Nhìn lại giá trị nhân bản, dân tộc, khai phóng

Nguyễn Văn Tuấn

9-10-2020

Một ví dụ về gieo vào học trò tình yêu thiên nhiên, đất nước. Ảnh: internet

Mấy hôm nay, báo chí ồn ào chung quanh cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt dành cho lớp 1. Có người cho rằng đây là một cuốn sách thảm hoạ, và tôi cũng đồng ý. Bây giờ đọc lại những cuốn sách giáo khoa thời xa xưa (1960, 1970) sao mà thấy tiếc cho một nền giáo dục nhân bản, dân tộc, và khai phóng.

Trước hết là cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt, đọc qua những gì báo chí trích dẫn thì thấy khó chấp nhận được. Sách giáo khoa gì mà dùng ngôn ngữ thô tục, quê mùa ở miền Bắc làm chuẩn cho cả nước? Ngạo mạn ghê! Lại còn dạy (gián tiếp) gieo vào học trò tánh gian dối và lười biếng. Sách giáo khoa học tiếng Việt thì hà cớ gì trích dẫn mấy ông Nga? Thiệt là không thể hiểu nổi. Sau gần nửa thế kỉ thống nhứt đất nước mà nền giáo dục tệ như thế này! Có lẽ đây là tín hiệu rõ nhứt về một nền giáo dục loạng quạng, mất dân tộc tính.

Chúng ta thử so sánh với sách giáo khoa thời VNCH. Đây là cuốn “Em Học Vần” lớp 1 năm 1971. Qua các trang tôi trích lại, chúng ta thấy gì? Theo tôi, chúng ta có thể thấy rõ đó là một cuốn sách đầy ấp tinh thần và đạo lí dân tộc. Tất cả các câu chuyện trong sách đều lấy từ thực tế Việt Nam, đặc biệt là nông thôn, rất gần gũi với học trò. Từ con cá đến trái bí (không có trái táo nhé) mà học trò đều thấy và dễ nhớ. Các soạn giả lấy đời sống thường nhựt ra làm câu chuyện (chớ chẳng có con lừa hay ngựa xa xôi đâu bên Nga). Họ nêu cao vẻ đẹp của đất nước Việt Nam bằng những bức hoạ cảnh quang đẹp và thơ mộng, rất gần với đời thường. Họ cố ý duy trì đạo lí cổ truyền của dân tộc, kính trên nhường dưới. Họ còn lấy quốc sử để rèn luyện tinh thần dân tộc – quốc gia. Họ dạy học trò tinh thần sống hoà đồng với thiên nhiên và gia cầm (như câu chuyện con chó lượm trái banh). Nói chung, đó là một cuốn sách gần như hoàn hảo.

Nhưng nếu chịu khó đọc lại các sách giáo khoa khác thời đó, chúng ta dễ thấy tất cả đều được soạn theo các đặc điểm trên. Thật ra, đằng sau đó là chỉ thị của Chánh phủ Phan Huy Quát. Trong chỉ thị, ông Quát nói rõ sách bậc tiểu học phải “Nêu cao tinh thần quốc gia để khích lệ lòng ái quốc và chấn khởi dân khí. Tinh thần quốc gia Việt Nam ngày nay là tinh thần của một dân tộc biết tự cường, tự lập, biết phấn đấu để giành độc lập, biết kiên quyết để giữ giang sơn Tổ quốc, biết nỗ lực để ganh đua với người ngoài trên con đường tiến hóa của nhân loại.” Ở một đoạn khác trong chỉ thị, ngoài phần trí dục, ông Quát còn đề ra khía cạnh đức dục và thể dục cho học trò tiểu học. Bất cứ sách giáo khoa nào thời đó cũng đều đặt nặng phần đức dục (rèn luyện đạo đức).

Tại sao sách giáo khoa ngày xưa có ý nghĩa đến như vậy? Lí do là vì đó là một nền giáo dục xây dựng trên nền tảng của 3 nguyên lí: Nhân bản, dân tộc, và khai phóng.

• Dân tộc có nghĩa là đề cập đến việc tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

• Khai phóng có nghĩa là cởi mở và cấp tiến, không phải đóng cửa và bảo thủ. Sẵn sàng tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.

• Nhân bản có nghĩa là lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Với triết lí nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

Có một chủ trương thời đó mà quí vị sư sĩ thời nay nên học. Đó là chương trình tiểu học cần rút nhẹ để: (a) Sát với tuổi sinh lí và tâm lí của trẻ, thích ứng với nhu cầu thực tế; (b) tránh lối học nhồi sọ; và (c) gắn liền học với hành, hòa đời sống của học sinh vào đời sống của nhân dân, khiến chúng có nhiều cơ hội học hỏi nhân dân đồng thời giúp đỡ nhân dân. Ở VN, giáo dục thời nay nhồi sọ và có phần tẩy não – điều đại kị.

Ông Nelson Mandela từng nói một câu bất hủ về giáo dục (được dán ngay tại cổng chánh của Đại học South Africa):

“Để huỷ diệt bất cứ quốc gia nào, không cần đến bom nguyên tử hay hoả tiễn tầm xa; chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép học trò gian lận trong thi cử. Bệnh nhân chết dưới tay của các bác sĩ. Toà nhà bị sập dưới tay của các kĩ sư. Tiền bạc bị mất trong tay của các chuyên gia kinh tế tài chánh. Các giá trị nhân văn bị mất trong tay của các học giả tôn giáo. Công lí bị mất trong tay của các quan toà. Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia.”

Câu nói của ông Mandela là một lời cảnh báo muộn màng cho Việt Nam vậy.

___

– Các bạn có thể đọc các sách giáo khoa thời VNCH ở đây.

– Các bạn cũng có thể tải bản pdf của một số sách thời đó ở đây.

Bình Luận từ Facebook

10 BÌNH LUẬN

  1. @ Thân gởi Anh Nguyễn Văn Tuấn

    CHÚNG TA NÊN CÙNG NHÌN LẠI bản photocopie DI CHÚC của HỒ… thấy chữ nguệch ngoạc sai chính tả viết như mèo cào !!
    Tôi đã xa xứ hơn 40 năm đố vị nào tìm được lỗi sai chính tả trong Ý KIẾN tôi viết vì chỉ thương yêu TIẾNG MẸ TIẾNG VIỆT thế thôi

    HÌNH NHƯ anh là GS Nguyễn Văn Tuấn bên ÚC …. Tôi không thể gởi thư này cho anh vì không ghi ý kiến trên trang FACEBOOK của anh …BỊ FACEBOOK bên VN xóa sạch khi tôi mới bắt đầu chơi FACEBOOK tháng Giêng 2019

    Bọn tồi tệ FACEBOOK bên VN đã đánh sụp trang nhà HanoiParis NGUYEN của tôi HÔM NAY 06/05/2019
    Những bài ký TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT từ 06 tháng 3 đến 06 tháng 5 ĐỀU BỊ TIÊU HỦY !!!!
    Tôi vừa làm lại trang TUYỂN TẬP 30 bài thơ về LÝ TỐNG bằng Việt , Anh và Pháp ngữ TIÊU BAY mất trên FACEBOOK !!!!

    Tôi mới dùng FACEBOOK từ tháng 2 năm 2019 đây cho dù biết rất NGUY HIỂM vì FACEBOOK làm ăn với chế độ độc tài ĐỎ Tàu cộng và Vịt cộng
    Tiện đây THÂN MỜI anh

    @ Thân gởi Anh Nguyễn Văn Tuấn

    Không biết TÌNH CỜ anh đã đọc chưa ?

    Tôi và vài người bạn thân bên Mỹ đang vận động Nhà tỉ phú hảo tâm vửa tặng cho nền Y tế VN trên 200 triệu đô la …và hơn 8 tỉ Mỹ kim …giờ thì ông ta đã ‘cháy túi – fauché’ nhưng vẫn có thể vận động cho ĐẠI HỌC SỐ TRỰC TUYẾN PHAN CHÂU TRINH dù không cần 1 ĐÔ LA nào của QUỸ TỪ THIỆN KHỔNG LỒ CHO GẦN HẾT 8 TỈ MỸ KIM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI !!!

    TỪ TINH THẦN góp gạo thổi cơm chung TỰ LẬP THÔI CHỚ KHÔNG THỂ trông chờ ngài Bộ CHưởng ‘ngọng’ (chữ của Nữ văn sĩ PHẠM THỊ HOÀI…) và Tể tướng ‘nghẹo + niểng’ của chính phủ bù nhìn XỨ VỆ bưng bô cho Hồng đế TẠP xứ TỀ mỗi người lỗi đóng góp nhỏ ĐẶC BIỆT là ĐẠI HỌC phải có VIDEO giải giúp sinh viên giải bài tập hay và khó THỰC TẬP, …. (sẽ bàn sau chuyện đó !!)

    Anh vào liên kết này đọc tiếp

    https://baotiengdan.com/2020/09/12/thu-cua-ong-chu-dinh-xuong-goi-bch-trung-uong-dang-cong-san-viet-nam/?unapproved=114697&moderation-hash=2cec69093aae4c6b3fdaa08bb686a1ce#comment-114697

    Hy vọng chúng ta cùng làm chung DỰ ÁN đầy tham vọng này VÌ các cháu sinh viên hiếu học trong gia đình nghèo bên nhà và cũng là dự án MỌI NGƯỜI VIỆT NAM cùng bắt tay cho dù trăm ngàn khác biệt vì MỘT VIỆT NAM MỚI TỰ DO GIÀU MẠNH HẠNH PHÚC

    Nhìn lại giá trị nhân bản, dân tộc, khai phóng MIỀN NAM XƯA và khai triển cùng phát triển vào ĐẠI HỌC SỐ HÓA TRỰC TUYẾN TOÀN CẦU có tên gọi Chí sĩ PHAN CHÂU TRINH … mục đích duy nhất giúp các cháu sinh viên HIẾU HỌC CON GIA ĐÌNH THANH BẠCH có điều kiện THEO HỌC NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH HIỆN ĐẠI của ngay cả các ĐẠI HỌC LỪNG DANH Hoa Kỳ như HARVARD, MIT, STANFORD, BERKELEY, …

    Thân chào anh Nguyễn Văn Tuấn !

    @ Thân gởi Anh Chu Hảo và Tất cả Quý vị Giáo sư, Sinh viên cùng Bạn đọc trong và ngoài Tổ Quốc !

    HÔM NAY, thử gác lại QUÁ KHỨ buồn đau và HIÊN TẠI đen tối … Chúng ta thử bàn MỘT DỰ ÁN mà Tất cả chúng ta cho dù khác biệt VẪN CÒN CÓ SÂN CHƠI CHUNG đó là:

    HÔM NAY, thử cùng nhau BÀN BẠC sao cho có thể ĐÓNG GÓP mỗi người MỖI KHẢ NĂNG vào ĐẠI HỌC SỐ HÓA TRỰC TUYẾN TOÀN CẦU có tên gọi Chí sĩ PHAN CHÂU TRINH (từ đây văn tắt gọi là ĐẠI HỌC PHAN ) … mục đích duy nhất giúp các cháu sinh viên HIẾU HỌC CON GIA ĐÌNH THANH BẠCH có điều kiện THEO HỌC NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH HIỆN ĐẠI của ngay cả các ĐẠI HỌC LỪNG DANH Hoa Kỳ như HARVARD, MIT, STANFORD, BERKELEY, …

  2. Ậy, chính vì vậy mà miền Nam mới cần được giải phóng, để ta có được nền giáo dục xã hội chủ nghĩa hiện nay .

  3. Chứng mình rằng thì là cái đám giáo sư tiến sĩ xhcn là những con bò. Ông NMT với chương trình soạn sách tiếng việt biến người thành vật, hai chân thành bốn.

  4. “Tất cả các câu chuyện trong sách đều lấy từ thực tế Việt Nam, đặc biệt là nông thôn, rất gần gũi với học trò. Từ con cá đến trái bí (không có trái táo nhé) mà học trò đều thấy và dễ nhớ. Các soạn giả lấy đời sống thường nhựt ra làm câu chuyện (chớ chẳng có con lừa hay ngựa xa xôi đâu bên Nga). Họ nêu cao vẻ đẹp của đất nước Việt Nam bằng những bức hoạ cảnh quang đẹp và thơ mộng, rất gần với đời thường. Họ cố ý duy trì đạo lí cổ truyền của dân tộc, kính trên nhường dưới. Họ còn lấy quốc sử để rèn luyện tinh thần dân tộc – quốc gia. Họ dạy học trò tinh thần sống hoà đồng với thiên nhiên và gia cầm (như câu chuyện con chó lượm trái banh).”
    -Cám ơn rất nhiều bác Nguyễn Văn Tuấn về bài viết cùng với đường link “các sách giáo khoa thời VNCH” (bác Nguyễn Văn Tuấn “nói có sách, mách có chứng”) để độc giả sinh ra sau này biết rõ thêm phần nào về nền giáo dục VNCH trước 75.
    -Một số câu chuyện trong sách Tiếng Việt lớp 1 hiện nay đọc lên sao thấy ngây ngô, gượng ép, tào lao, vô duyên thế. Điều này nói lên tâm hồn những ng viết sách khô khan, xơ cứng; trí óc nghèo nàn, suy nghĩ giáo điều, lại dc quyền viết sách dạy học sinh vỡ lòng (tương lai của đất Việt) những tiểu xảo, khôn lỏi, khôn vặt, lười biếng, gian dối như vậy. Có phải đang là thời đại “sâu bọ lên làm ng”?

  5. Thôi không cần nói nói gì nhiều. Hãy chịu khó đọc cuốn sách giáo dục đồng ấu, tức trẻ nhỏ lớp năm ngày xưa (cours élémentaire) ngang lớp 1 bây giờ, THỜI PHÁP THUỘC, tức thời Pháp đô hộ; nước An nam là thuộc địa, dân mất nước…
    Xem bọn thực dân Pháp nó nham hiểm độc ác, đầu độc bọn trẻ con để làm “nô lệ” cho chúng thời đó như thế nào.

    http://ndclnh-mytho-usa.org/KhoSachCu/Quoc%20Van%20Giao%20Khoa%20Thu%20lop%20Dong%20Au%20(text)_.pdf
    Xin quý vị, các bạn chịu khó lướt mắt qua, cảm nhận sơ qua các tiêu đề mang tính giáo dục nhân bản. Không hề dạy phản quốc theo Tây, không hề dạy làm nô lệ.
    Tôi đã là một thằng học trò thời đó, đã hấp thu văn hoá này từ lúc 8 tuổi, trễ 2 năm vì phải đi tản cư vào vùng VM rồi gia đình trốn về thành phố, được cho nhập học trường nhà nước Pháp tại Tp Tourane.

  6. Nhân loại đã bước sang thiên niên kỷ thứ 3 được 20 năm. Ấy vậy mà người ta vẫn phải đem so sánh những sách giáo khoa bậc tiểu học của nhà nước CHXHCN/VN, với những sách giáo khoa của VNCH đã được phát hành từ đầu những thập niên 1970, và người ta nhận thấy những sách giáo khoa của thời VNCH dù rất cũ nhưng vẫn có những giá trị nhất định về mọi mặt so với sách giáo khoa mới được nhà nước CHXHCN/VN xuất bản gần đây?! Đó cũng là lý do tại sao nền giáo dục do đảng csVN lãnh đạo đã bị xuống cấp một cách thê thảm nếu đem so sánh với nền giáo dục của một nước nhỏ bé, chậm tiến ngay sát bên cạnh nước ta là Kampuchia !

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây