Khi trí thức trở thành gian thương

Chu Mộng Long

24-9-2020

Tôi thú nhận từng cùng hội cùng thuyền với các giáo sư tiến sĩ trong một dự án chục triệu đô do nước ngoài cho vay. Dự án cách đây cũng đã mười mấy năm. Duy nhất một lần thôi và tôi phải thoát nhanh để giữ thiên lương của một nhà giáo.

Ở trong cuộc, tôi mới thấy giới giáo sư tiến sĩ trên thiên đình kia xem lợi nhuận chia chác cao hơn chất lượng chuyên môn. Những gì mình làm ra bằng công sức trở thành món hàng cho họ kinh doanh với lợi nhuận mà Marx còn sống sẽ không biết phải đưa vào công thức nào cho đúng.

Tôi đồng ý với anh Hoàng Hải Vân, lỗi không phải ở chế độ. Anh không nói cụ thể là ai, chỉ hàm ý trách Bộ chủ quản. Còn tôi thì nói thẳng, tư duy của kẻ hám lợi phải bắt đầu từ cái não của chính các giáo sư tiến sĩ tham gia cải cách giáo dục.

Anh so sánh với đinh tặc. Còn tôi nói thẳng, đinh tặc chỉ gây hoạ cho một ít người đi đường rủi ro. Còn giáo tặc thì gây hoạ cho hàng triệu trẻ em và nhiều thế hệ.

Các chiêu trò làm tiền trong giáo dục, tôi đã nói nhiều, không cần nói thêm. Chiêu của đinh tặc rải đinh là mánh vặt, còn chiêu của giáo sư tiến sĩ là cả một chiến lược làm ăn lớn, bất chấp hậu quả là trẻ em trở thành nạn nhân, mặc dù các chiến lược ấy đủ các nhân danh tốt đẹp. Trí thức cao hơn đinh tặc một cái đầu là ở chỗ đấy.

Bài này tôi nhấn vào sự đổ lỗi. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khỏi phải trách lỗi ngành giáo dục nữa, vì trước khi ông phát ngôn, các giáo sư tiến sĩ cải cách đã chạy tội bằng cách lo đổ lỗi trước rồi. Khi mới bắt đầu cải cách, các giáo sư tiến sĩ làm chương trình đã giả định rằng, nếu cải cách lần này thất bại, lỗi là do giáo viên. Nay ầm ĩ chuyện đa dạng hoá nhưng vẫn độc quyền buôn sách, họ đổ thẳng lỗi sang cho phụ huynh, rằng do phụ huynh thiếu hiểu biết, do không chịu bỏ nhiều tiền để con em mình hưởng giáo dục chất lượng cao.

Rõ ràng là đổ lỗi cũng có chiến lược. Vì sách giáo khoa chưa làm xong, họ đã dự trù một kế hoạch đào tạo lại giáo viên để đáp ứng sách giáo khoa mới. Các bạn không thể hình dung nổi một Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục của một trường đại học mà suốt gần 5 năm của một nhiệm kỳ không tổ chức nghiên cứu gì ngoài chạy đôn chạy đáo khắp các sở, phòng, trung tâm, kể cả các đơn vị ngoài hệ thống giáo dục, tức con phe, để chào hàng, mặc cả giá cả trong đào tạo giữ hạng, nâng hạng và bây giờ là chuyển nhanh sang phi vụ đào tạo lại.

Lẽ ra, nếu giáo viên ở phổ thông đang có vấn đề về nhận thức thì trách nhiệm của những nhà cải cách là tập huấn chuyên môn chứ không phải bịa ra đủ các chiêu trò thu tiền đào tạo đủ các loại chứng chỉ. Thậm chí, tôi từng nói thẳng trong một vài hội thảo, rằng, nếu giáo viên phổ thông không đáp ứng được yêu cầu thì đuổi thẳng cổ ra ngoài hệ thống, vì mỗi năm có hàng vạn sinh viên ra trường không có chỗ làm chứ đâu có thiếu người? Mà các loại chứng chỉ từ ngoại ngữ đến giữ hạng, nâng hạng và bây giờ là đào tạo lại đó ra sao? Chỉ là moi tiền giáo viên, còn chất lượng bằng không! Tôi, người trong cuộc khẳng đinh điều đó và chịu trách nhiệm với phát ngôn của mình.

Ở bài trước tôi đã mỉa mai, liệu khi đổ lỗi cho phụ huynh ngu và nghèo, người ta sẽ làm gì để moi tiền từ phụ huynh? Có lẽ không phải đào tạo lại phụ huynh, vì người ta đã tận thu các loại phí, thu tiền sách giá cao, một số nơi thu luôn cả sổ liên lạc điện tử và đã âm mưu thu luôn cả tiền kinh doanh điện thoại di động khi có chủ trương cho phép học sinh dùng điện thoại làm phương tiện học tập.

Không trách chế độ mà trước tiên hãy trách cái não nửa đạo đức nửa con buôn của giáo sư tiến sĩ; nửa này nó nhân danh đủ thứ vì sự phát triển, tiến bộ, vì con em chúng ta, nửa kia tìm cách, hết moi ngân sách đến moi tiền thầy cô giáo và moi đến đáy quần của phụ huynh nghèo.

Một lần trao đổi với thành viên của dự án cải cách, tôi hỏi, vì sao chương trình vẫn quá tải về kiến thức, nhiều môn học gần như đều bị chính trị hoá đến thô bạo như vậy? Vị giáo sư tiến sĩ ấy đổ lỗi ngay cho bên tuyên giáo. Tôi bảo có chuyện đó à? Các anh có trình độ mà người ta bảo sao làm vậy thì khác gì nô tài? Anh ta mới dẫn chuyện lần cải cách sau đổi mới, chủ biên Nguyễn Đăng Mạnh lỡ bỏ Tuyên ngôn độc lập ra ngoài sách ngữ văn vì lý do đó là tác phẩm chính trị, hậu quả là bị tuyên giáo kết tội phản động.

Tôi bật cười và nói thẳng, ông Mạnh bỏ Tuyên ngôn độc lập ra ngoài hệ thống văn chương là cực đoan và sai lè, vì văn chương có tính chính trị nhiều vô kể, như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo… Nhưng tôi nhớ, bộ sách đó sử dụng nhiều năm mới bị phát hiện từ những người ngoài tuyên giáo chứ không phải ban tuyên giáo.

Tôi hình dung, nhiều lắm thì ban tuyên giáo có chỉ đạo về tư tưởng chung chung, họ không thể và không đủ trình độ để thò vào từng trang sách giáo khoa. Khi tôi hỏi ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó Ban tuyên giáo trung ương, ổng thừa nhận điều tôi nói là đúng. Sự thô thiển về chính trị là do cái đầu ươn hèn và lưu manh, vụ lợi và cơ hội của nhóm các giáo sư tiến sĩ làm cải cách.

Một cách có hệ thống từ trên cao xuống dưới hàng thấp nhất là một trường mầm non hay tiểu học đều có tệ nạn làm tiền bằng mọi giá, từ mua bán sách giáo khoa đến sách dạy thêm học thêm, từ các đồ dùng học tập cho đến quần áo, giày dép có in logo trường, từ thu các loại phí bắt buộc cho đến các phí không bắt buộc như xây dựng và bảo hiểm xã hội… Giáo dục đang nghĩ dân chúng là cái mỏ vô tận để đào mà không biết rằng, khi dân kiệt cùng thì giẻ rách cũng không có mà đào.

Giáo dục không làm cho dân giàu nước mạnh mà làm cho dân kiệt quệ, nước suy vi thì là nền giáo dục gì? Một ông Tổng chủ biên chương trình cải cách như ông Nguyễn Minh Thuyết mà dám hưởng ứng bà Nguyễn Hoàng Ánh khi bà này phát ngôn “phụ huynh là lực cản lớn nhất của giáo dục” thì rõ ràng ông đã sai từ gốc, lệch lạc cả tầm lẫn tâm. Ông khen bà “thẳng thắn và sâu sắc”, có lẽ vì ông thấy ở phát ngôn đó bộc lộ một tư cách làm tiền trắng trợn như con buôn không cần nhân danh đạo đức nữa?

Đạo lý tối thiểu của giáo dục là cải thiện đời sống dân nghèo, nâng cao dân trí. Giáo dục mà làm ngược một cách vô đạo thì sao có thể giáo dục con em thành người?

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Khi 2 ”ĐẠI trí thức” đi với VUA NGỌNG VUA NGỊU họ PHÙNG thì rất dễ trở thành gian thương
    Chu Mộng Long
    https://baotiengdan.com/2020/09/24/khi-tri-thuc-tro-thanh-gian-thuong/
    24-9-2020

    BĂFNG CHỨNG là đây lại là hình BÁO TIẾNG DÂN tiếp vận về từ VIỆT NAM mà chẳng NET !!!!

    https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/download-2-324×147.jpg
    BẤM VÀO đường liên kết trên ĐỂ KIỂM CHỨNG

    GS Ngô Bảo Châu bên phải VUA NGỌNG Giải CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN và bên trái VUA NGỊU bác Nguyễn Anh Tuấn chủ tịch 1 THINK TANK Hồ Tư tưởng ở Hồng Phố BOSTON kinh đô Van hóa Nước Mỹ của HARVARD và MIT

    Ngô Bảo Châu thành tay phải VUA NGỌNG + Nguyễn Anh Tuấn thành tay trái VUA NGỌNG ngẩn mặt lên Giời như đười ươi ! Phụ họa với HỆ THỐNG Gian thương giáo dục Vịt cộng


    Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán sau 2 năm thành lập: Bước đầu tạm ổn
    25/01/2013

    http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Vien-Nghien-cuu-cao-cap-ve-Toan-sau-2-nam-thanh-lap-Buoc-dau-tam-on-305090/

    Hai năm trước dư luận từng xôn xao khi Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (sau đây gọi tắt là Viện) do Giáo sư Ngô Bảo Châu làm Giám đốc khoa học nhận được số kinh phí “khủng” để hoạt động là 651 tỉ đồng. Tiếp đó, Viện lại nhận được biệt thự trị giá 3 triệu USD Mỹ (tương đương với khoảng 60 tỉ đồng) của “Chúa đảo” Tuần Châu Đào Hồng Tuyển tặng để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của Viện. Vậy sau những ưu đãi đó, chúng ta đang có những gì?


    Giáo sư Ngô Bảo Châu – Giám đốc Khoa học của Viện.

    Về khoản kinh phí “khủng”: 651 tỉ = 37,5 TRIỆU ĐÔ N..A !!!

    Giáo sư – TSKH Lê Tuấn Hoa, Giám đốc điều hành là một trong số những người đặt những viên gạch đầu tiên cho sự ra đời và phát triển của Viện. Ông cho chúng tôi biết, số kinh phí khủng 651 tỉ là dành cho toàn bộ Chương trình toán học trong 10 năm (từ năm 2010-2020). Trong số này, dự kiến dành cho Viện Nghiên cứu cao cấp về toán là khoảng 50%. Tuy nhiên số tiền 651 tỉ đồng có được cấp hết hay không, hay như Viện có nhận được 50% số kinh phí này hay không còn phụ thuộc vào quá trình triển khai.

    10 năm ngân sách ‘ngoạm’ 37,5 triệu đô la TIỀN THUẾ DÂN để sản xuất chwua đến 10 BÁO CÁO TOÁN HỌC trình độ QUỐC TẾ quả thật quá đắt
    Nên đầu tư vào GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT đào tạo tài năng tháo vát vào Công kỹ nghệ vào sản xuất HƠN LÀ vào nghiên cứu Lý thuyết CẤP THẤP phí phạm tiền THUẾ DÂN !!!


    Chuyện nhóm BTS đóng góp 4,5 tỷ USD cho Hàn Quốc và giấc mơ tiến ra thế giới của Sơn Tùng M-TP
    08-09-2020

    https://cafef.vn/chuyen-nhom-bts-dong-gop-45-ty-usd-cho-han-quoc-va-giac-mo-tien-ra-the-gioi-cua-son-tung-m-tp-20200908093545718.chn

    Theo CNN,

    BTS – nhóm nhạc nam có số lượng fan lớn nhất thế giới hiện nay, đã đóng góp giá trị hơn 4,5 USD tỷ cho nền kinh tế Hàn Quốc, 0,3% tổng GDP.

    Lãi âm trên 300%, Nhà máy Gang thép Lào Cai đứng trước nguy cơ “tắt lò”

    Được nhiều người coi là “mặt hàng” xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc, K-Pop không chỉ là một trong những hiện tượng âm nhạc phát triển nhanh nhất thế giới mà còn là một trong những ngành công nghiệp sinh lợi cao nhất

    (Theo CNN, BTS, nhóm nhạc nam có số lượng fan đông đảo hàng đầu thế giới, đã đóng góp giá trị hơn 4,5 USD tỷ cho nền kinh tế Hàn Quốc, 0,3% tổng GDP).


    NHÌN XEM băng nhóm ca sĩ NAM HÀN sản sinh GIÁ TRỊ đóng góp 4,5 tỷ USD cho Hàn Quốc MÀ BUỒN cho cái VIỆN TOÁN HỌC trong khi Tiến sĩ kỹ sư CHƯA LÀM NỔI con ốc vít NÓI CHI các VI MẠCH ĐIỆN TỬ CHIP CHIP !!!!

    Chuyện nhóm BTS đóng góp 4,5 tỷ USD cho Hàn Quốc và giấc mơ tiến ra thế giới của Sơn Tùng M-TP
    08-09-2020

    https://cafef.vn/chuyen-nhom-bts-dong-gop-45-ty-usd-cho-han-quoc-va-giac-mo-tien-ra-the-gioi-cua-son-tung-m-tp-20200908093545718.chn

    Theo CNN,

    BTS – nhóm nhạc nam có số lượng fan lớn nhất thế giới hiện nay, đã đóng góp giá trị hơn 4,5 USD tỷ cho nền kinh tế Hàn Quốc, 0,3% tổng GDP.

    Được nhiều người coi là “mặt hàng” xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc, K-Pop không chỉ là một trong những hiện tượng âm nhạc phát triển nhanh nhất thế giới mà còn là một trong những ngành công nghiệp sinh lợi cao nhất

    (Theo CNN, BTS, nhóm nhạc nam có số lượng fan đông đảo hàng đầu thế giới, đã đóng góp giá trị hơn 4,5 USD tỷ cho nền kinh tế Hàn Quốc, 0,3% tổng GDP).


    HỆ THỐNG Gian thương giáo dục Vịt cộng đứng đầu là VUA NGỌNG + VUA NGỊU Thượng thơ BỘ SINH DỤC Phùng Ngọc Nhạ + Phó Tể tướng Vũ Đức Đam CHỈ ĐÀO TẠO ĐƯỢC các chuyên gi..ơ như Mụ mệ Phạm Thị Thanh Ngọc, sinh năm 1987, quê quán tỉnh Nghệ An
    và một số công nhân đang phân loại, rửa, gia công tái chế bao cao su đã qua sử dụng, không bao bì, không ghi nhãn, không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng.

    Thế giới ‘phát sốt’ vì vụ 320.000 bao cao su ‘tái chế’ ở Việt Nam
    25 tháng 9 2020
    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54294202

    Truyền thông và khán giả nước ngoài đang rất quan tâm một câu chuyện ở tỉnh Bình Dương, nơi cho hay đã đã bắt quả tang và thu giữ khoảng 324.000 bao cao su đã qua sử dụng đã tái chế và sắp tái chế.

    Trong khi cả cộng đồng gần 5.000.000 người Việt hải ngoại CÓ THỂ XÂY DỰNG Đại học trực tuyến Số hóa MIỄN PHÍ

    (TÔI NHẮC LẠI NHIỀU LẦN miễn phí miễn phí !!!!)

    Phan Châu Trinh cho HÀNG CHỤC TRIỆU HỌC SINH SINH VIÊN xuất thân từ NHÀ NGHÈO DÂN OAN MẤT ĐẤT RUỘNG VƯỜN nhưng cực kỳ HIẾU HỌC !!! (bỏ qua bọn con nhà giàu như con của cựu CT Hà Nội Nguyễn Đức CHUNG CON đi du học MỸ đã có mang theo 150.000.000 đô n..a hay là con của thằng Nguyễn Xuân Fuc*k đầu Niểng sống như hoàng tử DẦU HOẢ Ả RẬP bên Mỹ

    ĐÓ LÀ LỖI CỦA TẤT CẢ CHÚNG TA chỉ cần 50 NGƯỜI có nhiệt tình trong số gần 5.000.000 người Việt hải ngoại CÓ THỂ XÂY DỰNG Đại học trực tuyến Số hóa MIỄN PHÍ Phan Châu Trinh cho HÀNG CHỤC TRIỆU HỌC SINH SINH VIÊN xuất thân từ NHÀ NGHÈO DÂN OAN MẤT ĐẤT RUỘNG VƯỜN nhưng cực kỳ HIẾU HỌC !!!

  2. Thầy Long viết bài nào về ngành giáo dục cũng rất sâu sắc và chính xác. Tiếc thay…những cái đầu mang danh GSTS.. đã bị những đồng tiền chiếm chỗ mất rồi nên sinh ra vậy.. Mặc kệ con em chúng ta có học tập để nâng cao trí thức và cải thiện dân nghèo hay ko ?. Bác Hồ đã từng nói :” ..vì tương lai 10 năm trồng cây. Vì tương lai 100 năm trồng người “. Giáo dục như bây giờ trồng được cái gì ?

  3. Không nên tầm thường hóa hai chữ trí thức khi “phong thánh” những khoa bảng
    của chế độ CS.như thế này,bởi vì họ chưa xứng đáng một chút nào !

  4. Chu Mộng Long đúng, chế độ này hổng có chiện gì hớt chơn hớt chọi . Ban tiên záo hổng phải chế độ, quyết định chính trị hóa hàng loạt môn học cũng hổng phải chế độ . Chế độ nào cũng làm thía, hổng cứ zì chế độ yêu quý của Chu Mọng Lông . Bộ giáo dục cũng hổng phải chế độ lun, con người do hệ thống đào tạo chứ hổng phải chế độ sắp đặt hệ thống, lộn, đào tạo … Nói chung hổng có gì dính dáng tới chế độ cả . Có điều mấy chiện này nghe nói chỉ ở xứ mềnh mới xảy ra . Nhưng nhớ, hổng phải do chế độ yêu quý của Chu Mọng Lông à nha .

    Thía mà mỗi lần nói bác Chu Mộng Long yêu Đảng thì hắn gào lên “Em chã”

    Mánh mung cha chiền con nối, hổng trường nào dạy nổi hết . “Tôi thú nhận từng cùng hội cùng thuyền với các giáo sư tiến sĩ trong một dự án chục triệu đô do nước ngoài cho vay”. Trường nào dạy nổi . Chỉ có sau này GO có mún thì bố nó chỉ bảo còn tốt gấp trăm lần trường .

Leave a Reply to Khách Quan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây