Võ sư dám tố cáo ông Cường là ai?

Báo Sạch

25-9-2020

Con nhà võ lại giỏi văn, Tiến sĩ – võ sư Phạm Đình Quý là người truyền lửa cho biết bao thế hệ yêu Võ cổ truyền Việt Nam. Anh là hình mẫu cho khát vọng vươn lên, tinh thần cầu tiến, khát vọng và tình yêu mãnh liệt cho võ thuật nước nhà.

Tiến sĩ, võ sư Phạm Đình Quý sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bình Thuận trong một gia đình giàu truyền thống võ thuật bậc nhất Việt Nam. Từ nhỏ, anh đã được cụ thân sinh là Đại lão võ sư Phạm Đình Trang truyền dạy kỹ thuật võ học và tình yêu dành cho môn võ của dân tộc Việt Nam. Với tình yêu võ thuật đặc biệt, được hun đút, rèn luyện từ thuở bé, Phạm Đình Quý nhanh chóng thể hiện được sự tài năng của mình.

Năm 1994, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia diễn ra tại tỉnh Phú Yên. Lúc ấy cậu bé Phạm Đình Quý mới 13 tuổi và lần đầu tiên được tham gia giải toàn quốc với hai nội dung: Toàn Năng và Cá Nhân lứa tuổi 6 đến 14 tuổi. Ở bài thi Toàn Năng, Quý tham dự với bài quyền thảo bộ Lão Hổ Thượng Sơn và bài Thảo binh khí Tứ Linh Đao cùng bài tự chọn là Đồ long Đao. Ở bài dự thi cá nhân, Quý trình diễn thảo bộ Lão Hổ Thượng Sơn, Long Hổ Quyền, Tứ Linh đao, Long Hổ Đao. Những kỹ thuật ấn tượng, đường quyền dứt khoát, mạnh mẽ nhưng lại đầy uyển chuyển mang về cho anh 2 tấm HCĐ quốc gia lúc anh chỉ vừa thiếu niên.

Với thành tích đáng nể khi mới bắt đầu sự nghiệp võ học, cậu võ sinh trẻ xem đó là hành trang để tiếp tục phát triển bản thân trong tương lai, hoàn thiện hơn, thăng hoa hơn, giỏi hơn và yêu môn phái của mình hơn. Tiếp tục nhiều năm sau, khi giải toàn quốc năm 1995 diễn ra tại Gia Lai, năm 1996 tại Nghệ An, năm 1998 tại Gia Lai, chàng võ sinh trẻ tuổi liên tiếp đạt thêm 3 huy chương đồng để khẳng định tài năng của mình, dẫu tuổi còn rất trẻ.

Trong quá trình tập luyện và thi đấu, thân sinh của Quý là Đại lão võ sư Phạm Đình Trang nhận thấy ở anh có một tố chất đặc biệt để đứng chân lên võ đài đối kháng. Từ đó, ông hướng con trai sang thi đấu trên võ đài.

Năm 2004, tức là 10 năm khi Đình Quý bắt đầu sự nghiệp VĐV, anh không thi đấu nội dung quyền nữa mà chuyển sang thi đấu hẳn đối kháng cho đội tuyển Quân Đội. Đình Quý lúc này đã là một VĐV trưởng thành, chuyên nghiệp và chín chắn. Anh đạt huy chương vàng hạng cân 51kg giải vô địch toàn quốc năm 2004 tại Tây Ninh. Những năm sau đó, anh chăm chỉ tập luyện và vẫn là một trong những VĐV tiêu biểu của làng võ cổ truyền Việt Nam.

Thế nhưng, năm 2007, Đình Quý bị đứt dây chằng gối và tưởng chừng sự nghiệp thể thao của anh đã chấm hết. Ai ngờ được rằng, đây cũng là một bước ngoặc đánh dấu một bước chuyển mới trong cuộc đời của anh. Tháng 9 năm 2007, anh bắt đầu với cương vị mới đó là giảng viên trường Đại học TDTT Tp.HCM.

Cũng chính nơi đây Đình Quý với tình yêu mãnh liệt cho Võ cổ truyền Việt Nam, anh đã viết chương trình, đề cương chi tiết để giảng dạy môn chuyên sâu Võ cổ truyền. Anh là người đi tiên phong dạy chuyên ngành Võ cổ truyền cho sinh viên chính quy trong Trường Đại học TDTT. Kể từ đó, ngôi trường này đã sản sinh ra nhiều thế hệ giáo viên, huấn luyện viên, trọng tài môn Võ cổ truyền xuất sắc.

Đình Quý luôn cho thấy mình là một người cầu tiến, muốn phát triển, muốn hoàn thiện. Ở anh, trong dáng người nhỏ bé là cả một trái tim ấm nóng nhiệt huyết, luôn muốn làm mọi thứ để đưa môn võ của dân tộc đi lên. Không ngừng lại ở công tác giảng dạy, năm 2008, anh quyết định theo học chương trình cao học. Đến năm 2010, Đình Quý bảo vệ thành công chương trình thạc sĩ thể thao tại Đài loan.

Trong quá trình học tập và giảng dạy, anh còn tham gia công tác huấn luyện cho đội tuyển Bà Rịa Vũng Tàu từ năm 2008 đến năm 2014 và huấn luyện đội trẻ Bình Dương từ năm 2015 đến năm 2017.

Võ sư Phạm Đình Quý (giữa), cùng hai HLV Nguyễn Tú và Lê Hiếu Nghĩa của Saigon Kid Warriors. Nguồn: VTC

Đình Quý đã huấn luyện được nhiều thế hệ VĐV thành công từ cấp quốc gia đến cấp quốc tế. Dù ở bất kì cương vị nào, HLV một đội tỉnh, hay cấp độ cao hơn, dù là một VĐV hay một giảng viên, huấn luyện viên, anh luôn muốn có được thành tích cao nhất. Những học trò của anh đã đạt nhiều thành tích, huy chương toàn quốc, huy chương Đông Nam Á, huy chương sinh viên Đông Nam Á, huy chương Châu Á.

Trước khi giã từ sàn thi đấu môn Võ cổ truyền để chuyên tâm làm công tác huấn luyện và giảng dạy. Võ sĩ Phạm Đình Quý còn thi đấu môn Karatedo đạt huy vàng Kumite hạng 50kg giải cúp CLB mạnh TP.HCM và huy chương vàng Kata đồng đội SV TP.HCM. Chưa dừng lại ở đó, anh còn lấn sang cả môn Pencak silat khi thi đấu ở các giải vô địch tỉnh và vô địch toàn thành (tại một giải đấu Pencaksilat mở rộng anh đã từng chạm trán với Võ sĩ lừng danh Hà Huy Tường từ trận đấu này đã cho anh nhiều kinh nghiệm và hiểu hơn về môn Võ này), và anh cũng tham gia nhiều giải khu vực. Bộ sưu tập thành tích của võ sĩ Phạm Đình Quý có trên 30 HCV ở các môn ở các giải thi đấu nói trên.

Năm 2015 tại Bắc Kinh – Trung Quốc, Phạm Đình Quý đánh dấu một cột mốc mới trên hành trình hoàn thiện của mình khi bảo vệ thành công chương trình học Tiến sĩ Thể thao. Từ đó, ai cũng quen gọi anh là Tiến sĩ Phạm Đình Quý. Một con nhà võ nhưng có dòng máu văn. Chẳng những là võ sĩ, HLV, Phạm Đình Quý còn là giảng viên, tiến sĩ. Tất cả có được là nhờ sự khao khát không ngừng nghỉ trong một con người văn võ song toàn. Anh mang danh dự về cho Dòng tộc, Môn phái và Gia đình.

Đến nay Tiến sĩ võ sư Phạm Đình Quý đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, trường Đại học Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 4 năm 2019 Tiến sĩ võ sư Phạm Đình Quý chuyển sang công tác tại trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Khoa học thể thao. Dù ở đâu, cương vị nào, có một điều bất diệt trong người anh là tình yêu dành cho võ thuật. Anh đã tham gia giảng dạy và huấn luyện đội Võ cổ truyền và Muay của trường Tôn Đức Thắng – một ngôi trường có phong trào thể thao hàng đầu. Đội tuyển Võ cổ truyền Đại học Tôn Đức Thắng đã đạt được nhiều thành tích tại các giải Võ cổ truyền mở rộng và giải quốc tế.

Ngoài vấn đề chuyên môn, Tiến sĩ, võ sư Phạm Đình Quý là người dễ gần, giản dị, dễ mến. Anh luôn tỏ ra thân thiện, gần gũi với tất cả mọi người. Chính những điều này càng khiến anh nhận được tình cảm quý mến từ rất nhiều người.

Văn ôn, võ luyện, khát khao, nhiệt huyết chưa bao giờ tắt, chính Tiến sĩ võ sư Phạm Đình Quý đã truyền lửa cho nhiều thế hệ sau này. Anh cũng là một người con tuyệt vời của Dòng Họ Phạm vùng đất xứ Quảng. Và cũng là truyền nhân đời thứ 8 của chánh lãnh binh PHẠM HẦU – Võ tướng của vương triều TÂY SƠN.

(Theo vothuat.vn)

Chiến thắng rất nhiều đối thủ cực mạnh, võ sư Phạm Đình Quý đã truyền lửa chiến đấu cho rất nhiều sinh viên.

Anh là người dám đứng ra tố cáo ông Bùi Văn Cường – trước đây là Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam, hiện đang là Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk.

Và công an Đăk Lăk đã về tận TPHCM để đưa anh về nơi ông Cường đang làm lãnh đạo.

Hiện gia đình anh Quý đã làm đơn kêu cứu gửi khắp nơi.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Trong sách Ly Lâu Thượng,
    Mạnh Tử đã luận bàn
    Những dấu hiệu cho thấy
    Một chế độ sắp tàn.

    “Trên không có đạo lý,
    Dưới pháp luật bất minh.
    Vua chúa phạm luật nghĩa.
    Quan chức phạm luật hình”.

    Cứ theo đó mà xét,
    Thì Trung Quốc và ta
    Cái kết của chế độ
    Có vẻ cũng không xa. THẦY TBT

  2. Tôi cũng thấy biết ơn diễn viên trong phim “Tôi sinh ra không phải để ngồi tù” , ông để lại một khoảng khắc đẹp trong tuổi thơ tôi. Cái xã hội này không biết ơn diễn viên nầy sao?

  3. Lãnh Chúa,
    Chỉ là bí thư của một tỉnh hẻo lánh nhưng nó dám cho sai nha vào tận Sài Gòn bắt người đem về. Thằng chó này nó cậy ai ở Bọ Chính Trị nhỉ. Thằng chủ lò lú lẫn chuyên bị bọn cấp dưới nó lừa, khi thằng này chết thì phe phái nó bắn nhau xem mới đã.

  4. “Và công an Đăk Lăk đã về tận TPHCM để đưa anh về nơi ông Cường đang làm lãnh đạo”

    – Nhà Quê tôi không hiểu lắm về vấn đề này. Cần nói rõ ông Quý bị bắt hay bị mời làm việc gì đó cho nó rõ. Và việc “về tận TPHCM để đưa anh về nới ông Cường đang lãnh đạo” có hợp pháp hay không?

Leave a Reply to Choi Song Djong Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây