so với nhiều quốc gia khác.

Hồi mùa xuân năm nay, ông ta đã cho lệnh ngưng việc đóng quỹ vào tổ chức y tế thế giới (WHO), một tổ chức trực thuộc Liên Hiệp Quốc, có trách nhiệm điều phối các hoạt động của thế giới nhằm đối phó với đại dịch.

David Beasley, giám đốc điều hành của Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ

David Beasley, giám đốc điều hành của Chương trình Lương thực Thế giới, cho biết rằng, tổ chức của ông bày tỏ lòng biết ơn sâu xa trước sự quan tâm của thế giới đến thành quả khiêm tốn của Chương trình. Ông nói: “Đây là lần đầu tiên trong đời mình, tôi không thể nói lên lời”.

Ông còn nói thêm rằng, danh dự này có được là thành quả những ngày tháng hoạt động không mệt mỏi của các thành viên thuộc tổ chức. “Họ có mặt ngoài đó, ở những nơi phức tạp nhất thế giới trong những thời điểm khó khăn nhất – bất kể đó là do chiến tranh, do thời tiết khắc nghiệt – những trở ngại đó không làm chùn bước chân họ. Những người đang hy sinh ngoài đó rất xứng đáng nhận được giải thưởng này”.

Trong một bản tuyên bố chính thức nhân danh tổ chức, ông Beasley nhấn mạnh rằng, giải thưởng Nobel về Hòa Bình đã “lôi kéo sự chú ý của thế giới hướng về những thành viên của tổ chức và hướng về những hậu quả tai hại gây ra bởi những cuộc xung đột” và cho biết thêm rằng, tổ chức do ông điều hành luôn luôn sát cánh làm việc cùng với các chính quyền địa phương và các tổ chức bạn, chống lại nạn đói.

Ủy ban Nobel cũng xác nhận, giải thưởng Hòa Bình được công bố vào một thời điểm rất quan trọng cho tổ chức khi mà cơn đại dịch toàn cầu đã làm nổi bật lên tình trạng bấp bênh về lương thực, đồng thời cùng lúc gây nguy hại không nhỏ đến tình hình kinh tế khắp nơi trên thế giới. Ủy ban nhấn mạnh, công việc tài trợ cho những hoạt động của tổ chức là yếu tố then chốt bảo đảm sự thành công trong việc chống lại nạn đói trên bình diện toàn cầu.

“Thế giới đang đối mặt với nguy hiểm phải trải qua một cuộc khủng hoảng đói kém vì sự phân phối thực phẩm không đồng đều. Nếu Chương trình lương thực thế giới và các tổ chức yểm trợ thực phẩm khác không nhận được sự hỗ trợ tài chính mà họ đang khẩn thiết yêu cầu”.

Chương trình Lương thực Thế giới ra đời năm 1961, theo một đề nghị của tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower, trở thành một tổ chức quan trọng bậc nhất, đứng đằng sau các cuộc xung đột quốc tế, với mục đích duy nhất nhằm giúp đỡ những người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi những thảm họa nhân tai, thiên tai; trong đó phải kể đến nạn đói ở Ethiopia vào thập niên 1980, các cuộc chiến tranh xảy ra ở Yugoslavia thập niên 1990, trận tsunami ở châu Á năm 2004 và trận động đất ở Haiti năm 2010.

Trong khi đang còn phải đối phó với những thảm họa thiên nhiên, tổ chức còn phải dành phần lớn nhân lực, vật lực giúp đỡ những người bị kẹt trong các khu vực giao chiến với công việc ngày càng nặng nề hơn do bởi ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu.

Việc trao giải thưởng Hòa Bình cho một tổ chức của Liên Hiệp Quốc sẽ ít gây tranh cãi hơn so với những lựa chọn của ủy ban ở những năm trước đây.

Năm 2019, giải Nobel Hòa Bình được trao cho Thủ Tướng Ethiopia, ông Abiy Ahmed, dựa vào thành quả công việc ông cố gắng mở lại những cuộc hòa đàm giữa Ethiopia với quốc gia láng giềng Eritrea, sau đó dẫn đến việc bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước và chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài nhiều năm. Ủy ban cũng công nhận những nỗ lực của ông Ahmed mở ra một kỷ nguyên mới cho những mối quan hệ ngoại giao và thương mại.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Ahmed đã bị cáo buộc có những sự đàn áp mạnh mẽ các cuộc biểu tình chống đối chính phủ ở trong nước và đã phải hủy bỏ một cuộc họp báo sau khi đọc diễn văn nhận giải vì những sự chỉ trích của công luận.

Giải thưởng Nobel về Hòa Bình năm 2020 có khoảng 318 cá nhân và hội đoàn được đề cử, trong đó, nổi bật nhất phải kể đến Tổ chức Lương thực thế giới (World Food Program) – đã được xét trao giải.

Kế đến là cô bé Greta Thunberg, một người hoạt động tranh đấu cho việc ngăn chận những biến đổi khí hậu. Cô bé 17 tuổi người Thụy Điển này đã từng được chọn là nhân vật tiêu biểu trong năm 2019 của tuần báo TIMES (TIME’s 2019 Person of the Year).

Cô bé Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường. Ảnh trên mạng

Một người khác, bà Jacinda Ardern, thủ tướng của Tân Tây Lan (New Zealand). Năm 2019, những biện pháp mạnh mẽ nhưng cũng đầy sự hiểu biết thông cảm trong vụ thảm sát Chritchurch ở Tân Tây Lan đã giúp bà trở thành một trong những ứng viên triển vọng cho giải Nobel Hòa Bình.

Bà Jacinda Ardern, thủ tướng của Tân Tây Lan (New Zealand). Ảnh trên mạng

Năm nay, nhờ vào những biện pháp ngăn chặn bệnh dịch Covid-19 một cách nhanh chóng và hữu hiệu, đã giúp Tân Tây Lan trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ người tử vong do đại dịch thấp nhất trên thế giới. Bà Ardern cũng đã được đề cử tranh giải Nobel Hòa Bình dựa trên thành tựu này.

Xếp hàng sau bà thủ tướng Tân Tây Lan là tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Sau nhiều năm phàn nàn rằng ủy ban thiếu sự công bằng khi không trao giải thưởng Hòa Bình cho mình. Thí dụ như năm 2018, ông Trump tin rằng mình xứng đáng nhận giải vì đã có công thuyết phục nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng thực tế, theo các báo cáo của tổ chức Liên Hiệp Quốc, Bắc Hàn vẫn tiếp tục các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của mình.

Năm 2019, ông Trump quả quyết mình xứng đáng hơn thủ tướng Ethiopia để nhận giải thưởng, nhưng không nói rõ tại sao. Năm 2020, Tổng thống Trump được đề cử nhận giải vì đã có công làm môi giới cho thỏa ước Abraham, theo đó hai quốc gia UAE và Bahrain đã chính thức bình thường hóa quan hệ với Israel.

Trong buổi lễ ký kết diễn ra hồi tháng 9 năm 2020, Tổng thống Trump tuyên bố kế hoạch Hòa Bình Trung đông là một chiến thắng, bất kể thỏa ước này không đạt được một giải pháp cho cuộc xung đột Israel-Palestine kéo dài hàng thập niên, bởi Palestine đã bị gạt qua một bên. Trong lúc hai nước ký thỏa ước ở Mỹ, thì Palestine đánh bom ở dải Gaza và nơi đó liên tục bị đánh bom hàng ngày, thì làm sao có hòa bình để gọi là chiến thắng?

Ngoài ra, ứng viên khá nặng ký cho giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2020 còn có nhà hoạt động nữ quyền Arab Saudi Loujain al-Hathloul, một phụ nữ 29 tuổi đã từng bị vào tù tháng 5 năm 2018 (chỉ một tháng trước khi vương quốc này cởi bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe) vì các hoạt động tranh đấu cho quyền bình đẳng của phụ nữ trong thế giới Ả Rập.

Cô Loujain al-Hathloul

Các tổ chức khác cũng được coi có triển vọng nhận giải, đó là phong trào Black Lives Matter ở Hoa Kỳ vì vai trò lôi cuốn được sự chú ý toàn cầu, đến các vấn đề kỳ thị chủng tộc một cách có hệ thống, cũng như về sự tàn bạo của cảnh sát trong lúc thi hành nhiệm vụ.

Ngoài ra, còn phải kể thêm hai tổ chức tranh đấu cho tự do báo chí đó là, Ủy ban Bảo Vệ Ký GiảTổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới. Các tổ chức đa phương khác như Liên hiệp Âu châu và tổ chức Tị nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR cũng là một ứng viên sáng giá.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN


  1. NOBEL Kinh tế có chắc chữa trị hết no-BEO Guồng máy Kinh-Tài ? ? ?
    **************************************

    https://www.youtube.com/watch?v=LMI7xyK3iL8
    Paul R. Milgrom: “We are both nerds in a certain way”

    Hai nhà nghiên cứu Mỹ từng Tình Thầy trò nay đồng nghiệp
    Giáo sư cùng đang dạy Đại học Stanford lừng danh nhất nhì
    Thế giới Giáo sư Paul Milgrom và Giáo sư Robert Wilson
    cùng đoạt Giải Nobel Kinh Tế 2020.

    Thầy trò nay đã quá già Tình láng giềng
    Cả hai Nguyên khôi cùng nhận Giải NOBEL
    Hai nhà khoa học Kinh tế đang dạy Đại học
    Stanford lừng danh nhất nhì Thế giới Cõi đời
    Hai Giáo sư giúp ích cho người mua người bán
    Cùng người dân trả thuế khắp thế giới mọi nơi
    Sang năm chắc AI giải đáp cuộc đấu giá Đại dịch :
    Siêu vi Vũ Hán Trung C..uốc tặng cả Vốn lẫn Lời !
    Toàn dân Thế giới đang yên bình trên Trái-đất-Mẹ
    Tha hồ ngụp lặn dưới bao Làn sóng Dịch đến lìa đời

    https://www.youtube.com/watch?v=84jlEDR4HkM
    Robert B. Wilson: “The two of us live, what, only 40 metres apart”

    Tối nay Trò gọi điện qua chúc Thầy đi ngủ sớm
    Nghe tin vui Thầy cô vội qua báo cho Trò chia tin vui
    Quả đây là giai thoại Giải Nobel hi hữu lý thú
    Thầy trò cả hai khoa học cùng hai Nguyên khôi
    Hai nhà Kinh tế sáng tạo phương thức đấu giá mới
    Mua bán tầm mức Toàn cầu hàng trăm tỷ đô chớ hời !
    Thầy trò cùng tối ưu hóa lý thuyết vận hành đấu giá
    Nhưng cỗ máy Kinh-Tài còn nghiền nát Con Người ??? !!!

    TỶ LƯƠNG DÂN

    MỘT GIAI THOẠI NOBEL KINH TẾ KHÁC KHÁ THÚ VỊ LÀ :

    Maurice Allais Giải NOBEL Kinh tế 1988 đã đào tạo rất nhiều
    thế hệ các nhà tóan học, kinh tế học của Pháp.

    Trong số đó có rất nhiều các nhân tài như Giải Nobel kinh tế
    năm 1980 Gérard Debreu VÀO QUỐC TỊCH MỸ là học trò của
    Maurice Allais được trao tặng giải thưởng Nobel Kinh tế 1980
    đã nhận giải Nobel trước thầy mình tám năm .. …

    ĐOC TIẾP :
    Vĩnh biệt Nhà Thông thái Maurice Allais giữa Mùa NOBEL Kinh Tế
    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=57&idpoeme=5002


  2. Tưởng niệm Cha Đẻ cuộc Cách Mạng Xanh của Nhân loại
    ***********************************************

    “Norman Borlaug has dedicated his life to Health and Peace for untold millions around the World
    Norman Borlaug đã cống hiến trọn đời mình cho Sức khỏe và Hòa bình cho hàng triệu người không ai nhắc đến trên Thế giới »

    Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter – Nguyên Khôi Giải NOBEL HÒA BÌNH năm 2002

    Người đơn độc tặng bánh mì cơm gạo
    Cho tỉ người trong Thế giới khát khao
    Tặng Lạc quan & Tiềm năng cho Tương Lai Mới
    Tự do thoát khỏi đói khát kêu gào
    Hạt mầm lúa mạ bao trắng đêm tìm kiếm
    Thỏa mãn nhu cầu lương thực không ngừng cao
    Vinh danh Cha Đẻ Cách Mạng Xanh Nhân loại
    Tưởng niệm Người về Thiên đường trên cao .. ..

    Nguyễn Hữu Viện
    PARIS – Thứ bảy 12/9/2009

    Tưởng niệm Cha Đẻ cuộc Cách Mạng Xanh của Nhân loại : Norman Borlaug – Nguyên Khôi Giải NOBEL HÒA BÌNH năm 1970

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=61&idpoeme=5161
    XIN BẤM vào dòng địa chỉ liên kết ĐỌC TIẾP

    ++++ Từ điển Peace (2001) tổng hợp các khái niệm cơ bản do tất cả
    các Giải Nobel Hòa Bình nhân Kỷ niệm 100 Năm (1901-2001) do
    Nhà Bác học Nhân bản Norman Borlaug – Giải Nobel Hòa Bình 1970 viết lời tựa
    http://universite-digitale1.com/team-view/nguyen-huu-vien/
    XIN BẤM vào dòng địa chỉ liên kết ĐỌC TIẾP

  3. Chuyện khó tin nhưng cóc có thật.
    _
    Sáng nay tại Vườn hồng bên trong WH, Tổng Thống Trump tổ chức tiệc mừng nhân dịp ông được nhận giải Nobel hòa bình 2020.
    Ngài Tổng Thống có bài diễn văn ngắn gọn và súc tích như sau.
    Hỡi người dân Hoa Kỳ, sau 3 năm với tài năng thiên phú của tôi lãnh đạo đất nước Hoa kỳ với thành tích vẻ vang chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ với 44 vị TT tiền nhiệm kg làm được. Về đối nội, nền kinh tế Hoa Kỳ đã tăng trưởng 1000% trong 4 năm qua, TTCK tăng chưa từng có tiền lệ trong cả ngàn năm trước, tỷ thất nghiệp là 0%. Về lĩnh vực ngoại giao, chính phủ của tôi trong gần 4 năm qua đã thuyết phục cho các quốc gia thân thiện, đáng tin tưởng như Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên đã hủy bỏ tất cả các vũ khí hạt nhân để tổ chức chào đón Hoa Kỳ sang cùng nhau nghỉ dưỡng tại Bắc Đới Hà và tham dự tiệc tùng thâu đêm suốt sáng trong gần nửa năm với những món ăn do bà Từ Hi Thái Hậu chính tay làm. Các vũ công của Đường Minh đế do Dương Quý Phi làm trưởng đoàn đến giúp vui và nhất là có cô đào đóng phim nổi tiếng của Mỹ là Stormy Daniels rót rượu.
    Với những thành tích tuyệt vời chưa từng có đó nên Ủy ban Nobel Hòa bình năm 2020 này đã có vinh dự tặng cho tôi mà thực ra tôi đã từ chối nhiều năm nay, nhưng do người bạn quý của tôi là ông Obama năn nỉ nên tôi có nhờ VP Tòa Bạch ốc sang nhận dùm và mang về hôm qua vì tôi bị con Covid-19 cắn vừa mới chữa bệnh từ Quân Y viện về.
    Tôi trân trọng báo tin cho người dân Mỹ được biết là giải Nobel này là do nể nang ông Obama nên tôi phải nhận mà thật lòng tôi kg muốn, kg phải là do tôi tham danh mà đi năn nỉ xin đâu. (Ba năm nay tôi than van, năn nỉ xin mà kg ai cho)

    Xin cám ơn,

    Donald Trump
    Tổng thống Hoa Kỳ.

Leave a Reply to ViDa Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây