Tôi, tiến sỹ, xin xuống học lớp Một

Chu Mộng Long

6-10-2020

Đọc sách Tiếng Việt Một, tôi, tiến sỹ ngữ văn cũng khóc. Nhiều từ ngữ ở sách lớp Một tôi chưa bao giờ dùng, mặc dù tôi đã làm cả luận văn, luận án, công trình, kể cả sáng tác thơ, văn bằng tiếng Việt. Có nghĩa là vốn từ tiếng Việt của tôi thua học sinh lớp Một học chương trình ông Thuyết, ông Thống?

Không dùng thì ắt không hiểu nghĩa. Ví dụ “gà nhí”, “gà nhép”, “nhá cỏ”, “nhá dưa”… Không chừng rồi phải học luôn cả “lói ngọng”, “lền trời”, “trừu mến”, “học xinh”??? Chẳng phải từ điển phổ thông Nguyễn Văn Khang đã đưa vào những từ như vậy để học sinh học?

Nghe PGS. Đoàn Lê Giang trả lời phỏng vấn báo chí, rằng đó là những từ địa phương ngoài Bắc.

Thôi rồi. Lâu nay nhiều người bảo ta đang ở thời kỳ Bắc thuộc. Tôi cứ tưởng người ta nói thuộc Bắc Kinh, nào ngờ Bắc thuộc là lệ thuộc Bắc Việt, lấy cách nói của dân quê vô học ngoài Bắc làm ngôn ngữ chuẩn. Vậy là ông Thuyết chủ trương cải cách căn bản và toàn diện giáo dục bằng cách buộc trẻ em toàn quốc phải học dân quê ngoài Bắc mới đạt chuẩn trình độ văn hoá phổ thông!

Và nữa. Mới vào lớp Một mà phải đọc thông toàn truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn đòi hỏi một vốn sống và tầm trí tuệ cao mới hiểu được. Tôi, trình độ tiến sỹ thử đọc vài truyện, và thú thực tôi cũng hiểu lơ mơ. Đó là chưa nói có những chuyện không phải ngụ ngôn nhưng do các ông bà soạn sách bịa ra, nội dung toàn những trò láu cá, lưu manh. Tôi thật thà khó mà học nổi.

Tôi học phổ thông rồi đại học có quá nửa số thầy cô giáo ngoài Bắc vào Nam dạy. Rồi hai năm học thạc sỹ ngoài Bắc. Chỉ có 4 năm làm tiến sỹ trong Nam. Nghĩ cũng lạ vì chưa thấy thầy nào ngoài Bắc dùng những từ như vậy. Có lẽ vì vậy mà khi thử tự học lớp Một theo chuẩn của ông Thuyết, ông Thống xem sao, cá nhân tôi thấy khó thật.

Đích thị là do tôi ngu rồi. Vậy thì phải học lại bắt đầu từ lớp Một cải cách thôi. Nhưng theo GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết và GS.TS. Nguyễn Thị Hạnh thì thầy cô thấy khó, nặng vì “không biết dạy”. Vậy thì tôi đề nghị chính ông Thuyết và bà Hạnh phải trực tiếp dạy tôi mới được. Bạn nào muốn học thì vào đây đăng ký. Học phí thì hỏi ông Thuyết. Theo tôi đoán, phải cao gấp bốn lần bình thường.

Ghi chú: khi đã đăng ký đủ số lượng cho một lớp rồi mà ông Thuyết, bà Hạnh không chịu dạy thì… đừng có trách!

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Tôi trân trọng ghi nhận tấm lòng khắc khoải lo âu cho thế hệ trẻ đất nước của tác giả. Anh luôn có mặt, liên tục viết những bài báo có tính chiến đấu cao để vạch trần, tấn công những ý đồ xấu của nền giáo dục đang bị thao túng bởi những kẻ lạ lẫm, xa lạ với chuẩn giáo dục thông thường, gây hại cho tương lai thế hệ học trò, học sinh sẽ là sinh viên sẽ là công dân một nước Việt theo cách thế tai hại nào đó …khi mà đầu óc non nớt trẻ thơ đã bị chấn thương ngay từ bây giờ, những ngày đầu đời cắp sách tới trường… bởi những nội dung phức tạp vô lý, khiến tâm hồn trẻ thơ nhiễm theo lối sống không tốt qua mẫu đối thoại gian manh bất lương. Não bộ bé nhỏ bị thách thức quá tải của chương trình giáo dục phi giáo dục. Nếu đơn giản đem so sánh với giáo dục ở những nước tiên tiến Đông Á, Đông Nam Á, Á châu nói chung…nó có “siêu phàm phản khoa học” như vậy không?!

    Theo tôi, tác giả là một nhà giáo yêu nước thực sự, và kiên định qua bao nhiêu năm, trên mặt trận văn hoá giáo dục. Tôi có thể nói vậy, vì cách đây vài năm trên fb, khi trang của tôi chưa bị khoá, tôi đã cùng tg viết bài vạch mặt, đả kích một bọn trí thức phục vụ ý đồ của thế lực ngoại xâm cố xuyên tạc bôi nhọ vua Quang Trung trong cuộc hành quân thần tốc ra Bắc xuân Kỷ Dậu. Chúng còn tung lên truyền thông ảnh Càn Long tiều tuỵ và gọi đó là ảnh vua Quang Trung sang chầu Thiên quốc.

    https://www.bbc.com/vietnamese/forum-42559234

    https://zingnews.vn/tran-quang-duc-tranh-chan-dung-quang-trung-gan-su-thuc-hon-ca-post816815.html

    Chúc anh luôn sức khoẻ, và luôn thông tuệ trên con đường luận lý vì sự thật, sự chân chính…với những gập ghềnh của lòng dũng cảm, sự cám dỗ của lợi danh…và cái tôi luôn giấu mặt.
    Bạn tầm phào một thời trên fb

  2. Nhí là cách nói của người miền nam có nghĩa là nhỏ chỉ sau năm 1975 mới xuất hiện ngoài bắc,ngoài bắc có nơi gọi gà con là gà nhép.
    Mấy ví dụ tác giả dẫn chứng quá là dài dòng khó hiểu, khó nhớ, không có ý nghĩa giáo dục cho trẻ em lớp 1. Đặc biệt câu truyện cò lừa cá nó vô cùng phản giáo dục, độc hại vì vô tình hay cố ý mà dạy trẻ em ngay từ những ngày đầu đến lớp sự dối trá lừa đảo.

    • Vô tình gì nữa!
      Đừng khoan dung trong tố cáo, đừng hy vọng hão rằng quỉ vẫn còn chút thiện, có thể cảm hoá, cãi tạo!

      Cả một kế hoạch mấy lâu nay nhằm làm biến dạng thế hệ tương lai, làm thui chột trí tuệ, huỷ hoại truyền thống cha ông…như cải cách tiếng Việt của Bùi Hèn và nhiều tên khác sau đó, nhiều lần được truyền thông nhà nước đăng tải, giới thiệu… mong xáo trộn, đảo lộn tiếng Việt để cắt đứt mạch nối văn hoá giữ nước chống ngoại xâm của dân tộc, xoá sổ nền văn hiến trong ký ức người Việt trẻ lớn lên. Thế mà nhiều người vẫn chưa nhận ra, chưa quyết liệt có thái độ thậm chí chỉ bằng lời bình luận suông thôi.
      Dân ta quá hiền. Không bị nô dịch cũng lạ!

  3. Biên soạn sách học tập đọc chữ viết và phát âm kiểu dân quê miền Bắc trong tương lai cả nước sẽ là những anh cán ngố đều thi nhau phát âm “tớ hút thuốc nào (thuốc lào) Hố Lai (hố Nai).

  4. Xưa chưa kải kách mà đã sinh ra một bầy giáo sư tiến sĩ bị hoang tưởng di ấn đến tận bây giờ. Tới đây ra đường sẽ toàn nhìn thấy bọn vừa đi vừa ní nuận một mình. Các bác trí thức nước đẻng cứ iên tâm có người tiếp bước.

  5. Hehe, thầy Long khổ thiêt. Nhưng cứ yên tâm nhớn đi. Các cháu vưỡn nà” con ngan trò rỏi” nại nà ” cu ngoan béc dê Hồ”
    Theo tui, thầy bỏ nghề vô Chùa tụng kinh, ko thì điên đấy . Còn nếu thầy đang chạy nước rút để thực hiện ” ước mơ hoài bão” thì tui mắc kê nô

Leave a Reply to Nghiemnv Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây